Thực trạng thị trường lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu thất nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô chống thất nghiệp (Trang 32 - 36)

I. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ CÁC CHÍNH SÁCH THÍCH ỨNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM.

2.Thực trạng thị trường lao động Việt Nam.

Với sự tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng (trung bình khoảng 8%/năm) trong thời gian qua, VN đang tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Sức hút đối với các nhà sản xuất và đầu tư quốc tế bắt nguồn từ chính giá trị nội tại và tương lai tươi sáng của VN. Lực lượng lao động trẻ từ 18 - 34 tuổi chiếm 45% và hàng năm tiếp tục được bổ sung mới thêm khoảng 1,5 triệu người.

a.Thực trạng

VN hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các DN mới - khoảng 30.000 DN mỗi năm - đã làm giảm đáng kể số người thất nghiệp. Theo

khoảng 5.3% - số liệu thực tế có thể cao hơn chút ít. Khoảng 10% số người lao động đang công tác trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước, 88% trong các DN ngoài quốc doanh và 2% trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang thu hút nhiều lao động nhất (57%), tiếp đến là dịch vụ (25%), công nghiệp (17%).

Tuy vậy, thị trường lao động VN đang phải đối mặt với nhiều bất cập. Về mặt số lượng, các nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng. Đặc biệt, nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu. Lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật cũng như các chuyên gia thực thụ trong hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc. Trên thực tế, tình trạng này thời gian qua đã có những tiến bộ nhất định thông qua việc ngày càng có nhiều người nước ngoài đến VN và ngày càng có nhiều người VN ở nước ngoài trở lại quê hương.

Tuy nhiên, ở VN hiện không có các cơ quan nhà nước chuyên giới thiệu việc làm mang tính hệ thống và liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, người tìm việc có thể tham khảo thông tin đăng tải trên báo chí hoặc một số website như www.vietnam- german-know-how.com hay www.vietnamworks.com. Ngoài ra họ có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm (hoạt động riêng lẻ) hoặc thông qua các quan hệ cá nhân để tìm được việc làm.

Liên quan đến vấn đề lương tối thiểu, cũng như nhiều nước khác, VN tính toán các mức lương dựa trên quan hệ giữa giá cả và mức cần thiết để đảm bảo cuộc sống. Hiện tại, có 3 mức lương tối thiểu khác nhau, phụ thuộc vào loại hình DN (nhà nước, ngoài quốc doanh hay DN có vốn đầu tư nước ngoài) cũng như khu vực

lao động trong các DN ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc, mức lương tối thiểu cao, nhất là trong DN có vốn FDI (khoảng 60 USD/tháng). Nhưng một phần không nhỏ trong mức lương này sẽ được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội.

Việc trả lương theo trình độ đã được áp dụng tại VN. Một công nhân chưa qua đào tạo trong khối sản xuất công nghiệp hiện có mức lương trung bình 75 USD/tháng cộng thêm tiền bảo hiểm xã hội và tiền làm thêm giờ. Họ còn có cơ hội phát triển nghề nghiệp và học tập nâng cao. Ngoài ra, Luật Lao động đã quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, hệ số lương làm thêm giờ là 1,5 đối với ngày thứ bảy và 2,0 đối với ngày chủ nhật cũng như những quy định khác theo chuẩn quốc tế về giới hạn tổng số thời gian làm thêm giờ và quy định về thời gian thử việc. Mặt khác, việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cùng những khoản bồi thường trong trường hợp này cũng được đề cập đến trong Luật Lao động.

b.Hướng phát triển

VN vẫn được coi là nơi sản xuất với chi phí thấp trong khi hiệu quả lao động đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, VN đang thiếu chuyên gia và công nhân lành nghề với chỉ khoảng 27% người lao động đã qua đào tạo. Bởi vậy các nhà tuyển dụng cần lưu ý rằng trong thời gian đầu người lao động sẽ rất bỡ ngỡ, họ thực sự chưa được chuẩn bị cho công việc sắp làm. Một hệ thống đào tạo vừa học vừa thực hành như ở Đức còn chưa có mặt tại VN. Để nâng cao hiệu suất lao động VN cần cân đối tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Ví dụ, trong khi tỷ lệ kỹ sư - cán bộ kỹ thuật - công nhân lành nghề ở Malaysia là 1 - 4 - 10, thì ở VN do chưa có một thị trường lao động thực thụ tỷ lệ này là 1 - 1 - 3. Điều này dẫn đến hệ luỵ là chi phí lương trong một số ngành công nghiệp sẽ bị đội lên cao một cách bất hợp lý.

Vì vậy, các DN VN trước mắt vừa phải quan tâm đến việc đào tạo và gắn kết các lao động trẻ có năng lực, lại vừa phải tìm cách giữ chân họ khi họ đã trưởng thành. Điều đó đòi hỏi DN vừa phải có vốn, vừa phải có tầm nhìn và khả năng quản trị tốt. Mặt khác, chất lượng đào tạo tại VN cần được nâng lên và cần phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Đây cũng chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, chỉ quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực cao mới có thể phát triển.

Ngoài ra, việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường lao động cũng như đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định và thoả ước trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng cần được đặc biệt quan tâm. Suy cho cùng, hiệu suất lao động chỉ có thể đạt được dựa trên nền tảng của tình yêu lao động, ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như lợi ích hài hoà của các chủ thể tham gia lao động.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian ngắn với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo bộ môn, em đã hoàn thành xong bài tập lớn về vấn đề “thất nghiệp”. Đây là vấn đề quan trọng mà kinh tế vĩ mô xem xét, nghiên cứu và tìm cách giải quyết.

Thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách KTVMđể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp cũng là sự quan tâm của mọi người dân lao động vì nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Thất nghiệp gây ra ngững chi phí đáng kể đối với xã hội. Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân phối không đồng đều dến toàn xã hội.Thất nghiệp thường ảnh hưởng mạnh nhất đến thanh niên và những nhóm dân cư nghèo .

Đối với cá nhân, thất nghiệp là một gánh nặng. Khi mất việc thu nhập của công nhân giảm, ảnh hưởng xấu đến mức sống, đồng thời họ cũng dễ bị thương tổn về tâm lý. Nếu thất nghiệp kéo dài, các kỹ năng lao động của công nhân cũng bị mất đi, mối quan hệ gia đình cũng có thể trở nên căng thẳng khi người trụ cột gia đình bị thất nghiệp.

Nhưng điều quan trọng là cần phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2005,Chính phủ Việt Nam với những chính sách kinh tế linh hoạt đã làm rất tốt việc này. Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta không nhừng giảm, từ 6.42% năm 2000,xuống còn 5.31% năm 2005.Đó là một thành tựu to lớn của nước ta.

Tuy em đã cố gắng rất nhiều nhưng cũng chỉ phần nào đề cập đến một phần nhỏ trong vấn đề lớn này.Bài tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót,em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô và các bạn để bài tập của em hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu thất nghiệp và các chính sách kinh tế vĩ mô chống thất nghiệp (Trang 32 - 36)