Mục tiêu:
- Nêu được tính ưu việt của lắp ghép cơn trơn
- Phân biệt được khoảng cách chuẩn và dung sai khoảng cách chuẩn trong lắp ghép côn trơn;
- Rèn luyện tính chuyên cần, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
Lắp ghép cơn trơn cũng có đặc tính tương tự như lắp ghép trụ trơn: lắp có độ dơi (lắp cố định), lắp có độ hở (lắp động) và lắp ghép khít.
Độ hở và độ dôi của lắp ghép tuỳ thuộc vào vị trí hướng trục của các các chi tiết lắp ghép. Vị trí hướng trục của chúng được xác định so với mặt phẳng chuẩn đã chọn, hình 5.4.
Mặt phẳng chuẩn của cơn được chọn là mặt phẳng vng góc với đường tâm cơn. Khi đã chọn mặt phẳng chuẩn thì vị trí hướng trục của hai cơn lắp ghép với nhau được xác định bằng khoảng cách chuẩn, Zp.
Khoảng cách chuẩn Zp, hình 5.4, là khoảng cách giữa hai mặt chuẩn của côn lắp ghép đo theo hướng trục của cơn. Tương ứng với các kích thước giới hạn của góc cơn ta cũng có khoảng cách chuẩn giới hạn: Zpmax , Zpmin và dung sai khoảng cách chuẩn Tp được tính như sau:
Tp = Zpmax - Zpmin
Zpmax , Zpmin : là khoảng cách chuẩn giới hạn ở vị trí ban đầu của cơn lắp ghép, hình 5.5.
Khi thực hiện lắp ghép thì tuỳ theo đặc tính lắp ghép (độ dơi hoặc độ hở) mà vị trí của côn lắp ghép dịch chuyển tương đối với nhau một khoảng Ea, hình 5.6. Vị trí sau khi lắp là vị trí cuối của cơn, Pf .
Khi yêu cầu dung sai khoảng cách chuẩn để ta có thể tính được dung sai góc của cơn lắp ghép. Hoặc ngược lại với dung sai của góc đã cho của cơn lắp ghép ta cũng có thể tính ra dung sai khoảng cách chuẩn.
Hình 5.4. Lắp ghép cơn trơn
Hình 5.6 Hình 5.5
Trong chế tạo người ta thường kiểm tra côn thơng qua kiểm tra khoảng cách chuẩn.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Nêu khái niệm về góc thơng dụng và tính chất ưu việt của lắp ghép cơn trơn. 2. Trình bày cách biểu thị dung sai kích thước góc.