Ban đêm
Về cơ bản sóng hồng ngoại cũng như sóng ánh sáng, nhưng sóng hồng ngoại lại có những bước sóng nằm ngoài dải nhìn thấy của mắt người vì thế chúng ta không thể cảm nhận các tia hồng ngoại chiếu đến vật thể. Nhưng các loại camera kỹ thuật số ngày nay đang rất phổ biến trên các thiết bị như điện thoại, hay máy ảnh kỹ thuật số lại có khả năng nhìn thấy các bước sóng hồng ngoại này. Người ta thường sử dụng hồng ngoại cho các loại thấu kính nhìn đêm, để phục vụ cho các lĩnh vực quân sự, an ninh, theo dõi, giám sát…
Trên camera Kinect cũng vậy, nhờ vào tia hồng ngoại này mà ta có thể nhìn mọi thứ trong bóng tối, khi IR projector phát chùm ánh sáng hồng ngoại vào vật thể, sẽ được IR camera thu về và camera này có thể nhìn thấy được các vật cản trong bóng đêm. Đây cũng là một lợi thế cho thiết bị cảm biến này, người mù có thể sử dụng khi trời tối mà camera vẫn có thể xử lý được môi trường vật cản phía trước họ, mà các thiết bị cảm biến khác không làm được.
Ban ngày
Camera Kinect sẽ ổn định hơn khi ở môi trường trong nhà, với ánh sáng vừa và ánh sáng yếu, dưới đây là các hình ảnh thử nghiệm.
Hình 2.24 cho ta thấy thông tin vị trí vật cản trước không gian 3 chiều như đã phát hiện được vật cản nguy hiểm là màu đỏ, vật cản an toàn là màu xanh lá cây, phân biệt được mặt phẳng của tường màu vàng và sàn màu xanh dương.
Hình 2.24: Xác định vật cản, tường và sàn trong môi trường ánh sáng trong nhà. Khoảng cách vừa đủ cho người mù đi qua được, ở đây đề tài giới hạn khoảng cách có thể lọt qua được là bằng kích thước trung bình cơ thể người. Còn ngược lại sẽ không đi được (xem hình 2.25).