Trình bày ý kiến và quan điểm của mình về các chính sách chống lạm phát mà Chính phủ đã thực hiện:

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ lạm phát của việt nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 34 - 35)

mà Chính phủ đã thực hiện:

Những giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ là rõ ràng và cụ thể, có những chỉ tiêu dứt khoát và nhìn chung đã bắt chúng căn bệnh; đó là kết quả của cả quá trình chọn lọc, bàn thảo và đã bắt đúng mạch nền kinh tế.

- Lạm phát có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do tiền tệ. Sự thắt chặt chính sách tín dụng còn đụng đến việc tiếp cận nguồn vốn, khiến tiếp cận vốn khó hơn, đắt đỏ hơn. Điều đó có thể khiến các doanh nghiệp kêu ca nhưng sẽ thúc ép họ phải hoạt động có hiệu quả hơn, buộc họ phải từ bỏ những dự án đầu tư kém. Họ phải cân nhắc xem vay để làm gì, kinh doanh ra sao…, như thế chỉ có lợi cho nền kinh tế bởi doanh nghiệp khó có thể đầu tư một cách mạo hiểm, ngon ăn nhưng nhiều rủi ro như bất động sản hay chứng khoán.

- Biện pháp thắt chặt tiền tệ hay thắt chặt chi tiêu công cộng là hợp lý. Đây là biện pháp đau đớn với một số người và tầng lớp nhất định, nhưng cần phải làm.

Siết chặt chính sách tiền tệ là cần thiết nhưng chưa đủ, mà còn cần phải tiến hành giảm bớt chi tiêu Chính phủ, ngân sách và tăng hiệu quả đầu tư của các tập đoàn lớn của Nhà nước.

- Trong những năm trước, để giữ tiền Việt ổn định (nhằm giữ lợi thế cho xuất khẩu), cơ quan tiền tệ Việt Nam đã phải mua vào ngoại tệ với lượng ngày càng lớn. Do đó, hàng năm một lượng tiền lớn đã được đẩy vào lưu thông. Lượng tiền này có thể lên tới 15% GDP hoặc hơn. Một chính sách nên được tiến hành đồng bộ với chính sách trên là thắt chặt hợp lý tăng trưởng tiền tệ và tín dụng. Nhưng trong thời gian vừa qua, nó đã không được thực hiện. Kết quả là lạm phát đã trở thành một hiện tượng kinh niên (ở mức cao, trên 8%) kể từ năm 2004.

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ lạm phát của việt nam thời kỳ 2003-2008 (Trang 34 - 35)