3. Nội dung nghiên cứu
3.1.3. Kết quả phân lập Pseudomonasaeruginosa
Phân lập P.aeruginosa từ bệnh phẩm
Trong 205 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy dương tính đã thấy có 36 trường hợp nhiễm trùng do P.aeruginosa (bảng 3.4)
Bảng 3.4. Kết quả phân lập P.aeruginosa trong các bệnh phẩm (n = 205)
Loại bệnh phẩm P.aeruginosa Vi khuẩn khác Tổng (n) n % n % Mủ 31 26,27 87 73,73 118 Dịch mũi họng 3 5,36 53 94,64 56 Nước tiểu 2 6,45 29 93,55 31 Tổng (n) 36 169 205
Từ bảng 3.4 cho ta thấy: Trong 3 bệnh phẩm này, P.aeruginosa là căn nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất ở bệnh phẩm mủ (26,27%); tỷ lệ P.aeruginosa phân lập được từ bệnh phẩm nước tiểu và dịch mũi họng là rất thấp (5,36% - 6,45%).
Qua nghiên cứu tỷ lệ P.aeruginosa gây nhiễm trùng trên một số bệnh phẩm đã nuôi cấy, kết quả cho thấy P.aeruginosa là căn nguyên gây nhiễm trùng ở 36 mẫu bệnh phẩm trong số 205 mẫu (chiếm tỷ lệ 17,56%). Kết quả này cao hơn kết quả phân lập các chủng P.aeruginosa tại một số bệnh viện trong cả nước đầu năm 2006 vừa qua (4,7% - 13,5%). Điều đó cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng do P.aeruginosa
ở bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên lớn hơn so với các bệnh viện khác ở Việt Nam.
Với giá trị λ2 = 14.58761> λ2
2 tra bảng = 9.210; α = 0,01, k = 2, chứng tỏ tỷ lệ P.aeruginosa gây nhiễm trùng trong các mẫu bệnh phẩm có sự khác nhau, với độ tin cậy 99%. Phụ lục 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % Mủ Dịch mũi họng Nước tiểu Bệnh phẩm P.aeruginosa Vi khuẩn khác
Hình 3.4. Tỷ lệ P.aeruginosa và các vi khuẩn khác trong bệnh phẩm
Mỗi loại bệnh phẩm có một đặc thù sinh học riêng vì vậy cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh vào đó là khác nhau. P.aeruginosa là trực khuẩn Gram âm, tồn tại chủ yếu trong các môi trường ẩm ướt [28], sức đề kháng của vi khuẩn này rất cao. Trên cơ thể, ở những nơi mà hàng rào bảo vệ cơ học của cơ thể bị tổn thương hay ướt nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của P.aeruginosa. Tại vết thương, vết bỏng, da bị thương tổn cộng với lượng dịch tiết ra rất nhiều nên cơ hội để P.aeruginosa xâm nhập vào rất dễ dàng và đơn giản. Chính vì vậy,
P.aeruginosa thường là căn nguyên chủ yếu trong các trường hợp nhiễm trùng vết thương (hình 3.4) và nặng hơn là nhiễm trùng huyết. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thắng và cộng sự tại Viện Bỏng Quốc gia thì: Nhiễm khuẩn huyết do
P.aeruginosa hay gặp ở những bệnh nhân bỏng do nhiệt ướt (38,7%), nhiệt khô (45,7%), và vôi tôi nóng (18,76%) [12]. Qua đây cho thấy P.aeruginosa là một căn nguyên cần lưu ý đến trong quá trình điều trị vết bỏng cho bệnh nhân.
Đối với các bệnh phẩm nước tiểu và dịch mũi họng tỷ lệ P.aeruginosa phân lập được thấp hơn mủ vết thương chứng tỏ cơ hội để P.aeruginosa xâm nhập và gây bệnh tại hai cơ quan này (mũi họng, đường tiết niệu) là thấp hơn ở vết thương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân lập P. aeruginosa từ các môi trường
Trong 104 mẫu từ các môi trường nuôi cấy dương tính, chúng tôi thấy có 9 trường hợp là P. aeruginosa, kết quả cụ thể trong bảng 3.5
Bảng 3.5. Kết quả phân lập P.aeruginosa trong môi trƣờng và dụng cụ y tế (n = 104)
Môi trƣờng P.aeruginosa Vi khuẩn khác Tổng
(n) n % n % Nước 2 10,00 18 90,00 20 Không khí 0 0 42 100,00 42 Bề mặt dụng cụ y tế 7 16,67 35 83,33 42 Tổng (n) 9 95 104
Bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ P.aeruginosa phân lập được nhiều nhất trên bề mặt các dụng cụ y tế đang được sử dụng (16,67%) còn trong môi trường nước là 10,00%; đặc biệt không phân lập được P.aeruginosa trong không khí.
Trong tổng số 104 mẫu môi trường nuôi cấy dương tính đã phân lập được 9 chủng P.aeruginosa, tỷ lệ P.aeruginosa phân lập được trung bình trong các môi trường là 8,65%.
Với giá trị λ2 = 7.436101>λ2
2 tra bảng = 5.991, α = 0.05, k = 2, tỷ lệ
P.aeruginosa gây ô nhiễm trong các loại môi trường là khác nhau, với độ tin cậy 95%. Phụ lục 4. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ % Nước Không khí Bề mặt dụng cụ y tế Môi trường P.aeruginosa Vi khuẩn khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong các môi trường nghiên cứu thì không thấy sự có mặt của P.aeruginosa
trong không khí (hình 3.5). Điều này phù hợp với đặc tính của P.aeruginosa là thường sống ở những nơi ẩm ướt vì thế cơ hội để vi khuẩn này tồn tại trong môi trường không khí là rất thấp. Kết quả của chúng tôi cũng cho thấy P.aeruginosa
chiếm đến 10% trong tổng số các vi khuẩn gây ô nhiễm môi trường nước.
Trên bề mặt các dụng cụ y tế đang sử dụng thì P.aeruginosa được phân lập với tỷ lệ 16,67%. Trong 7 chủng P.aeruginosa đã phân lập, chúng tôi thấy các dụng cụ bị nhiễm chủ yếu ở trên các đầu ống hút dịch của bệnh nhân thở máy và sonde ăn của bệnh nhân, không có chủng nào ở dụng cụ mổ và làm thủ thuật đang sử dụng. Thông thường các dụng cụ y tế đã được khử trùng trước khi sử dụng nhưng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân có thể nó bị lây nhiễm vi khuẩn từ chính các bệnh nhân đã mắc bệnh và cũng một phần có thể do vi khuẩn từ môi trường ngoài nhiễm vào các dụng cụ này. Do vậy, phải cắt đứt đường lây bằng cách không sử dụng nước lưu cữu, khử trùng, sấy khô các dụng cụ y tế để tránh lây sang bệnh nhân khác.
Đồng thời cần hết sức lưu ý trong việc thực hiện các quy định về thao tác vô trùng và thận trọng trong khi làm các thủ thuật can thiệp - xâm lấn hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể.