Có nhiều bạn có nhu cầu mua quần áo vì thấy đẹp, bên cạnh đó có một bộ phận có nhu cầu vì muốn thể hiện phong cách thời trang. Đồng thời, như đã phân tích, các bạn có sự thay đồi trong chi tiêu mua quần áo nếu thu nhập thay đổi hay họ
Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang.
sẽ chi nhiều tiền hơn cho mua sắm quần áo nếu thu nhập tăng hơn. Vì vậy những người bán quần áo cần phải lấy về nhiều kiểu quần áo mới, đẹp hơn, phong cách hơn nhưng không kém phần lịch sự, kín đáo, không nên quá lòe loẹt, không kín đáo vì các bạn nhận xét rằng quần áo hiện nay khá lòe loẹt, kém phần kín đáo.
Các bạn khi mua quần áo phần lớn không hề thu thập thông tin, và nếu có thì cũng chủ yếu từ bạn bè. Tâm lý chung của người tiêu dùng là khi mua những sản phẩm tốt, giá và chất lượng hợp lý, người bán phục vụ tốt,.. và ngược lại thì thường truyền đạt, giới thiệu hoặc phản ánh về nơi bán hoặc sản phẩm đó cho người thân, bạn bè. Do đó người bán cần phải biết tạo được thiện cảm cho tất cả những khách hàng, như thế cho dù khách hàng không mua thì cũng sẽ có ấn tượng tốt và sẽ giới thiệu cho những người khác. Trong đó, thái độ nhân viên phục vụ là cần quan tâm nhiều nhất: phải để cho khách tự do lựa chọn quần áo, không nên luôn theo sau sẽ làm khách hàng khó chịu cũng như cần có sự vui vẻ, nhiệt tình. Đồng thời cần trang bị buồng thử quần áo rộng, thoáng để cho khách hàng thử khi mua. Đây cũng là một yếu tố cần chú ý…
Trong buôn bán thì quan trọng nhất là uy tín và thương hiệu. Do đó, những người bán càng phải tạo ra uy tín, thương hiệu cho các shop, cho tiệm của mình. Giá cả và chất lượng phải phù hợp, không nên chỉ vì lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên việc đầu tư lâu dài cho mai sau.
Các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cần có sự phù hợp. Đôi lúc không nên giảm giá quá nhiều vì sẽ làm mất uy tín về chất lượng và thương hiệu của mình. Đồng thời, các mặt hàng cần phải có chất lượng, đừng lấy về những sản phẩm có chất lượng quá tệ rồi lại phải giảm giá.
III/Hạn chế của đề tài.
Nhiên cứu chỉ thực hiện đối với các bạn sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và mẫu nghiên cứu nhỏ nên độ tin cậy của tính đại diện cho nghiên cứu này là không cao.
Để thuận tiện trong tính toán, tác giả đã làm tròn các số phần trăm, bỏ đi các số thập phân. Vì vậy, tính chính xác không cao.