.Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

Ngồi hiệu quả kinh tế thì hiệu quả về mặt xã hội của hình thức sản xuất nơng nghiệp cũng khơng kém phần quan trọng. Nó là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một xã hội. Hình thức sản xuất lúa tái sinh sau 10 năm được áp dụng trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã đưa lại những hiệu quả về mặt xã hội, có hiệu quả mạng tính tích cực nhưng cũng có hiệu quả mạng tính tiêu cực. Ý kiến của người dân về các mặt tích cực và tiêu cực được trình bày ở bảng 21:

Bảng 21: Hiệu quả xã hội của hình thức sản xuất lúa tái sinh

STT Hiệu quả tích cực Hiệu quả tiêu cực

1 Thời gian rỗi vụ dài, người dân tham gia nhiều hoạt động sản xuất khác.

Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp giảm.

2 Thu nhập người nông dân tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Sản lượng lương thực của toàn xã hội giảm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

3 Đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao

Không áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

4 Số lượng người dân tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội tăng lên. Mức độ tham gia thường xuyên hơn. 5 Không tác động xấu đến sức khỏe

của người nông dân và xã hội do không sử dụng thuốc BVTV.

(Nguồn: Thảo luận nhóm nơng dân 2011)

Về mặt tích cực:

Như đã tìm hiểu, sản xuất lúa tái sinh là một hình thức là một hình thức sản xuất vụ Hè Thu mới thay vì sản xuất vụ Hè Thu như trước đây. Thời gian sản xuất lúa tái sinh ngắn 45-50 ngày, chỉ bằng 1/2 sản xuất vụ Hè Thu. Vì vậy nên thời gian rỗi vụ rất dài khoảng 6 tháng. Trong thời gian này người

hộ xã An Thủy có các hoạt động sản xuất khác ngồi sản xuất lúa, trong đó hoạt động đi làm ăn xã chiếm ưu thế ( khoảng 40% ) số hộ tham gia mà chủ yếu là thanh niên. Ngoài ra, người dân còn phát triển các nghề phụ khác như trồng trọt thêm trong vườn, chăn nuôi, dịch vụ nhỏ, làm thợ xây.

Bên cạnh đó, sản xuất lúa tái sinh tốn rất ít thời gian và cơng sức, người dân chỉ cần bón phân cho lúa 1-2 lần, sau đó một thời gian họ chỉ cần thu hoạch và phơi; trong lúc đó, sản xuất vụ Hè Thu tốn nhiều thời gian và có nhiều khâu yêu cầu cần sức lực như gieo, nhiều khâu lại cần sự tỷ mỉ cần cù như dặm, làm cỏ.

Ngoài ra, với thời gian sản xuất rút ngắn, lúa tái sinh sẽ ít bị rủi ro hơn. Lý do là nó tránh được những tác động của hiện tượng thời tiết bất lợi trong điều kiện biên đổi khí hậu như hiện nay như: hạn hán, lũ lụt.

Sản xuất lúa tái sinh đem lại thu nhập cao hơn cho người nơng dân, từ đó đời sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao. Con em của các gia đình thuần nơng trong độ tuổi đến trường được đi học đạt 99%, số con em học các trường trung học, đại học và cao đẳng trong cả nước tăng lên rõ rệt theo hằng năm. Người dân cũng ngày càng quan tâm hơn đến đời sống văn hóa, tinh thần: Trên địa bàn xã đã có 100% hộ sử dụng điện của hợp tác xã điện An Thủy, 99,5% hộ có tivi, 78% hộ có sử dụng điện thoại để liên lạc, 63% hộ được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã giảm rõ rệt qua từng năm: năm 2008 là 12,8%, đến năm 2009 là 10,5% và đến 30/6/2010 là 7,5% với 183 hộ.

Trích dẫn 1: Bà Đặng Thị Cầm, nơng dân xã An Thủy nói:

“ Từ khi làm lúa tái sinh, đời sống gia đình tơi được cải thiện đáng kể. Trong vài năm trở lại đây, gia đình tơi đã có điều kiện nâng cấp nhà, sắm sửa đầy đủ các vật dụng trong nhà. Sản xuất lúa tái sinh nhẹ nhàng, tốn ít cơng nên con cái n tâm học hành, không phải phụ giúp ba mẹ sản xuất như trước đây làm Hè Thu.”

Thời gian rãnh rỗi sau vụ tái sinh, người nơng dân có cơ hội tham gia các tổ chức, đồn thể và các cơng tác xã hội. Số thành viên của các tổ chức xã hội ngày càng tăng lên và mức độ tham gia của các thành viên thường xuyên hơn, đặc biệt hội phụ nữ có số thành viên xã tăng lên rõ rệt và có nhiều hoạt động phong phú hơn giúp phụ nữ mở mang hiểu biết. Đến nay đã có gần 80% số chị em tham gia hội phụ nữ.

Bên cạnh đó sản xuất lúa tái sinh rất ít sử dụng thuốc BVTV, từ trước đến nay người dân xã An Thủy chưa khi nào phun thuốc BVTV ở vụ tái sinh nên giảm bớt phần nào sự tổn hại đến sức khỏe của người nơng dân. Thêm vào đó, chất lượng gạo của lúa tái sinh tốt hơn, an toàn cho sức khỏe hơn.

Về mặt tiêu cực:

Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ cấp xã và cấp huyện cho thấy rằng: Quá trình sản xuất lúa tái sinh trải qua ít cơng đoạn, bỏ qua nhiều khâu dịch vụ quan trọng như trong sản xuất vụ Hè Thu: dịch vụ giống, dịch vụ làm đất, dịch vụ vật tư nông nghiệp thuốc BVTV. Dịch vụ cung ứng phân bón cũng giảm bớt. Kéo theo đó là các hình thức làm th phục vụ sản xuất lúa cũng giảm, đến vụ Hè Thu người dân phải đến các xã khác làm thuê.

Xét trên phương diện sự phát triển chung của tồn xã hội, sản xuất lúa tái sinh khơng bằng sản xuất vụ Hè Thu. Bằng chứng là sản xuất lúa tái sinh kéo theo hàng loạt các dịch vụ nông nghiệp giảm: Cơ cấu của dịch vụ nơng nghiệp trong tồn huyện Lệ Thủy năm 2009 chỉ đạt 1,05 %, giảm so với 1,10% vào năm 2008 và có xu hướng giảm do số địa phương sản xuất lúa tái sinh càng tăng. Thu nhập của bản thân người nông dân tăng nhưng thu nhập của toàn xã hội giảm.

Ngoài ra, sản xuất lúa tái sinh làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của xã nói riêng và của huyện, tỉnh nói chung. Sản lượng lúa ngày càng giảm

Trích dẫn 2: Chủ tịch hội phụ nữ xã An Thủy cho biết:

“ Chị em trong xã tham gia hội tích cực hơn nhiều, nhiều hoạt động được tổ chức có hệu quả như văn nghệ chào mừng 20/10 và 8/3, tổ chức thăm hỏi người đau ốm, đứng ra hịa giải mâu thuẫn gia đình...”.

do sản xuất lúa tái sinh ngày càng rộng rãi hơn, năng suất lúa tái sinh lại thấp hơn năng suất vụ Hè Thu 10-12 tạ/ha. Bên cạnh đó, sản xuất lúa tái sinh trên diện rộng sẽ gây ảnh hưởng đến vụ Hè Thu ở các vùng lân cận. Lý do là vụ lúa tái sinh kết thúc sớm hơn Hè Thu khoảng 45 ngày nên đến tháng 8, 9 chuột tập trung phá hoại lúa Hè Thu gây mất mùa.

Một tác động tiêu cực của sản xuất lúa tái sinh không kém phần quan trọng đó là khơng áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như thâm canh, đưa giống mới như trong vụ Hè Thu và không cơ giới hóa khâu gặt lúa trong vụ Đơng Xuân.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w