PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1 KẾT QUẢ
2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của chiều dài cần ghi lên biên độ đường gh
Chiều dài cần ghi ( cm) Đối Tượng 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 Sinh Viên 1 0.2 0.30 0.35 0.45 0.50 Sinh Viên 2 0.35 0.40 0.40 0.45 0.60 Sinh Viên 3 0.50 0.60 0.75 1.0 1.60 Sinh Viên 4 0.60 0.70 0.80 1.0 1.30 Sinh Viên 5 0.70 1.15 1.25 1.45 1.70 Sinh Viên 6 0.20 0.25 0.30 0.45 0.55 Sinh Viên 7 0.25 0.30 0.40 0.50 0.65 Sinh Viên 8 0.80 1.0 1.10 1.15 1.65 Sinh Viên 9 0.60 0.75 0.95 1.15 1.45 Sinh Viên 10 0.55 0.70 0.85 1.0 1.25 TB 0.475 0.615 0.715 0.86 1.125
Biên độ đồ thị của một chu kỳ( ở trạng thái thở sâu) ( cm)
Bảng 3: Số liệu thể hiệnsự ảnh hưởng của chiều dài cần ghi lên biên độ đường ghi.
Qua kết quả khảo sát trên 10 sinh viên, chúng tôi nhận thấy biên độ đường ghi ở trạng thái thở sâu phụ thuộc vào chiều dài cần ghi. Theo nguyên tắc đòn bẩy, nếu khoảng cách từ trống marey đến kim ghi càng lớn thì biên độ đường ghi càng cao : tăng trung bình từ 0.475cm lên 1.125cm (theo bảng 3). Ở đây chúng tôi tiến hành khảo sát ở các chiều dài: 3.0cm, 4.0cm, 5.0cm, 6.0cm, 7.0cm. Qua thực tế kết quả khảo sát thì ở các mức đều có đường ghi rõ (theo dạng hình sin) trong đó ở chiều dài cần ghi 7.0cm thì đồ thị có biên độ cao nhất; 3.0cm có biên độ thấp nhất (biên độ tăng theo chiều dài cần ghi). Mặc dù, ở mức 7.0cm đồ thị có biên độ cao nhất nhưng còn hạn chế: đường ghi không đẹp, không rõ ràng, đồ thị còn gấp khúc.
Vì vậy, qua kết quả trên chúng tôi chọn cơ miêu ký với chiều dài cần ghi là 5.0 và 6.0cm để ghi lại cử động hô hấp này. Do ở hai mức này đồ thị thể hiện các trạng thái hô hấp rõ, dễ quan sát và phân biệt các trạng thái hô hấp với nhau.
Hình 25: Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng của cần ghi lên biên độ
(Các số: 7.0cm, 6.0cm, 5.0cm, 4.0cm, 3.0cm trên đồ thị biểu thị cho chiều dài cần ghi)