Câu 1: Chép thuộc lòng bảng phiên âm và dịch thơ bài “Tẩu lộ”?
Câu 2:Tìm ra biên pháp tu từ tiêu biểu trong bài thơ và nêu hiệu quả, nghệ thuật
của nó?
Câu 3: Chỉ ra 2 lớp nghĩa của bài thơ này?
Câu 4: Trong câu thơ: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san", việc lặp lại hai lần
chữ "trùng san" có tác dụng gì ?
Câu 5: Theo em đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện khơng? Vì sao?
Câu 6: Từ bài thơ, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân, trình bày ngắn gọn bằng
1 đoạn văn diễn dịch từ 5-7 câu.
Câu 7: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường gợi cho em nhớ đến bài thơ nào trong
Gợi ý: Câu 1: Chép thuộc:
Câu 2: Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất là: điệp ngữ (tẩu lộ; trùng san)
- Giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm, từng trải
- Vẽ nên sự gian nan, trập trùng, nhấn mạnh cái khó khăn, nhọc nhằn mà tác giả
phải trải qua, dường như bất tân, đồng thời cũng thể hiện được khí phách cứng cỏi của con người
Câu 3: Bài thơ có hai lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: nỗi gian lao của việc đi đường núi
- Nghĩa bóng: ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời.
Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khó nhưng nếu kiên trì, bền trí để vượt qua gian nan, thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
Câu 4: Câu thơ lặp lại hai lần chữ "trùng san" để nhấn mạnh nỗi gian lao triền miên
tiếp nối của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
Câu 5: Theo em đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện khơng? Vì sao?
*Bài thơ "Đi đường”của Hồ Chí Minh khơng phải là bài thơ tả cảnh hay tự sự mà chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí .
Tuy bề ngoài những vần thơ này giống như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày tù đầy nhưng đã nói lên thật sâu sắc, thuyết phục một chân lí: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang .
Câu 6: Bài thơ đã để lại cho em bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc về việc đi đường:
+ Con đường đi đến thành công không bao giờ là con đường trải đầy hoa hồng cả. + Con đường đó rất nhiều khó khăn, gian lao và thử thách.
+ Bài thơ đã mang lại cho em một bài học về ý chí, tự rèn luyện bản thân mình trên con đường mà mình muốn theo đuổi.
Đoạn văn: Bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh đã để lại cho em bài học đầy ý
nghĩa và sâu sắc về việc “đi đường”. Con đường đi đến thành công không bao giờ là con đường trải đầy hoa hồng cả. Con đường đó rất nhiều khó khăn, gian lao và thử thách. Nhưng nếu kiên trì, có ý chí quyết tâm ta sẽ đi đến được thắng lợi vẻ vang. Bài thơ đã mang lại cho em một bài học về ý chí, tự rèn luyện bản thân mình trên con đường mà mình muốn theo đuổi. Tóm lại, bài thơ đã để lại cho mỗi chúng ta những bài học quí để vững bước đi trên đường đời.
Câu 7:
Bài thơ “Đi đường” gợi nhớ đến bài thơ “Đập đá ở Cô Lôn” của Phan Châu Trinh. Ý nghĩa, tư tưởng của hai bài thơ này gặp nhau ở chỗ: Từ những công việc cụ thể như : đập đá, đi đường gợi đường đời, đường cách mạng nhiều gian khổ, khó khăn, thử thách con người, nhưng có ý chí, tinh thần và nghị lực thì nhất định sẽ vượt qua.