Thế Kỷ Thứ Tư : Ðế Quốc Kitô Giáo và Khủng Hoảng Arian
2. Jean Calvin (1509-64)
học thần học và luật ở Balê khi còn trẻ, bỗng dưng ông chuyển hướng sang các quy tắc của phong trào Cải Cách được Luther khởi xướng. Sau đó, Calvin định cư ở Geneva, Thụy Sĩ, là nơi ông chủ trương sự tổng hợp thẩm quyền giữa nhà nước và Giáo Hội, mà địa vị hàng đầu được trao cho Giáo Hội. Trong thuyết chính trị thần quyền này, Calvin gò ép ra một lối sống Kitô Hữu nghiêm nhặt và khắc khổ tương tự như các đan viện thời trung cổ. John Knox (1513-72) ở Tô Cách Lan, sau khi đến Geneva, gọi đời sống đó là "trường phái học hỏi về Ðức Kitô tuyệt hảo nhất trên mặt đất kể từ thời các tông đồ," và ông đã đưa chủ thuyết Calvin về Tô Cách Lan để trở thành Giáo Hội Presbyterian.
82
Văn bút vĩ đại của Calvin là cuốn Các Tổ Chức Kitô Giáo, nền tảng
thần học của truyền thống Cải Cách. Calvin tẩy chay mọi tín điều khơng rõ ràng ghi trong Phúc Âm và chỉ tập trung đức tin vào Lời Chúa mà thôi. Giáo đường của ông màu trắng và thật trống trải. Khơng có bàn thờ, tượng ảnh, đàn organ, hay kính mầu. Mọi vết tích Cơng Giáo đều bị xố sạch, ngoại trừ Phúc Âm. Lý thuyết của Calvin được tranh luận sôi nổi nhất là Thuyết Tiền Ðịnh, ông cho rằng ngay từ ban đầu Thiên Chúa đã tiền định cho những ai được cứu rỗi và những ai bị luận phạt, do đó, cơng trạng con người khơng có giá trị gì. Vì được tiền định, những người được chọn chắc chắn sẽ sinh kết quả tốt đẹp qua sự chính trực và đời sống tốt lành của họ.
Giấc mơ hốn cải tồn thể nước Pháp của Calvin phần nào được thể hiện với sự bành trướng của phái Huguenot trong thế kỷ mười bảy.