loại hình sản xuất hiện đại, tình hình thị trường lao động, những yêu cầu nhân lực thạo nghề của mọi ngành kinh tế, về nội dung và triển vọng phát triển của thị trường nghề nghiệp, những cách và điều kiện tiếp cận chúng, những yêu cầu do
các nghề đòi hỏi đối với con người, những khả năng tăng cường và tự hoàn thiện trình độ nghề nghiệp trong quá trình hoạt động lao động.
- Định hướng nghề: Giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội.
- Tư vấn nghề: Đưa ra những lời khuyên cho con người dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm của hoạt động nghề phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, dựa trên cơ sở các kết quả chẩn đoán tâm lý, tâm sinh lý và y tế.
- Tuyển chọn nghề: Xác định mức độ phù hợp với những đòi hỏi, tiêu chuẩn cụ thể của nghề.
Do điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nên hoạt động dạy nghề cho người lao động nói chung và thanh niên trên địa bàn Phường nói riêng trong thời gian tới cần tiến hành theo những hướng sau:
- Tiếp tục mở rộng mô hình học tập cộng đồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên.
- Việc đào tạo nghề phải gắn bó chặt chẽ với việc đào tạo kỹ thuật, với quá trình lao động sản xuất thực hiện cho được “học” đi đôi với “hành”, gắn kế hoạch đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động, để khi người lao động học xong nghề là có việc làm.
- Tích cực hơn nữa trong công tác liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn Phường, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bời vì trong các doanh nghiệp này người lao động có thu nhập cao hơn hẳn.
Để hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên đạt hiệu quả cao thì cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên. Đoàn phải thực sự trở thành người bạn của thanh niên.
KẾT LUẬN
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề vừa có tính chất kinh tế quan trọng, vừa mang tính xã hội cấp bách. Giải quyết việc làm chính là sự quan tâm đến con người không chỉ với tư cách là một nguồn lực phát triển mà còn mang tính nhân đạo, nhân văn, tính xã hội sâu sắc. Văn kiện Đại hội X của Đảng đã nêu rõ: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cấu bức xúc của nhân dân. Chiếm gần một nửa lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là lao động thanh niên, lực lượng này đã đóng góp không nhỏ cho quá trình đổi mới và cải cách nước ta trong những năm qua. Thanh niên luôn đóng một vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội. Vai trò này đã được khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Và trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thanh niên luôn là lực lượng tiên phong. Với vị trí, vai trò to lớn như vậy, nên việc giải quyết việc làm cho thanh niên trên cơ sở công việc, nghề nghiệp ổn định có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Giải quyết việc làm cho thanh niên là nội dung quan trọng cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là tiền đề xây dựng xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội đặc thù hiện nay của xã thì để giải quyết việc làm cho thanh niên tốt, trước hết Đảng bộ, chính quyền Phường và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên không những phải nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho thanh niên. Mà còn phải áp dụng đồng bộ các giải pháp phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội của địa phương. Quan trọng hơn nữa là mỗi lao động, mỗi thanh niên, gia đình cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc làm, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, chủ động tự tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm tăng thu nhập, phát huy tính năng động sáng tạo của người dân Việt Nam trong sự nghiệp phát triển của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, sửa đổi
bổ sung năm 2001, NXB Chính trị quốc gia, 2008.
2. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
2009.
3. Bộ Luật lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2002, NXB Chính trị quốc gia, 2005.
4. Bộ Lao động – Thương Binh & Xã hội, “Lao động và việc làm trong
thời kỳ hội nhập”, NXB LĐ – XH, 2009.
5. Ban dân vận trung ương, “Đảng cộng sản Việt Nam với công tác vận
động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”,
NXB CTQG, Hà Nội, 2001.
6. Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X”, NXB Sự thật, 2006.
7. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 1995.
8. TS. Nguyễn Thị Hải Vân, “Lao động việc làm của thanh niên và vấn đề
giải quyết việc làm cho thanh niên”, Tạp chí Thanh niên, số 16, 2005.
9. TS. Chu Xuân Việt, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược phát triển
thanh niên”, NXB Thanh niên, 2005.
10. Tạp chí Thanh niên số 13, 2006. Vấn đề thanh niên - nhìn nhận và dự báo, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1992.
11.V.I. Lênin, Toàn tập, tập 7, NXB Tiến Bộ, Matxcowva, 1997. 12. http://www.gso.gov.vn.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của đề tài 2
NỘI DUNG 3
Chương I. Những vấn đề lý luận chung về việc làm và thanh niên 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản về việc làm, thanh niên 3
1.1.1. Khái niệm việc làm 3
1.1.2. Khái niệm thất nghiệp 5
1.1.3. Khái niệm thanh niên 6
1.2. Giải quyết việc làm cho thanh niên – vấn đề cấp bách trong giai đoạn
hiện nay 8
1.2.1. Khái quát tình hình việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên
hiện nay 8
1.2.2. Giải quyết việc làm cho thanh niên góp phần đảm bảo ổn định, an
toàn, công bằng xã hội 11
1.2.3. Giải quyết việc làm cho thanh niên góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 12
Chương II. Thực trạng và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên xã Đại Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình trong giai đoạn
hiện nay 15
2.1. Thực trạng lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên xã Đại Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 15 2.1.1. Thực trạng lao động, việc làm của thanh niên xã Đại Trạch 15 2.1.2. Giải quyết việc làm cho thanh niên xã Đại Trạch trong những năm
gần đây 19
2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên xã
Đại Trạch 21
2.2.1. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế địa phương tạo việc làm mới
cho thanh niên 22
2.2.2. Xã hội hoá vấn đề giải quyết việc làm, tăng cường sự lãnh đạo của
Nhà nước về việc làm của thanh niên 24 2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm 27 2.2.4. Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế
nhằm giải quyết việc làm 29
2.2.5. Tăng cường hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho
thanh niên 30
KẾT LUẬN 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34