Ứng dụng của chương trình

Một phần của tài liệu tính toán biên hiệu quả của danh mục đầu tư và ứng dụng (Trang 74 - 79)

4 Chương trình ứng dụng các lý thuyết của đề tài

4.2 Ứng dụng của chương trình

Chương trình nhằm giúp cho nhà đầu tư có sẵn một cơng cụ hỗ trợ các q trình tính tốn phức tạp từ các phần lý thuyết đã xây dựng. Tạo sự thuận tiện cho người sử dụng, và dễ dàng quản lý được danh mục mong muốn của mình. Qua các nút chức năng được thiết kế trong chương trình, người dùng dễ dàng xem xét về tỷ suất sinh lợi, rủi ro của từng loại tài sản; mối tương quan giữa chúng để thuận tiện cho việc ra quyết định lựa chọn danh mục đầu tư. Ngoài ra, cung cấp cho nhà đầu tư danh mục có phương sai nhỏ nhất, cũng như cách phân phối các tỷ trọng giữa các tài sản trong danh mục đầu tư để đạt được tỷ suất sinh lợi như mong muốn. Ngồi ra, người dùng cịn có thể quan sát được Biên hiệu quả trong trường hợp danh mục đầu tư có bán khống, khơng bán khống; và trong trường hợp danh mục gồm một tài sản phi rủi ro và danh mục tài sản rủi ro, tương tự cho trường hợp bán khống và khơng bán khống.

Chương trình được viết kèm thêm phần hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn người dùng sử dụng chương trình một cách tốt nhất. Người dùng có thể chạy chương trình trên Excel 2007 và 2010, sử dụng file dữ liệu nhập vào ở dạng Excel 2003, 2007, 2010 tùy theo lựa chọn.

Mong rằng chương trình sẽ góp phần đem lại thật nhiều ích lợi cho người sử dụng và là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hợp lý.

Khởi động chương trình “EFFICIENT FRONTIER”

- Trường hợp 1: Click nút “USER GUIDE”

- Trường hợp 2: Click nút “START”

Xem hướng dẫn sử dụng Vào chương trình chính

Tắt chương trình

Nhập dữ liệu vào chương trình

TSKV, hiệp phương sai và hệ số tương quan

DM phương sai nhỏ nhất và đường phương sai nhỏ nhất Vẽ biên hiệu quả DMĐT

Xóa dữ liệu đã nhập Xem hướng dẫn sử dụng Giới thiệu tác giả Thốt khỏi chương trình

4.3 Hạn chế của đề tài

Đề tài chưa đề cập đến vấn đề “phân tích chứng khốn”. Phân tích chứng khốn là việc phân tích, đánh giá các chứng khốn nhằm xác định rủi ro và lợi tức kỳ vọng trên các chứng khốn đó. Thứ nhất, phân tích các đặc điểm của các loại chứng khoán khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến các loại chứng khốn đó (bao gồm các yếu tố thị trường, yếu tố ngành. . . ). Thứ hai, lựa chọn mơ hình định giá để ước lượng giá của chứng khốn. Đặc biệt là phân tích cổ phiếu thường. Việc phân tích chứng khốn càng chính xác giúp nhà đầu tư lựa chọn chứng khốn và hình thành danh mục đầu tư tối ưu. Việc tính tốn tỷ suất sinh lợi của các tài sản rủi ro (cổ phiếu), chưa đề cập đến yếu tố cổ tức của cổ phiếu nhận được do nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian xác định. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Mặt khác, lợi tức cổ phiếu cần được điều chỉnh theo lạm phát.

Ngoại trừ một số tổ chức chuyên nghiệp, hiện nay nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa quan tâm đúng mức cho việc thiết lập một danh mục đầu tư. Thường thì nhà đầu tư chỉ ước tính và đặt cho mình một mức lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu hay một danh mục cổ phiếu nhất định mà khơng lường trước hoặc khơng có khả năng lường trước các yếu tố rủi ro và định lượng các yếu tố này. Do vậy, họ cũng khơng lựa chọn cho mình được một danh mục đầu tư tối ưu có thể. Thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay có đặc điểm: Phi hồn hảo (khi các nhu cầu mua và bán không được thoả mãn kịp thời - hiện tượng rớt lệnh); Số cổ phiếu niêm yết nhỏ và chưa đại diện cho cả nền kinh tế; Kiến thức nhà đầu tư cịn hạn chế... thì việc áp dụng lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư khó phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, khi thị trường bước vào cuộc chơi của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức và chú trọng đến việc tối ưu hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu được các rủi ro với một mức lợi nhuận ước tính đặt ra. Trong tương lai, khi cơ quan quản lý cải thiện công tác quản lý, đảm bảo cho nhà đầu tư công bằng hơn trong việc đầu tư, thị trường chứng khốn Việt Nam có thể tiến dần đến u cầu của một thị trường "hồn hảo" và khi đó các lý thuyết về danh mục đầu tư có thể phát

Như chúng ta đã biết, tất cả các quyết định đầu tư đều được cân nhắc dưới góc độ rủi ro và tỷ suất kỳ vọng và những tác động của chúng trên giá chứng khốn cũng như kết quả tài chính cuối cùng đạt được trong quyết định đầu tư. Ở một số quốc gia có thị trường chứng khốn phát triển, từ rất lâu nhà đầu tư đã biết áp dụng nguyên tắc “không bỏ trứng vào cùng một rổ”, thơng qua mơ hình quản lý danh mục đầu tư hiệu quả kết hợp lý luận có liên quan đến rủi ro và tỷ suất kỳ vọng (mơ hình định giá tài sản vốn - capital asset pricing model, CAPM) và lý thuyết chênh lệch giá (arbitrage pricing theory, APT) để lựa chọn tập hợp chứng khoán hiệu quả nhất. Cả APT và CAPM hàm ý mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro. Lý thuyết định giá chênh lệch APT nhìn nhận rủi ro một cách khái quát hơn chứ không thuần túy là độ lệch chuẩn hay beta của chứng khoán tương ứng với danh mục thị trường. Trong quản lý danh mục đầu tư Mơ hình định giá chứng khốn vốn và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá CAPM và APT là hai mơ hình có thể thay thế lẫn nhau của rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Mơ hình CAPM mang đến cho chúng ta lý thuyết về những tập hợp hiệu quả. Cách hành xử này bắt đầu từ trường hợp của hai chứng khoán rủi ro cho đến trường hợp nhiều chứng khoán và kết thúc khi một chứng khoán phi rủi ro được kết hợp với nhiều chứng khoán rủi ro. Tuy nhiên, APT cũng có một lợi điểm đối trọng. Mơ hình cộng thêm các yếu tố cho đến khi rủi ro phi hệ thống của bất kỳ một chứng khốn khơng tương quan với rủi ro phi hệ thống của mỗi chứng khốn cịn lại. Với cơng thức này, nó dễ dàng được chỉ ra rằng, rủi ro phi hệ thống giảm đều (và cuối cùng triệt tiêu) khi số lượng các chứng khoán trong danh mục tăng nhưng rủi ro hệ thống khơng tăng. Vì vậy, Mơ hình định giá chứng khốn vốn và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá CAPM và APT đóng vai trị quan trọng trong việc chọn lọc các chứng khoán rủi ro (tài sản rủi ro) để đưa vào danh mục đầu tư nhằm xây dựng được danh mục đầu tư tối ưu cho quyết định đầu tư của họ.

Đây là những phần hạn chế của đề tài, nếu có thể nghiên cứu thêm các phần hạn chế nêu trên thì sẽ giúp đề tài đầy đủ hơn, và là công cụ hiệu quả để giúp các nhà đầu tư lựa chọn được danh mục tốt nhất cho mình. Điều đó sẽ giúp các nhà đầu tư hạn chế tối đa rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán và đạt được mức lợi nhuận mong muốn, đem lại sự yên tâm và chắc chắn hơn cho các nhà đầu tư.

4.4 Hướng phát triển của đề tài

Ngoài việc cần khắc phục một số hạn chế như đã nêu, chúng tôi đưa ra một số hướng phát triển nhằm làm cho đề tài này thêm đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Sau khi xây dựng được biên hiệu quả, nhà đầu tư sẽ lựa chọn một danh mục đầu tư tối ưu phù hợp với đặc điểm ngại rủi ro của họ. Các nhà đầu tư đều có xu hướng ngại rủi ro. Nhà đầu tư chỉ chấp nhận rủi ro với điều kiện họ được đền bù xứng đáng. Tuy nhiên, làm thế nào các nhà đầu tư định lượng cân bằng rủi ro và lợi nhuận của riêng mình, để trên cơ sở đó vận dụng nhằm lựa chọn kết hợp rủi ro - lợi nhuận mong muốn từ các cơ hội sẵn có.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần nghiên cứu khái niệm giá trị hữu dụng, nhằm tính đến rủi ro của danh mục đầu tư và mức ngại rủi ro của nhà đầu tư. Sau khi đã xác định được tập hợp các danh mục đầu tư hiệu quả, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn danh mục đầu tư tối ưu dựa vào hệ số ngại rủi ro của họ. Ngoài ra, trong trường hợp xây dựng biên hiệu quả kết hợp danh mục đầu tư rủi ro và một tài sản phi rủi ro, được xây dựng dựa trên giả sử rằng các nhà đầu tư đi vay và cho vay tại cùng một mức lãi suất phi rủi ro, trong khi đó, điều này có thể chưa phù hợp với thực tế. Biên hiệu quả trong trường hợp này sẽ khác đi.

B A σP1 σP2 E(RP1) E(R) E(RP2)

Biên hiệu quả và đường cong hữu dụng.

Biên hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adwin J. Elton, Martin J. Gruber, Stephen J. Brown, William N. Goetzmann, Modern Portfolio Theory And Investment Analysis, John Wiley Sons, Inc, 2007. 2. Marek Capinski, Tomasz Zastawniak, Mathematics For Finance: An Introdu- tion to Financial Engineering, Springer-Verlag, New York, 2003.

3. Thorsten Hens, Lecture Notes on Advanced Portfolio Theory, 2004.

4. Alexander K. Koch, Mean Variance Analysis, Department of Economics, Royal Holloway, University of London, 2007.

5. Bùi Hữu Phước, Lê Thị Lanh, Lại Tiến Dĩnh, Phan Thị Nhi Hiếu, Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, 2009.

6. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Thống Kê, 2009.

7. Trần Minh Ngọc Diễm, Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro của các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, 2008.

Một phần của tài liệu tính toán biên hiệu quả của danh mục đầu tư và ứng dụng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)