Ngoài những tiêu chí như trước đây, danh mục này có hai điểm

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài (Trang 34 - 37)

mới là quy định rõ nguồn vốn và cơ chế tài chính để thực hiện dự án. Chúng ta đã xác định ODA là dự án đầu tư công, có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vì vậy phải tuân theo quy trình giám sát, quản lý vốn từ ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, trách nhiệm giữa các đơn vị thực hiện dự án cũng được quy định rõ ràng. Những quy định này nằm trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của ban quản lý dự án ODA, mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành trong tháng 12 này.

5. Thu hút vốn gián tiếp qua thị trường vốn:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế. Mặt khác, để thúc đẩy hoạt động của các quỹ đầu tư, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như: tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường; phát triển quy mô thị trường; xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, thị trường OTC và tại các doanh nghiệp cổ phần tư

nhân; ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nước ngoài...

- Để ngày càng thu hút sự hình thành và hoạt động của các quỹ này trong thời gian đến, cần sớm nghiên xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành doanh nghiệp, quản lý Nhà nước; tăng tính minh bạch của TTCK, thị trường không chính thức và tại các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân; đẩy mạnh cổ phần hoá gắn với niêm yết trên sàn gia dịch nhằm tạo ra sự sôi động cho TTCK; khuyến khích các công ty định mức tín nhiệm có uy tín như Standard & Poor’s, Moody thành lập chi nhánh tại Việt Nam.

- Minh bạch thông tin và đồng bộ chính sách: Khuyến khích các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần ngân hàng, công ty chứng khoán trong nước. Đây chính là một trong các biện pháp giúp tăng năng lực của các công ty chứng khoán Việt Nam, tiến tới phục vụ tốt cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; Cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư và Luật chứng khoán trên tinh thần tiến đến mục tiêu tự do hoá nguồn vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư; Tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, bãi bỏ giới hạn này đối với các ngành nghề không trọng yếu và nâng giới hạn nắm giữ cổ phiếu đối với cổ phiếu ngân hàng lên 49%, cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam.

- Thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn: Mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối; Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức; Thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài; Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.

- Xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư: Tập trung vào 4 đối tượng: Xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn; xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta luôn đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, vai trò của từng nguồn vốn trong nước và ngoài nước đã được xác định một cách rõ ràng và cụ thể.Nguồn vốn trong nước là quyết định và nguồn vốn nước ngoài là quan trọng không thể thiếu. Điều đặc biệt là giữa hai nguồn vốn này tồn tại một mối quan hệ hữu dụng, nó là sự bổ trợ , thay thế và thúc đẩy những mặt mạnh và yếu của từng nguồn vốn cụ thể và có những cống hiến tích cực cho nền kinh tế .

Nguồn vốn trong nước tập trung vào nhiệm vụ tạo dựng những cơ sơ kiến trúc hạ tầng kỹ thuật ,phát triển các ngành, các lĩnh vực then chốt để có thế tạo dựng một khung sườn vững chắc cho nền kinh tế trước những cơn sóng của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

Nguồn vốn ngoài nước là phép cộng quan trọng cho nhu cầu vốn phát triển của cả nền kinh tế. Các nguồn vốn này hướng tới sự phát triển trong những lĩnh vực cụ thể để tìm kiếm nguồn lợi kinh tế dồi dào ở một đất nước còn nhiều tiềm năng phát triển nhu VIệt Nam. Chúng cũng đồng thời là ưu thế mà một quốc gia đang phát triển như chúng ta có thể tận dụng cùng với các nguồn lực trong nước để rút ngắn thời gian CNH – HDH nền kinh tế.

Nhận thức được vai trò của từng nguồn vốn cụ thể và mối quan hệ bổ trợ giữa hai nguồn vốn này sẽ giúp chúng ta có được những định hướng chính xác, xây dựng chiến lược hợp lý để có thể phát huy hơn nữa những đóng góp của các nguồn vốn này vào mục tiêu phát triển .

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài (Trang 34 - 37)