Tình hình mắc bệnh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.1.Tình hình mắc bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 1 và biểu đồ 1 cho thấy trong 2 năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng 67 bệnh nhi chảy máu trong sọ ở lứa tuổi bú mẹ nhập viện. Theo Nguyễn Văn Thắng và cộng sự khi nghiên cứu bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ nhỏ trong thời gian từ năm 1996- 1999 [10] trung bình mỗi năm Viện Nhi Trung Ương tiếp nhận khoảng 170 bệnh nhi vào điều trị. Theo nghiên cứu của Đỗ Thanh Hương từ năm 2000- 2003 [2], trung bình mỗi năm có khoảng 160 bệnh nhi lứa tuổi bú mẹ nhập viện được chẩn đoán chảy máu trong sọ. Các tác giả đều bàn luận nguyên nhân của bệnh ở nhóm tuổi này là do thiếu vitamin K. Vì vậy, tỷ lệ mắc bệnh này có thể giảm xuống nếu như tất cả các trẻ mới sinh được tiêm phòng vitamin K. Trong nghiên cứu của chúng tôi từ 2011-2012 số trẻ mắc bệnh này trung bình mỗi năm là 67 bệnh nhân. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm đi khoảng 60% so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thắng và Đỗ Thanh Hương. Kết quả này phản ánh chương trình tiêm chủng mở rông vitamin K ở các cơ sở y tế là có hiệu quả. Qua đó chúng tôi thấy rằng chương trình đã mang lại hiệu quả rất lớn: giảm được tỷ lệ mắc bệnh dẫn đến giảm gánh nặng về bệnh tật, di chứng thần kinh và tinh thần, kinh tế cho gia đình và toàn xã hội. Do đó, tất cả nhân viên y tế cần có trách nhiệm tuyên truyền và thực hiện về tiêm chủng mở rộng vitamin K.

Bệnh nhi đến viện chủ yếu từ nhiều tỉnh phía Bắc, phần lớn là từ các tỉnh gần Hà Nội, có thể do thuận lợi về giao thông. Số bệnh nhi nhập viện nhiều nhất là ở Hà Nội chiếm 29,8%: tiếp đó là Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ lần lượt là 9%; 6,7%; 6,7%; 6%. Số còn lại phân bố rải rác ở

các tỉnh khác. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Văn Thắng [10] và Đỗ Thanh Hương [2].

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh chảy máu trong sọ ở trẻ em 1-24 tháng tuổi (Trang 31 - 32)