TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu Nội Hô hấp (Trang 27 - 32)

Phải hỏi bệnh tỉ mỉ mới xác định được thời gian và độ trầm trọng khó thở gắng sức, ho khạc, nghiện thuốc lá, cũng như ô nhiễm môi trường bệnh nhân đang sống hay làm việc như hít chất độc, bụi.

Ngồi ra các dấu chứng riêng của từng bệnh nguyên, các dấu chứng suy hơ hấp mạn có thể rõ.

1. Tím và khó thở

Tím xuất hiện khí SaO2 dưới 85% (bình thường trên 95%).Khó thở khi thiếu oxy đã nặng (nặng từ từ do tiến triển tự nhiên hay đột ngột do bội nhiễm).

2. Rối loạn hành vi

Rối loạn hành vi xuất hiện khi PaCO2 trên 50-55 mmHg có thể tiến triển tự nhiên tăng dần hay đột ngột do nguyên nhân làm dễ như thuốc ức chế hơ hấp. Bệnh nhân dễ kích thích, nhức đầu, rối loạn ý thức có thể sảng khối hay ủ rủ, có thể run đập cảnh báo động hơn mê do tăng CO2.

3. Dấu tâm phế mạn

Do thiếu oxy và do tăng khí CO2: tím (Chú ý chỉ rõ khi có kèm theo tăng hồng cầu phản ứng), dấu hiệu suy thất phải.

4. Quan trọng hơn là các dấu chứng nhẹ, sớm hơn

Thường phải lưu ý mới phát hiện được, thường gặp trong suy hô hấp mạn nghẽn. 4.1. Thở nhanh nơng kèm lồng ngực giãn rộng có mục đích bù trừ thiếu oxy và giới hạn sự xẹp các phế quản nhỏ do thở ra sâu

4.2. Dấu co kéo chứng tỏ có gia tăng áp lực âm màng phổi do nghẽn đường hô hấp. 4.3. Tăng sự co các cơ thang, phì đại các cơ này khi thở vào.

4.4. Thở ra môi khép chặt: mục đích làm giảm hiệu số áp lực giữa phế nang và miệng làm giảm bớt sự xẹp các phế quản.

4.5. Giãn lồng ngực và dấu HOOVER (giảm đường kính ngang phần dưới lồng ngực khi hít vào).

4.6. Tét thổi diêm cháy

+ Há miệng thối diêm cháy cách trên 50 cm. + Chúm miệng thối diêm cháy cách 100 cm. Nếu không tắt thì có nguy cơ suy hơ hấp mạn.

V. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

1. Thăm dò chức năng hơ hấp

- Trong suy hơ hấp mạn nghẽn: có giảm FEV1, FEV1/FCV

- Trong suy hô hấp mạn hạn chế: các thể tích phổi giảm, dung tích phổi tồn phần (CPT) giảm, độ giãn phổi giảm.

2. Khí máu: Được gọi là suy hô hấp mạn khi PaO2 dưới 65-70 mmHg và PaCO2 >45

mmHg.

- Trong suy hơ hấp mạn vừa

+ PaO2 cịn lớn hơn 60 mmHg.

+ Và hay PaCO2 còn nhỏ hơn 50 mmHg. + SaO2 ≡ 90%.

+ Kèm pH máu và Hct bình thường. - Trong suy hô hấp mạn nặng

+ PaO2 nhỏ hơn 60 mmHg.

+ Và hay PaCO2 còn nhỏ hơn 50 mmHg. + SaO2 nhỏ hơn 90%.

+ Kèm pH thấp và Hct tăng.

3. Một số thơng số khác có giá trị chẩn đoán trong tâm phế mạn

- Điện tâm đồ.

- Đo áp lực động mạch phổi trước mao mạch: nhạy hơn tâm điện đồ, bình thường từ 13-18mmHg, được đo trực tiếp và ngoài mỗi đợt cấp hay bội nhiễm.

VI. ĐIỀU TRỊ

1. Đại cương

- Chính độ trầm trọng của suy hô hấp mạn quyết định sự điều trị này. Bệnh nguyên dù là rối loạn thơng khí do nghẽn hay do hạn chế hoặc do rối loạn khuếch tán phế nang - mao mạch chỉ có vai trị phụ trong điều trị.

- Độ trầm trọng của suy hô hấp mạn được biểu thị chủ yếu bởi PaO2, SaO2 và PaCO2, ngồi ra cịn có pH máu, dự trữ kiềm, Hct.

2. Điều trị suy hô hấp mạn vừa

Trong suy hô hấp mạn vừa, có:

- 60 mmHg < PaO2 < 70 mmHg và hay 43 mmHg < PaCO2 < 50 mmHg. - pH máu, Hct bình thường.

- SaO2 = 90%

2.1. Biện pháp chung

- Ngừng thuốc lá hoàn toàn và vĩnh viễn

- Đưa bệnh nhân ra khỏi mơi trường bị ơ nhiễm khơng khí tự nhiên hay nghề nghiệp. - Loại bỏ mọi ổ nhiễm trùng đường hơ hấp, tiêu hố trên nhất là xoang và răng là nguồn gốc thường gây các nhiễm khuẩn đi xuống.

- Thay đổi một khí hậu tốt hơn.

- Giảm mập phì làm giới hạn khả năng thơng khí. 2.2. Điều trị triệu chứng

* Phòng chống các bội nhiễm phế quản - phổi

- Vaccin chống cúm và chống một số vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn

- Điều trị thích hợp mạnh mọi đợt bội nhiễm phế quản - phổi, điều trị bằng kháng sinh thích hợp, mạnh, dung nạp tốt tại phổi như kháng sinh họ Macrolide: Roxithromycine [Roxid], Rulid, 150 mg, 2 viên/ngày chia 2 lần], hay kháng sinh họ Cephalosporine (Cephadroxil [Opedroxyl, Oracefal], 500 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần, trong thời gian trên 8 ngày.

- Chủ yếu bằng vận động liệu pháp: vỗ rung lồng ngực tiếp theo là tập khạc đàm với cố gắng tối đa, tập hô hấp đúng cách, tận dụng sự hợp tác lực cơ hoành và cơ thành bụng.

- Thuốc tan nhầy như Acetylcysteine (Acemuc) 200 mg, 3 gói/ngày chia 3 lần. - Thuốc điều hoà nhầy như Ambroxol (Mucosolvan), 30 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần. * Thuốc giãn phế quản

Là một phương tiện điều trị chính, lâu dài, dù thăm dị chức năng hơ hấp có hay khơng có phát hiện co thắt phế quản.

-Theophylline nhanh (viên Theophylline 100mg) hay chậm (viên Theodur, 200 mg hay 300 mg), 10-15 mg/kg/ngày, nếu dùng loại nhanh thì chia 3-4 lần, nếu dùng loại chậm thì 2-3 lần.

- Salbutamol nhanh (viên Ventolin, 2 mg hay 4 mg) hay chậm (viên Volmax, 4 mg hay 8 mg), 0,2 - 0,3 mg/kg/ngày, nếu dùng loại nhanh thì chia 3 lần, nếu dùng loại chậm thì chia 2 lần.

2.3. Chống chỉ định

- Thuốc an thần, thuốc ngủ vì có thể gây ức chế trung tâm hơ hấp.

- Một số thuốc khơng có tác dụng, thậm chí nguy hiểm như Corticoid, thuốc kích thích hơ hấp (vì chỉ làm mệt cơ hơ hấp, tăng kích thích), chống đông kéo dài.

3. Điều trị suy hô hấp mạn nặng

Trong suy hô hấp mạn nặng có:

- PaO2 < 60 mmHg và hay PaCO2 > 50 mmHg. - pH máu thấp, Hct tăng.

- SaO2 < 90%.

3.1. Các biện pháp điều trị trên được áp dụng triệt để. 3.2. Thuốc cải thiện trao đổi khí oxy

Almitrine bimesilate (Vectarion) 15 mg, 3 viên/ngày, chia 3 lần. 3.3. Liệu pháp oxy

- Rất cần thiết, phải duy trì PaO2 trong khoảng 60-80 mmHg, cho oxy với lưu lượng thấp 0,5 - 1,5 lít/phút để tránh ức chế trung tâm hô hấp, thường dùng khoảng 1l/phút

-Sự thở oxy này phải được thực hiện đúng kỹ thuật: phải đặt xông mũi họng khá sâu, oxy phải qua một bình nước sạch, được đo lưu lượng chính xác, theo dõi kỹ, tốt nhất là bằng khí máu, lúc đầu đo khí máu 2lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.

- Thời gian thở mỗi ngày 12-15 giờ/ngày mới bảo đảm được sự bình thường hố các yếu tố chính như áp lực động mạch phổi, Hct và giảm khó thở gắng sức.

3.4. Thở máy

Khi các biện pháp trên khơng có hiệu quả

4. Một số biện pháp điều trị dè dặt

- Thuốc trợ tim: Digoxine khi có suy tim, tuy nhiên dễ gây loạn nhịp như vậy có hại hơn là có lợi.

- Lợi tiểu: như Furosemide có thể gây nhiễm kiềm, gây ức chế trung tâm hô hấp (nhiễm kiềm là do tăng thải ion hydro và tái hấp thu bicarbonat).

TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI KHÔNG DO LAO

Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa và dịch tể học của tràn dịch màng phổi. 2. Phân tích được bệnh nguyên của tràn dịch màng phổi.

3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng các thể tràn dịch màng phổi.

4. Chẩn đoán được tràn dịch màng phổi, chẩn đốn phân biệt. 5. Trình bày được biến chứng và dư chứng của tràn dịch màng phổi

6. Trình bày được các phương thức điều trị: điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và chỉ định điều trị ngoại khoa tràn dịch màng phổi.

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Tràn dịch màng phổi (TDMP) là bệnh thường gặp trong các bệnh lý của bộ máy hơ hấp, chẩn đốn xác định TDMP thường khơng khó lắm, nhưng chẩn đốn ngun nhân mới là điều quan trọng vì quyết định hướng điều trị.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và diễn tiến bệnh mà dịch màng phổi có nhiều tính chất khác nhau về màu sắc (trong, vàng chanh, đục, mủ, đỏ máu, trắng đục..) về sinh hóa (dịch thấm, dịch tiết, máu...), về tế bào (bạch cầu đa nhân, lymphocyte, hồng cầu, tế bào nội mô), về vi trùng và các tính chất khác.

Một phần của tài liệu Nội Hô hấp (Trang 27 - 32)