Chụp nhấp nháy (scintigraphie)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận (Trang 30 - 31)

Iodine 131-6β-iodomethylnorcholesterol (NP-59) là chất đánh dấu đối với các tế bào tuyến vỏ thượng thận có chức năng tiết hormone; khi khu vực tăng độ tập trung và hình ảnh quét tương ứng với khối trên CĐHA thì được chẩn đoán là u tuyến vỏ thượng thận; nếu hai hình ảnh trên không tương đồng với nhau thì khối u không phải là u tuyến vỏ mà có thể là di căn thượng thận hoặc u TTT lành tính không tiết hormon như nang, chảy máu.

Chụp nhấp nháy với meta-iodbezyl guanidine iodure (iode 131- MIBG) là một chất tương tự noradrenaline để phát hiện tế bào ưa crôm nhất là trường hợp u ở nhiều nơi phát triển ngoài thượng thận, phương pháp thăm khám này có thể gặp dương tính giả (10%) khi tuyến thượng thận bình thường ngấm thuốc mạnh và âm tính giả khi khối u không tiết hormon và có hoại tử nhiều, chủ yếu là u ác tính (15-30%).

1.5.6. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp thăm khám không xâm phạm và cũng không gây tác hại gì cho người bệnh, dễ áp dụng, có giá trị chẩn đoán nhanh.

Theo y văn thì siêu âm là thăm khám tốt nhất trong phát hiện UTTT, giá trị chẩn đoán từ 93-97%, phát hiện của siêu âm phụ thuộc nhiều vào kích thước khối (>3cm), kinh nghiệm, thể trạng bệnh nhân (béo phì, chướng hơi…). Theo số liệu của Abrams và Coll thì giá trị chẩn đoán là 70% và theo J.Trojan và cs là 93%.

Mặc dù sự có mặt của CLVT và CHT, siêu âm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các khối u không triệu chứng vì nó được sử dụng thường

xuyên hơn như là một xét nghiêm cơ bản trong bệnh lý chung ổ bụng, ngược lại khi có nghi ngờ bệnh lý UTTT thì CLVT là phương pháp có hiệu qủa hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w