0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giải pháp phát triển bền vững khu di tích lịch sử Đền Hùng,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIÊN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ (Trang 54 -54 )

3.2.2.1. Giải pháp về vấn đề quy hoạch

Cần xây dựng trung tu các công trình kiến trúc đền thờ thích hợp với lịch sử và mang tính truyền thống dân tộc để tưởng niệm, tôn vinh công lao các vua Hùng và các bậc tiền nhân thời đại Hùng Vương tái tạo một phần không gian xã hội gắn với thiên nhiên thời tiền sử. Tạo cho khu di tích lịch sử Đền Hùng thật sử trở thành một điểm du lịch hấp dẫn làm động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

Phải bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử, rừng quốc gia, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái vùng quy hoạch của khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Bên cạnh đó cũng nên nâng cao đời sống vật chất tinh thần, dân trí của nhân dân vùng quy hoạch phát triển và các xã vùng ven di tích, khơi dậy niềm tự hào ở

mỗi người dân nơi đây, xây dựng, giáo dục nếp sống văn minh, phong cách văn hóa mẫu mực của người dân vùng đất tổ.

Nên quy hoạch trên một không gian rộng bao gồm khu di tích và vùng đệm thuộc xã Hy Cương, Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình, huyện Lâm Thao. Các xã Kim Đức, Phù Ninh, xã Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì với tổng diện tích khoảng 1000 ha.

Hệ thống bậc lên xuống nên mở rộng hơn. Thực tế cho thấy vào ngày chính hội lượng khách rất đông cho nên xảy ra sự ùn tắc dẫn đến khách mạnh ai nấy đi và đi một cách bừa bãi, đi bằng các đường ngang ngõ tắt, đi qua rừng không những làm chết các cây con mà còn rất nguy hiêm đến tính mạng.

Các công trình công cộng nên quy hoạh lại có trật tự hơn, nghiêm cấm các hộ gia đình dựng nhà vệ sinh tạm gây ô nhiễm môi trường sinh thái, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan.

Cần xây dựng làng văn hóa Hùng Vương khu đồi sim, đồi Khang Phụ, bố rí xây dựng nhà nghỉ và các công trình phục vụ du lịch sinh thái mang tính đặc trưng của các vùng đất nước.

3.2.2.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cở sở vật chất kỹ thuật và tôn tạo di tích

Hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu vực di tích và đẩy mạnh việc đầu tư hạ tầng cho các xã vùng ven di tích trên cơ sở quy hoạch tổng thể khu vực Đền Hùng đã được phê duyệt. đối với các xã vùng ven, các tuyến đường không nên đổ bê tông, làm đường nhựa mà nên lát gạch đỏ hoặc bằng đá tổ ong để tạo được các sắc thái riêng của làng Việt cổ.

Đầu tư, tôn tạo di tích phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển khu di tích và bảo tồn được những giá trị văn hóa đặc sắc của mỗi di tích. Tránh đầu tư quá nhiều công trình phụ trợ trong khu vực di tích.

Quy hoạch xây dựng các khu bảo tàng ngoài trời tại các xã vùng ven khu vực di tích nơi phát hiện các di chỉ khảo cổ chứng minh niên đại vua Hùng.

Quy hoạch xây dựng một khu nghỉ dưỡng dưới dạng bungalow hoặc dưới dạng nhà sàn dưới chân núi Hùng bên ngoài khu vực di tích để đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ qua đêm tại khu vực này. Bố trí địa điểm biểu diễn văn hóa văn nghệ ghệ dân gian cho các đoàn khách du lịch đăng ký theo nhu cầu tại khu vực này. Nghiên cứu, sưu tầm và xây dựng nhà nghỉ mang phong cách kiến trúc của người Việt cổ để thu hút khách du lịch.

Quy hoạch và xây dựng chợ bên ngoài di tích để án hàng hóa và các sản vật mang đậm bản sắc văn hóa địa phương cho khách du lịch.

3.2.2.3. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá

Để tuyên truyền quảng bá hiệu quả cho khu vực di tích cần tạo dựng được nội dung văn hóa, lịch sử đặc sắc, hấp dẫn, tổ chức thêm các sự kiện, hoạt động du lịch, văn hóa để lôi cuốn khách du lịch

Sản xuất bản đồ giới thiệu về khu di tích Đền Hùng gồm cả khu di tích và 7 xã vùng ven

Xây dựng cuốn phim giới thiệu tổng thể về danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử , di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu vực Đền Hùng và các xã vùng ven.

Xây dựng trung tâm giới thiệu khu di tích Đền Hùng, tại đó có tranh ảnh, sa bàn giới thiệu toàn cảnh Khu di tích Đền Hùng và 7 xã vung ven , có thuyết minh và video để chiếu phim giới thiệu về toàn cảnh khu vực Đền Hùng cũng như giới thiệu về lễ hội, sự kiện tại khu vực này. Làm các mô hình về thời đại Hùng Vương để du khách mường tượng được không gian văn hóa lịch sử thời kỳ Hùng Vương In ấn các ấn phẩm có chât lượng để giới thiệu về quàn thể khu di tích lịch sử Đền Hùng và khu vực phụ cận nói riêng cũng như du lịch tỉnh Phú Thọ nói chung. Quảng bá giới thiệu về khu di tích thông qua các hoạt động hội chơi, hội thảo, sự kiện du lịch trong nước và quốc tế.

Tổ chức các hội thảo về du lịch văn hóa, lịch sử tại Đền Hùng. Tuyên truyền quảng bá thông qua lễ hội, sự kiện tại địa phương

3.2.2.4. Giải pháp về giáo dục đào tạo.

Để phát triển du lịch bền vững tại khu di tích Đền Hùng cần tiếp tục đổi mới giáo dục- đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Trong thoời đại ngày nay, giáo dục đào tạo đã trở thành đông lực hàng đầu để phát triển kinh tế, trong đó du lịch cũng là một phần quan trọng của ngành kinh tế quốc dân. Thực tế hiện nay số lượng nhân viên làm trong ngành du lịch ở khu di tích Đền Hùng hầu hết đều không được đào tạo một cách bài bản và thiếu kỹ năng. Chính vì vậy chúng ta phải có kế hoạch đào tạo lại cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển du lịch, Để phát triển du lịch bền vững thì ngoài việc đào tạo cán bộ du lịch cần phải có chính sách đào tạo toàn dân về ý thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý thì cần:

- xây dựng bộ phận chuyên trách am hiểu về môi trường được đào tạo căn bản và có trình độ. Đây là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong quy hoach phát triển của bất cứ khu du lịch nào chứ không phải của riêng Đền Hùng. Tuy mùa vụ du lịch ở đây chỉ diens ra từ sau tết âm lịch đến mùng 10 tháng 3, nhưng để giải quyết những tác động và những vấn đề liên quan đến môi trường trong và sau thời gian đó là rất dài, Vì vậy, để duy trì và phát huy tối đa vai trò của đội ngũ này cần có sự phối hợp của sở văn hóa và du lich tỉnh Phú Thọ trong vấn đề đào tạo cũng như hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động của bộ phận này.

- Tạo động lực cho đội ngũ bảo vệ môi trường tại cơ sở: Mục đích chính ở đây là nhằm nâng cao trách nhiệm đội ngũ những ngườ tham gia công tác giam sát, bảo vệ môi trường của cải tại Đền Hùng. Việc tạo động lực cho đội ngũ này sẽ góp phần không chỉ hạn chế những hành vi tiêu cực của du khách, đồng thời những người lao động sẽ làm việc với tinh thần và thái độ cao hơn trong việc bảo vệ môi trường và cảnh quan tại đây.

- Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường thì cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, giáo dục và nhắc nhở nhân dân tuân thủ

các quy định về bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên du lich. Đồng thời mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ để tạo ra đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng, hiểu biết về di tích, danh thắng ở khu vực Đền Hùng để truyền đạt cho du khách.

3.2.2.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Để quản lý và bảo vệ môi trường ở khu di tích Đền Hùng, phát triển các loại hình du lịch một cách có hiệu quả, các cơ quan chức năng cùng với các tổ chức cá nhân phải tuân thủ đúng các chỉ đạo về phát triển bền vững. Nguyên tắc này bao gồm nhiều đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, các nhà điều hành, các hướng dẫn viên du lịch, các cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống. Công việc quan trọng đầu tiên là phải quản lý, giới hạn và điều tiết số lượng khách, tuân thủ các quy định về sức chứa để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên. Trước khi thực hiện công tác này cần lập hệ thống nghiên cứu tính tóan về khả năng chịu tải cũng như sự nhạy cảm của môi trường ở Đền Hùng. Số lượng một đoàn nên giới hạn. Đối với đoàn khách đông nên chia nhỏ thành nhiều nhóm cho phù hợp.

Để thực hiện tốt quy định này cần sự phối hợp giữa các nhà quản lý ( ủy ban nhân dân xã Hy Cương và ban quản lý di tích Đền Hùng ) cũng như ý thức cá nhân của mỗi du khách

3.2.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với một số khu du lịch, bởi chỉ có bộ máy quản lý tốt thì hoạt động du lịch ở đó mới tốt được.

Thường xuyên cập nhật hóa kiến thức cho đọi ngũ lao động, khi thực hiện biện pháp này bên cạnh vấn đề nghiệp vụ còn đặc biệt chú ý đến nội dung văn hóa trong du lịch như các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán đẹp, cách ứng xử văn hóa...và đặc biệt phải tạo cho người lao động một tâm lý tốt đẹp làm cơ sở hình thành cung cách ứng xử văn hóa, tôn trọng du khách tiến tới văn minh trong kinh doanh du lịch Đền Hùng nói riêng và Phú Thọ nói chung.

Đổi mới chính sách tạo nguồn lực và đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý khu vực Đền Hùng. Nâng cao chất lượng đào tạo, phương pháp đào tạo,hướng dẫn những kiến thức cơ bản cần thiết với yêu cầu quản lý hoạt động du lịch nơi đây. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút những cán bộ có năng lực,có chuyên môn để tạo ra động lực vật chất khuyến khích sự cống hiến một cách xứng đáng.

Tiến hành tổng kết đánh giá thực trạng đội ngũ quản lý hoạt động du lịch, nắm được các thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu ...để từ đó xây dựng các định hướng, phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của khu du lịch Đền Hùng.

Cần chú trọng đến chương trình hợp tác, đào tạo có viện trợ của các nhà tài trợ nước ngoài,của chương trình hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục du lịch nhằm mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

3.2.2.7. Giải pháp khôi phục và phát triển văn hóa truyền thống

Có thể xem giá trị văn hóa du lịch ở điểm du lịch Đền Hùng là vô cùng quan trọng. Du khách đến Đền Hùng trước nhất là muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử của di tích cùng với giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và nhân dân Phú Thọ thật tự hào về truyền thống văn hóa của mình đây là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới để tìm hiểu giá trị đó như các điệu Ghẹo, những tác phẩm Xoan truyền thống, những trò múa của du khách, các hoat đông diễn xướng văn hóa dân gian vào dị lễ hội . Nhưng để hoạt động này đi vào bền vững đòi hỏi từ phía ban quản lý và nhân dân khu vực gần Đền Hùng tìm ra những giải pháp hợp lý.

Thường xuyên quan tâm tới công tác tuyên truyền gía trị văn hóa truyền thống cho những lớp trẻ và phát huy tiếp nối văn hóa truyền thống, không xảy ra tình trạng thất truyền.

Tổ chức thường xuyên những buổi sinh hoạt văn hóa sôi nổi nhằm làm tăng không khí văn nghệ tại địa phương, không để nó nguội và cần quan tâm tới đời sống và vật chất tinh thần của người dân.

3.2.2.8. Giải pháp về tổ chức quản lý

Tăng cường sự phối hợp giữa văn hóa và du lịch mà cụ thể ở đây là sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ với ban quản lý di tích Đền Hùng và sở văn hóa thông tin Phú Thọ trong việc tham mưu tổ chức quản lý hoạt động du lịch tại khu di tích. Tuy nhiên, cần hạn chế tới mức tối thiểu các quy định để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu quản lý. Những hoạt động quản lý ít hạn chế nhất nhưng lại hiệu quả nhất cần được tiến hành trước. Cần theo dõi những kết quả thu được và có thể có thêm những biện pháp hạn chế nếu cần cho tới khi cải thiện được tình hình. Bố trí địa điểm tiếp nhận ý kiến góp ý và phàn nàn của du khách để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch.

Xây dựng chương trình giáo dục du khách và phương pháp quản lý gián tiếp. Tăng cường nhận thức về du lịch văn hóa và du lịch bên vững.

Tăng cường vai trò ban quản lý di tích trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh dịch vụ và hoạt động của khách du lịch trong khu vực di tích. Có các biện pháp chế tài mạnh mẽ để xử phạt các đối tượng kinh doanh chộp giật làm xấu đi hình ảnh của một điểm di tích lịch sử văn hóa.

3.2.2.9 . Giải pháp về phát triển bền vững

Nhanh chóng áp dụng quan điểm bền vững vào hoạt động du lịch văn hóa, lịch sử tại di tích, tức là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn di tích.

Có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch và được hưởng lợi từ hoạt đông du lịch. Đây là biện pháp quan trọng để bảo tồn di tích, di sản văn hóa, lịch sử và là điều kiện tiên quyết cho việc phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIÊN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ (Trang 54 -54 )

×