Các cơ chế mang tính hoá học đối với việc gây rối loạn chức năng nội tiết tố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tìm hiểu về chất độc môi trường (Trang 77)

V. Quan trắc việc tiếp xúc và xử lý ngộ độc

c. Các cơ chế mang tính hoá học đối với việc gây rối loạn chức năng nội tiết tố.

tiết tố.

* Các cơ chế gây rối loạn nội tiết tố.

Tuy chưa có giải thích rõ ràng về cơ chế hoá chất gây rối loạn nội tiết và vỡ các chức năng nội tiết tố bình thường, nhưng có thể hiểu như sau:

Khi một hormon steroid được tổng hợp trong tuyến nội tiết và đi đến cơ quan nội tạng đích, nó sẽ gắn với cơ quan thụ cảm và tạo ra DNA tổng hợp thành một protein đặc thù. Loại hormon này xác định loại cơ quan thụ cảm mà nó gắn kết. Hoá chất gây rối loạn nội tiết gắn kết với một cơ quan thụ cảm và dẫn đến gen sẽ thu nhận tín hiệu sai. PCB, DDT nonylphenol và bisphenol A tác động giống hormon, gắn kết với các cơ quan thụ cảm estrogen và làm sai lạc tính năng sinh sản của con cái. DDE (một dẫn xuất của DDT) và vinclozin (hoá chất nông nghiệp) gắn kết với cơ quan thụ cảm andrro gen (kích tố tính dục) và ngăn cản chức năng đó.

Các nhà khoa học đã báo cáo về sự tồn tại của các hoá chất gây sự sản sinh các protein chức năng bằngcách kích hoạt các gen qua tác động lên đường truyền tín hiệu trong tế bào mà không gắn trực tiếp với các cơ quan thụ cảm hormon. Ví dụ dioxin không trực tiếp gắn với cơ quan thụ cảm estrogen hoặc với cơ quan nhận cạm androgen mà chúng gây ảnh hưởng lên chức năng estrogen một cách gián tiếp qua việc gắn với một protein trong tế bào và kích hoạt các gen.

* Kích tố động dục thực vật - Phytoestrogen

Có khoảng 20 loại kích tố phytoestrogen là các hoá chất sinh ra bởi thực vật và có các hiệu ứng như kích tố động dục estrogen. Khi một hoá chất như vậy được động vật tiêu thụ, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp estrogen và có thể tác

động giống estrogen hoặc kháng estrogen. Lượng phytoestrogen được hấp thụ qua ăn uống lớn hơn nhiều lần so với lượng hợp chất cơ chlor được đưa vào cơ thể và sinh ra các hiệu ứng dạng estrogen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tìm hiểu về chất độc môi trường (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w