- Biểu số 65 – biểu về Quyết toán chi NSNN: 79.4% (tương
GIỚI THIỆU CHUNG
Tiếp nối các thành công của Khảo sát Công khai Ngân sách tỉnh (POBIS – Provincial Open Budget Index Survey) năm 2017, 2018 và 2019, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tiếp tục thực hiện khảo sát POBI 2020. Chỉ số Công khai ngân sách POBI được áp dụng chu trình ngân sách 2020 của Việt Nam ở cấp tỉnh từ khâu (i) Lập Ngân sách, (ii) Phê duyệt Ngân sách, (iii) Thực hiện Ngân sách và (iv) Quyết toán ngân sách theo Luật Ngân sách hiện hành của Việt Nam và thông lệ tốt của quốc tế về công khai, minh bạch ngân sách. Khảo sát POBI 2020, bao gồm hai trụ cột về minh bạch ngân sách và sự tham gia của người dân trong chu trình ngân sách.
• Trụ cột thứ nhất, về minh bạch ngân sách (tính là chỉ số cơng khai ngân sách POBI
2020), xây dựng thông qua việc đánh giá tính sẵn có, kịp thời, thuận tiện, đầy đủ và
tin cậy của 11 loại tài liệu ngân sách. Trong số 11 tài liệu này, có 7 loại tài liệu ngân sách bắt buộc phải công khai theo Luật NSNN 2015 và 4 tài liệu ngân sách cần phải công khai theo như thông lệ tốt của quốc tế (xem Bảng 2). Chỉ số công khai ngân sách POBI 2020 là kết quả của 85 câu hỏi trong trụ cột này được quy về thang điểm 100.
• Trụ cột thứ hai, về sự tham gia của người dân, xây dựng thông qua khảo sát mức độ
UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh tạo điều kiện cho người dân tham gia vào quy trình ngân sách tại tỉnh và trách nhiệm phản hồi của các cơ quan này đối với các câu hỏi của công dân liên quan tới ngân sách nhà nước.Phần này gồm có 11 câu hỏi trong đó 8 câu hỏi về mức độ chính quyền địa phương tạo điều kiện để người dân tham gia vào chu trình ngân sách thơng qua trang thơng tin điện tử của UBND, HĐND và Sở Tài chính; 3 câu hỏi về mức độ phản hồi thông tin của Sở Tài chính tỉnh đối với câu hỏi/yêu cầu cung cấp thơng tin của nhóm nghiên cứu.
Khảo sát POBI 2020 được áp dụng cho năm ngân sách 2020 với các tài liệu ngân sách được công khai trước thời điểm 31/01/2021. Các tài liệu được thay đổi hoặc bổ sung sau ngày 31/1/2020 khơng được coi là có cơng khai trong khảo khảo sát POBI 2020 (xem Phụ lục 1). Các câu hỏi khảo sát POBI 2020 được thiết kế dựa trên (i) các quy định của pháp luật Việt Nam gồm có: Luật Ngân sách 2015, Luật đầu tư công, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Quản lý nợ công và (ii) thông lệ tốt của quốc tế về công khai, minh bạch.
Thời điểm thực hiện khảo sát và thu thập bằng chứng về công khai tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của tỉnh là từ ngày 01 đến ngày 04 tháng 02 năm 2021. Khảo sát POBI chỉ đánh giá “có” hoặc “khơng” công khai các tài liệu/nội dung/biểu mẫu của tài liệu tại thời điểm khảo sát trên cổng thông tin điện tử/trang thông tin điện tử của các đơn
10
vị. Khảo sát POBI không đánh giá lý do tại sao các tài liệu/nội dung/bảng biểu không được công khai hoặc công khai chậm.
Xếp hạng POBI 2019 về kết quả công khai minh bạch ngân sách của địa phương được thực hiện theo thang điểm với 4 mức. MứcA: Từ 75 – 100 điểm quy đổi, được hiểu là mức
độ công khai ĐẦY ĐỦ. Mức B: Từ 50 – dưới 75 điểm quy đổi, được hiểu là mức độ công
khai TƯƠNG ĐỐI. Mức C: Từ 25 – dưới 50 điểm quy đổi, được hiểu là mức độ công
khai CHƯA ĐẦY ĐỦ. Mức D: Từ 0 – dưới 25 điểm quy đổi, được hiểu là mức độ công
11
PHẦN I