1.1 .Khái niệm chung
2.4.7. Hệ thống mạng lưới đường ống nước sạch
- Phạm vi quản lý, vận hành: Toàn bộ mạng lưới đường ống nước sạch trên địa bàn. - Vận hành mạng lưới cấp nước bao gồm các công việc liên quan như điều tiết phân phối
- Việc theo dõi sự làm việc của mạng tuyến ống và các thiết bị trên mạng lưới thường được thực hiện theo chu kỳ 01 tháng 01 lần hoặc đột xuất. Khi đi kiểm tra cần xem lại các van khố cịn tốt hay khơng, xiết lại các bu lông ở chỗ mối nối mặt bích, nếu có gì hư hỏng cần
kịp thời sửa chữa, bảo đảm độ kín khít đóng mở nhẹ nhàng.
- Quy trình vận hành và bảo dưỡng sẽ bao gồm cho tất cả các tuyến: + Tuyến ống truyền dẫn;
+ Mạng ống phân phối;
+ Các thiết bị lắp đặt trên tuyến: van xả khí, van xả cặn, van chặn tuyến, đồng hồ lưu lượng;
+ Các phụ tùng: gối đỡ côn, tê, cút...; + Kiểm tra và sửa chữa các chỗ hư hỏng;
+ Phát hiện và xử lý rị rỉ chống thất thốt, chống thất thu.
- Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa theo kế hoạch tồn bộ đường ống và các cơng trình thiết bị trên mạng lưới.
- Phát hiện kịp thời các cơng trình làm việc khơng bình thường để có biện pháp sửa chữa hay thay thế.
- Duy trì chế độ cơng tác tối ưu, đảm bảo áp lực công tác cao nhất phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật, giảm tổn thất tới mức thấp nhất.
- Tẩy rửa và xúc xả đường ống theo chu kỳ hoặc đột xuất đối với các tuyến ống bị tăng hệ số tổn thất thủy lực bất thường.
- Định kỳ kiểm tra lượng Clo dư ít nhất là một tuần một lần trên đường ống phân phối, qua sự tiêu hao Clo dư xác định chế độ súc rửa đường ống.
- Kiểm tra việc đục phá, đấu nối không phép và không đúng trên nguyên tắc đấu nối hệ thống phân phối vào hộ tiêu thụ.
- Quản lý việc đấu nối thêm và việc sử dụng nước của các đối tượng trên các đường ống vào nhà.
- Quản lý việc nối thêm các đoạn ống mới và các ống nhánh. - Quản lý hành lang tuyến ống.
- Phát hiện và giải quyết kịp thời các chỗ rò rỉ.
- Kiểm tra định kỳ các van xả khí 1 - 2 lần trong tháng, thấy có kẹt, tắc hoặc hư hỏng phải sửa chữa kịp thời bảo đảm các van làm việc bình thường.
- Kiểm tra đồng hồ lưu lượng hàng ngày, bảo đảm mặt số đọc rõ ràng chính xác. - Quản lý đồng hồ tổng, tuyến ống nước sạch: Hàng ngày chốt chỉ số đồng hồ tổng vào lúc 07 giờ 00 (trước khi bàn giao ca trực) và so sánh chỉ số đồng hồ tổng của ngày hôm trước để đánh giá thất thoát nước trong ngày và hàng tháng từ ngày 08 đến ngày 10 tây (sau khi chốt đồng hồ nước của hộ dân) tiến hành đánh giá tỷ lệ thất thoát nước trong tháng, bằng cách: lấy tổng lượng nước cung cấp theo đồng hồ tổng chia cho tổng lượng nước tiêu thụ theo số liệu chốt chỉ số đồng hồ của hộ dân và nhân cho 100% sẽ có tỷ lệ thất thốt nước trong tháng. Khi lượng nước cung cấp ra mạng trong ngày tăng đột biến hoặc tỷ lệ thất thoát nước trong tháng tăng cao so với định mức, tiến hành rà soát tuyến ống, xác định nguyên nhân và sự hao hụt nước trên mạng lưới và tìm cách khắc phục. Lưu ý: Hao hụt nước thường do các mối nối hở, do đường ống nứt rạn hoặc bị vỡ, hoặc các thiết bị trên mạng bị rò rỉ. Quản lý đồng hồ đo lưu lượng trên các tuyến và đồng hồ đo nước lắp trên ống dịch vụ, vào từng hộ cũng là một biện pháp phát hiện tình trạng thất thốt (và thất thu) nước. Tìm các chỗ nước rị rỉ bằng cách dùng các thiết bị dị tìm như các máy nghe nước rị rỉ hoặc phát hiện các chỗ đất thấm hơn chỗ xung quanh thì chỗ đó có rị rỉ, hoặc kiểm tra trên các đoạn có sự mất áp lực thơng qua các điểm có lắp đặt đồng hồ đo áp lực hoặc qua các số đo của đồng hồ đo lưu lượng khu vực (nếu có).
- Trong q trình làm việc, đường ống bị đóng cặn. Vì vậy đường ống phải được tẩy rửa để khơi phục khả năng vận chuyển của nước. Việc tẩy rửa thường tiến hành từ 1 - 2 lần/năm hoặc tẩy rửa ngay khi khắc phục xong bể ống. Tẩy rửa bằng cách sử dụng áp lực làm việc của tuyến ống. Tẩy rửa đường ống cần chú ý tới các đọan ống có vận tốc làm việc nhỏ.