Hình 2.4.2 .2 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm
Hình 2.4.2.3 : Tỷ giá USD/VND và các đồng tiền trong khu vực
3.8 Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ
Nhân tố con người vẫn được coi trọng nhất trong tất cả các nguồn lực để thực hiện hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - lĩnh vực địi hỏi sự tham gia về mặt trí lực khá lớn của nhân tố con người, nhân tố này càng đóng vai trị quan trọng, nó quyết định hiệu quả đối với mọi quá trình hoạt động liên quan. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý DTNHNN, đồng thời với những u cầu địi hỏi trình độ chuyên nghiệp và những hạn chế hiện tại của cán bộ, nhất thiết phải quan tâm phát triển nhân lực theo khía cạnh chất lượng. Như vậy, NHNN phải hết sức quan tâm đào tạo và bồi dưỡng các bộ chuyên trách, khơng ngừng tạo điều kiện để nâng cao trình độ chun
bộ có năng lực nhằm tạo ra một đội ngũ chuyên gia giỏi, có khả năng chuyên sâu, tạo ra thế và lực để phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ, bắt kịp với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới.
KẾT LUẬN
Dự trữ ngoại hối nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và tỷ giá. Việc duy trì một mức dự trữ ngoại hối hợp lý sẽ bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động bất thường của tỷ giá, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế và là xương sống chống đỡ khi nền kinh tế gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì quản lý DTNHNN có ý nghĩa vơ cùng lớn.
DTNHNN của Việt Nam kể từ khi hình thành cho đến năm 2007 đã liên tục tăng trưởng và đạt tới mức cao kỷ lục tương đương trên 18,5 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, từ khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 cho đến năm 2010, DTNHNN của Việt Nam đã bị sụt giảm khá nhiều. Trong năm 2011, DTNHNN bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại nhưng với quy mô vẫn còn thấp, chưa đảm bảo mức yêu cầu đối với một nền kinh tế đang từng bước hội nhập và gặp rất nhiều thách thức. Tình hình đó địi hỏi phải có sự phân tích, nhìn nhận lại để có sự đánh giá chính xác, đầy đủ, trên cơ sở đó có những sự thay đổi, điều chỉnh khắc phục và nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác quản lý DTNHNN.
Tổng kết lại, chuyên đề đã đưa ra được những nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DTNHNN để có cơ sở so sánh với thực tiễn Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN để thấy được mặt tích cực
nhằm tiếp tục phát huy cũng như tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó
Thứ ba, đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý DTNHNN trong điều kiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- "Cẩm nang Cán cân thanh toán quốc tế" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xuất bản lần thứ năm
2- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003
3- Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
4- Quyết định số 2213/QĐ-NHNN ngày 6/10/2008 qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch
5- Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XI 6- Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành
Pháp lệnh ngoại hối
7- Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 về Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước
8- Quyết định 653/2001/QĐ – NHNN ngày 17/5/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước
9- Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999 về việc ban hành Qui chế quản lý ngoại tệ của NHNN ở nước ngoài
10-Qui định số 1647/QĐ-SGD qui định về nguyên tắc quản lý nội bộ trong quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước và các nguồn ngoại tệ khác
11-Hướng dẫn quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước của Quỹ tiền tệ quốc tế : http://www.imf.org/external/np/mae/ferm/eng/index.htm