4. Huyền thoại Xa Tiền Thảo
5. Huyền thoại Kim Ngân Hoa
Truyện kể rằng ngày xưa, rất xưa ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nơng phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất
thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hồi thai.
Khơng biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lịng thành nên sung sướng vơ cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm khơng hề có bệnh tật gì.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cơ về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nơng phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hơm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, tồn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khơ bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Vợ chồng nơng phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng khơng bớt, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm khơng rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng khơng thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn khơng vâng lời, ở lại săn sóc chị và nhắc chị lời thề “Sống cùng giường, chết cùng mồ”, mà hai chị em đã hứa với nhau.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đơi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa.
Dược thảo Kim Ngân Hoa
Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đơng vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng .
Theo Trung y, Kim Ngân vị ngọt, tính hàn, khơng độc, đi vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ.
Dùng chữa bệnh ngày từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc , cao thuốc hoặc ngâm rượu .
Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc .
Cháo trắng nấu riêng . Kim Ngân Hoa nấu riêng . Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích . Những người Tỳ Vị hư hàn, khơng có nhiệt độc khơng nên dùng.
Cho đến bây giờ, không biết đã qua bao nhiêu trăm năm, vào khoảng tháng 5, tháng 6 lúc Kim Ngân Hoa hàm tiếu, thơm ngát cả một vùng trời, những bà mẹ quê lại kể huyền thoại Kim Ngân Hoa cho các con nghe, để học tính chất một dược thảo và cũng để nhắc nhỡ các con là tình chị em sâu đậm đến chết khơng phai.
Huyền Thoại
chuyển ngữ
Cẩu kỷ có rất nhiều tên, và cũng có nhiều huyền thoại rất huyễn hoặc. Một trong những huyền thoại kể rằng: Ngày xưa, rất xưa có một vị quan được Triều đình cử đi cơng cán điều tra tình hình dân chúng, xem “trăm họ” có được an vui hạnh phúc khơng.
Vị quan lãnh mạng đi kháp các thơn xóm thăm viếng dân tình đến năm năm cơng tác mới hồn tất.
Trên đường về, một hơm ơng và đồn tùy tùng đến thành phố Thanh Đảo, một thị trấn gần vùng Tây Hà, nước Lỗ. Đồn người ngựa đang đi bỗng nhiên ơng thấy hai người đàn bà đang chạy đuổi nhau trên đường. Người chạy trước là một bà cụ già tóc bạc trắng, mồm móm như đã rụng gần hết răng. Vì chạy nhanh tóc bà xỏa tung xuống lưng cịng gập, dáng điệu mệt mõi, bước chân xiêu vẹo như gần kiệt lực, trơng có vẻ cố gắng lắm mới khỏi té nhào. Chạy theo bà cụ là một cô gái độ 15, 16 tuổi. Cô bé mặt mày xinh đẹp hồng hào. Cô chạy nhanh nhẹn, tay cầm cây gậy, mồm qt mắng những gì khơng ai nghe rõ. Bà cụ thấy bị đuổi gần kịp, cất tiếng năn nỉ xin tha thứ rất thảm thiết.
Vị quan mang sứ mệnh dị xét dân tình, đâu đâu cũng thấy bình yên, an lạc. Hôm ấy ông đang vui bỗng nhiên thấy cảnh chướng tai gai mắt như
thế, không thể nào nén giận được bèn nhảy xuống ngựa đến trước mặt cô gái trẻ quát hỏi:
- Ngươi là con cái nhà ai? Tại sao lại dám bất hiếu với bậc trưởng thượng? Bà cụ kia phạm lỗi gì mà ngươi nỡ đuổi đánh tàn nhẫn như thế?
Cô gái thấy vị quan nổi giận đùng đùng, lại thấy theo sau ơng có vơ số lính hầu thì biết ngay ơng là người của triều đình, đang muốn bắt cơ đóng nọc đánh địn trị tội bất hiếu theo thủ tục. Cơ gái không hề sợ hãi gân cổ trả lời:
- Con bé kia là cháu tằng tôn của tơi. Tơi đánh cháu của con trai tơi, có gì trái phép khơng?
Vị quan nghe trả lời như thế cho là cơ gái có ý hỗn láo xấc xược với mình, giận đến nổi râu tóc dựng ngược, quát hỏi:
- Con bé này coi bộ khinh ta ngu ngốc hay sao mà ăn nói vơ lễ! Bà cụ kia già nua như thế, sao lại có thể là cháu tằng tơn của một con bé trẻ như mi. Bộ mi coi quan chức của triều đình dễ bỡn cợt lắm sao?
Nói xong vị quan chưa hết giận rút kiếm đeo bên lưng ra. Cô gái trẻ thấy thế vẫn không tỏ vẻ hốt hoảng lo sợ. Cơ thong thả nói:
- Nhà ta trồng hàng mẫu thuốc quí. Ta đã dùng nhiều năm và đúng cách, nên mới trẻ mãi như thế này. Ai khơng tin mặc xác! Nếu khơng dùng vị thuốc q ấy thì ta cũng tóc bạc da mồi, mồm móm răng rụng, mắt mờ, tai lãng như ai vậy.
Ta sẽ dạy cho ngươi vị thuốc q nhưng nếu ngươi khơng tin dùng thì mai đây ngươi cũng sẽ già nua lụm khụm giống như con bé cháu tằng tôn của ta kia kìa!
Vị quan già nghe xong bớt giận dữ, nhưng cũng vẫn còn nghi ngờ hỏi lại giọng ơn hịa hơn.
- Coi cô bé chỉ độ 15, 16 tuổi, làm sao lại có thể làm bà Tằng Tổ Mẫu của người ta được!.
Cô bé cười hớn hở trả lời, lễ phép hơn:
- Tuổi của ta không cần ai biết. Tứ đại, ngũ đại đồng đường là chuyện thường. Thực ra nhà có vị thuốc q gia truyền cũng chẳng nên giữ bí mật. Cẩu Kỷ Tử đó mà! Ơng nghe ta dạy gắng ăn được hai trăm ngày, thân thể
sẽ rắn chắc, da cũng tươi nhuận. Ăn tiếp thêm một năm sẽ khỏe mạnh, thịt chắc gân mạnh, mắt sáng, ăn hồi khỏe lâu.
Vị quan vẫn cịn nghi ngờ, nhưng cũng hỏi thêm cách dùng như thế nào để hữu hiệu và trẻ đẹp như bà Tằng Tổ Mẫu!
Cô gái ân cần trả lời:
- Tháng giêng đào rễ, tháng hai sắc nước uống. - Tháng ba cắt cành, tháng tư sắc uống.
- Tháng năm hái lá phơi, tháng sáu nấu nước uống thay trà. - Tháng bảy hái hoa phơi trong mát, tháng tám nấu nước uống. - Tháng chín hái quả phơi, tháng mười ăn quả.
Thế là tất cả cây Cẩu Kỷ từ hoa, quả, lá, cành, gốc rể đều dùng được. Sắc, nấu, pha, ngâm, tùy loại, tùy mùa, tùy thời tiết, tùy tạng người, tùy trường hợp hoàn cảnh mà xử dụng.
Vị quan già nghe thế ghi nhớ rõ. Ơng làm theo lời cơ gái “Tằng Tổ Mẫu” dạy bảo, thấy người khỏe mạnh hơn nhiều, khỏi phải về hưu sớm. Ông cũng mách bảo cho nhiều người biết cách dùng nên từ đấy, Huyền thoại cũng như danh tiếng của Cẩu Kỷ được lan truyền khắp nơi.
Huyền thoại chung quanh dược thảo Cẩu Kỷ cũng ghi chép nhiều truyện khác.
Ngày xưa có một cây Cẩu Kỷ mọc bên cạnh một giếng nước sau ngôi chùa cổ tên là Khai Nguyên Tự. Cây già khơng biết đến mấy trăm năm vì khơng ai biết cây đã được trồng từ đời vua nào.
Cây này nhờ sống bên cạnh giếng gần mạch nước nên không bị chết trong những vụ hạn hán mùa khơ. Cịn cái giếng cổ cũng nhờ ảnh hưởng của cây Cẩu Kỷ nên nước biến thành dược thủy. Vì thế ai cũng gọi giếng này là Cao Kỷ Tỉnh. Người trong làng mỗi ngày đều đến giếng lấy nước uống nên người nào cũng mạnh khỏe, sống lâu, và cũng vì thế nên Cẩu Kỷ cũng được gọi là Cao Kỷ.
Căn cứ theo truyền thuyết thì một nơi khác tại Nam Công Thôn, huyện Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đơng vì trồng rất nhiều Cẩu Kỷ, nên dân trong
rằng vì thức ăn uống ngũ cốc và nước sơng giếng đều hấp thụ thổ khí và thủy khí đầy tư nhuận của Cẩu Kỷ nên đất nước đều trong lành. Trong dân gian cũng truyền tụng một bài thơ Cẩu Kỷ có ý nghĩa:.
“Chùa có cây Cẩu Kỷ sống bên giếng lạnh. Nước giếng tinh khiết là dược thủy.
Lá Cẩu Kỷ xanh tươi, rủ bên bờ giếng đá. Trái Cẩu Kỷ đỏ thắm, tươi mát như mái ngói. Cành Cẩu Kỷ giống gậy tiên.
Gốc già uốn cong hình Thụy Khuyển. Phẩm chất Cẩu Kỷ như Cam Lộ.
Uống một ngụm cũng được sống lâu thêm”.
Nguyên văn bài thơ cổ:.
“Tăng phòng dược thụ hàn y tỉnh. Tỉnh hữu thanh tuyền dược hữu linh. Thúy đại diệp sinh lung thạch trứu. Ân hồng tử thục chiếu đồng binh . Chi phiền bản thị tiên nhân trượng. Căn lão năng thành Thụy Khuyển hình. Thượng phẩm cơng vi cam lộ vị.
Hồn tri thất thược khả duyên linh”. Một vị Nho Y đã dịch ra quốc âm:.
“Cửa thiền hái thuốc có hay khơng. Giếng nước bên cây Kỷ Tử hồng. Ngành vút gậy tiên như giống giả. Gốc già hóa chó khéo hình dung. Xanh rờn lá rậm quanh thành giếng. Đỏ ối hoa tươi dưới bóng đồng. Một chén thuốc tiên thêm tuổi thọ. Nhớ ơn người trước biết bao cơng”.
Điển tích “gốc già hóa chó” là do truyền thuyết nói rằng ngày xưa có mấy vị nho Y một hơm rủ nhau vào núi tìm thuốc. Họ thấy bên cạnh khe suối có một bụi cây gai góc rậm rạp, trên cành nặng chĩu hoa tím, quả đỏ rất xinh đẹp. Đang mãi ngắm bỗng thấy một con chó lớn đuổi hai con chó nhỏ, đùa giỡn chạy nhảy tung tăng rất thích thú. Trơng thấy người, cả ba con chó đều nhảy xơng vào bụi cây to rậm ấy và biến đâu mất không chạy ra nữa.
Các vị Nho Y lấy làm lạ vì biết bụi cây rậm ấy là cây Cẩu Kỷ già đến hàng trăm năm mới cao lớn như thế. Họ đào gốc cây thấy rể cây to chằng chịt giăng rộng, trong đám rể lớn có một số giống hình chó lớn, chó con, y hệt như ba con chó vừa chạy đuổi chơi đùa với nhau.
Biết rể cây này đã quá già nên biến thành Thụy Khuyển linh dược, bọn họ đào lên đem về chia nhau nấu nước uống, và từ đấy,cũng theo truyền thuyết, họ thấy thân thể nhẹ nhàng, khoan khối khơng cịn bệnh tật nên cuộc sống vô cùng hạnh phúc.
DƯỢC THẢO CẨU KỶ (Lycium Sinense Mill)
Mặc dầu Cẩu Kỷ là một vị thuốc bổ nhưng trong dân gian vẫn thường dùng trong bữa ăn. Lá nấu canh, hoa pha trà, quả ngâm rượu.
Cây Cẩu Kỷ sau khi lớn, cành mọc ra tua tủa giống như cây gậy nên cũng có tên là Tiên Nhân Trượng. Truyền thuyết cũng nói rằng, ngày xưa các đạo sĩ nghiên cứu chế thuốc trường sinh, Cẩu Kỷ vẫn là vị chính, nhưng được giữ bí mật để dùng riêng cho mình.
Ngồi ra Cẩu Kỷ cũng là một vị thuốc có rất nhiều tên trong dân gian cũng như trong các sách dược thảo.
Cây cao độ hơn hai thước. Trồng bằng cách cắt cành hay gieo hạt. Mùa hoa từ tháng sáu đến tháng chín Mùa quả từ tháng bảy đến tháng mười. Kỷ Tử là quả chín sấy khơ.
Cây trồng sau ba năm có thể thu hoạch, thời kỳ cao nhất vào năm thứ mười. Cây thường sống có thể đến hơn 30 năm. Cẩu Kỷ mọc khắp vùng Đơng Nam Á, thích nhiệt đới ấm áp. Cây mọc hoang ở những nơi gần bờ sông, khe suối. Các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây, Vân Nam ở Trung Hoa và các nước Nhật Bản, Đại Hàn đều có trồng đại quy mơ để làm thuốc.
Theo tài liệu cổ, Cẩu Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình, khơng độc, đi vào ba Kinh Phế, Can và Thận. Tất cả các bộ phận rể, cành lá, quả đều dùng được.
Tác dụng bổ gan thận, nhuận phổi, mạnh gân cốt, dùng chữa chân tay yếu, mỏi, mắt mờ, dạ dày yếu.
nhiệt. Dùng chữa ho ra máu, phiền nhiệt, tiêu khát, lao nhiệt ra mồ hôi, nhức xương. Người tỳ vị hư hàn không dùng được..
Ngày nay Cẩu Kỷ được coi là một trong những thứ thuốc bổ quan trọng. Nhất là những thuốc chữa thận tạng thông thường. Xương cốt, đau nhức mõi mệt – Tính dục yếu kém, chóng mặt,mắt kém . . .
Điều quan trọng có thể làm cho người ta bối rối là luận về Cẩu Kỷ, các sách ghi chép nhiều tính chất trái ngược, dễ bị hiểu lầm: Ví dụ Cẩu Kỷ tính bình và hàn, ngọt và đắng vừa bổ âm vừa bổ dương. Chữa cao và thấp huyết áp, và đi lên được, đi xuống cũng được. Cũng như chỉ một cái tên mà mùa xuân gọi là gọi là Thiên Tinh Tử, màu hạ gọi là Cẩu Kỷ Diệp. Mùa thu gọi là Khước Lão, đến mùa đơng lại gọi là Địa Cốt Bì.
Tham khảo các sách nói về Cẩu Kỷ, nếu ghi lại tất cả phải viết riêng một cuốn sách mới đủ, nên chỉ tóm lược một vài ý chính để tìm hiểu những mâu thuẫn:
- Cẩu Kỷ vị hơi cay, khí hơi ấm, mà cũng mát: Đặc tính này làm cho Cẩu Kỷ lên được mà đi xuống cũng được.
- Cẩu Kỷ bổ Dương và Âm: Cẩu Kỷ vị trọng mà thuần túy nên bổ âm, vì cịn có tính cách trong âm cũng có dương nên bổ được khí.