CHƯƠNG 3 : ẾT QUẢ NGHIÊN ỨU VÀ TH ẢO LU ẬN
30 3.7.1 Đặc điể ủa các hộ được kh ảo sát
3.7.4. Chất lượng, năng suất
3.7.4.1 Chất lượng
Theo Công ty cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (CAFECONTROL) (2015) TCVN 4193:2014 đã được công bố tại quyết định số 1415/QĐ-BKHCN ngày 12/6/2014 nhưng hàng năm lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam áp dụng TCVN 4193 chưa quá 1% tổng sản lượng. Các thị trường nhập khẩu đều có những quy định riêng về tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với nhu cầu như đánh giá theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ.
Chất lượng là phần khó thu thập thơng tin nhất đối với các hộ vì các hộ khơng thể đánh giá được kích cỡ hạt; % tỷ lệ hạt lép, xanh non; % tỷ lệ hạt đen, vỡ; % độ ẩm; % tạp chất khác. Vì vậy, đánh giá chất lượng dựa trên thơng tin định tính thơng qua phỏng vấn các nhóm trưởng, hội nơng dân, hội khuyến nông các xã, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp và số lượng thu mua của Nestle bởi vì Nestle đưa ra tiêu chuẩn chất lượng 7.2 để
Hộp 3: Tiêu chuẩn chất lượng 7.2 của Nestle - Kích cỡ hạt: 90/13, 97/12 Độ ẩm: 12% Tạp chất: Nhỏ hơn 0,5% Hạt đen, vỡ: Nhỏ hơn 3% Tổng số lỗi: Nhỏ hơn 15% Chất lượng thử nếm: Tốt
Nguồn: Công ty TNHH Nestle (2013)
thu mua cà phê từ nông dân, đây là tiêu chuẩn theo CAFECONTROL đánh giá là khắt khe về chất lượng (Hộp 3).
Qua phỏng vấn các đối tượng có liên quan đều cho rằng chất lượng cà phê của các hộ tham gia chương trình CPBV đều tăng. Kết quả điều tra sản lượng thu mua của Nestle cho thấy 85% các hộ tham gia chương trình CPBV bán cho doanh nghiệp và 15% cịn lại khơng bán cho công ty là do bán cho các đại lý đã vay vật tư, ngoài ra theo đại diện của Nestle trong niên vụ 2014 họ đã thu mua khoảng 90% sản lượng cà phê 4C từ các nông hộ. Như vậy, khi tham gia chương trình CPBV chất lượng cà phê có tăng.
3.7.4.2 Năng suất
Theo những người có kinh nghiệm trong ngành cà phê, năng suất cà phê 3-3,5 tấn là quá cao so với các nước, vì vậy khi tham gia chương trình CPBV năng suất khơng thể tăng hơn nữa mà chỉ giữ ổn định qua các năm. Kết quả điều tra cho thấy có 68% số hộ tham gia chương trình CPBV và 56% số hộ khơng tham gia CPBV có năng suất ổn định trung bình từ 3-3,5 tấn; 25% số hộ tham gia chương trình CPBV có năng suất tăng từ 2 tấn lên 3-3,5 tấn; 44% số hộ khơng tham gia CPBV có năng suất khơng ổn định (năm được mùa, năm mất mùa). Như vậy, khi tham gia chương trình CPBV năng suất của các hộ đã ổn định hơn, ít bị tình trạng năm được mùa, mất mùa như trước đây.
3.7.5. Chi phí, lợi nhuận
Bảng 3.11: Hiệu quả sản xuất của chương trình CPBV
Khoản mục ĐVT Bình qn
Giá bán Đồng/kg 40.000
Chi phí sản xuất trong thời gian kinh doanh (Phụ lục 5) Đồng/ha/năm 60.292.000
Chi phí sản xuất trong thời gian KTCB15 Đồng 55.000.000
Thời gian khấu hao Năm 25
Năng suất Kg/ha 3.500
Doanh thu Đồng/ha/năm 140.000.000
Lợi nhuận Đồng/ha/năm 77.508.000
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015
Các hộ nơng dân thường khơng ghi chép các chi phí sản xuất vào sổ nông hộ nên phần thu thập thơng tin về chi phí, lợi nhuận của nơng dân khơng thu thập được từ phiếu điều tra. Vì vậy, thơng tin về chi phí, lợi nhuận được điều tra từ sổ nơng hộ của nhóm trưởng.
Kết quả điều tra cho thấy, đối với các hộ tham gia chương trình CPBV, chi phí sản xuất cho 1ha/3,5 tấn trong thời gian kinh doanh là 60.292.000 đồng (không có chi phí thuốc bảo vệ thực vật) trong đó chi phí cho phân bón hóa học khoảng 10.214.000 đồng; chi phí đầu tư trong thời gian kiến thiết cơ bản là 55.000.000 đồng, thời gian khấu hao là 25 năm. Giá bán trong năm 2014 dao động từ 39.000-42.000 đồng/kg nhưng nông dân bán nhiều nhất vào mùa thu hoạch với giá 40.000 đồng/kg nên tính giá bán là 40.000 đồng/kg. Vậy trong năm 2014 lợi nhuận mà nông dân nhận được là 77.508.000 đồng/ha. Ngồi ra, các hộ cịn nhận được thêm trung bình khoảng 300 đồng/kg cho sản phẩm cà phê được mua theo giá CPBV.
Qua khảo sát về lượng phân bón 90% các hộ tham gia chương trình CPBV và 97% các hộ khơng tham gia chương trình CPBV đều bón dư khoảng 15-20% . Như vậy, lợi nhuận của các hộ đã giảm khoảng 1.532.000 đồng đến 2.042.800 đồng từ chi phí phân bón.
15
Ngồi ra, với các hộ phun thuốc theo định kỳ và phun tồn vùng khi khơng có sâu bệnh sẽ mất thêm khoảng 2.000.000-3.000.000 đồng lợi nhuận.
Như vậy, nếu thực hiện đúng theo khuyến cáo các hộ tham gia chương trình CPBV sẽ có lợi nhuận hơn các hộ khơng tham gia chương trình CPBV khoảng từ 3.532.000-5.042.800 đồng từ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.
Lưu ý: Đối với chương trình FT giá thưởng cao khoảng 2.000/kg nên lợi nhuận được cộng thêm khoảng 3.500.000đồng/ha (50% sản phẩm bán được theo chương trình FT). Ngồi ra, các nơng hộ còn được nhận hỗ trợ trong sản xuất từ 9.000đồng/kg tiền phúc lợi cho hợp tác xã.
3.7.6. Thông tin về bán sản phẩm
Kết quả điều tra cho thấy, Đăk Man chưa quan tâm đến việc thu mua cà phê UTZ từ nơng hộ tại điểm nghiên cứu, nơng hộ rất khó khăn trong việc bán sản phẩm cho Đăk Man, nên chỉ 10% sản lượng được bán cho Đăk Man (Bảng 3.12).80% các nông hộ cho rằng giá thưởng khơng tạo động lực thúc đẩy hộ tích cực tham gia chương trình cà phê bền vững. Đối với Hợp tác xã, kế hoạch thu mua cà phê FT năm 2014 là 722 tấn chiếm 50% sản lượng sản xuất. Theo điều tra có 93% sản lượng của các nông hộ được bán cho Hợp tác xã (Bảng 3.12) nên 50% sản lượng là tính giá cho cà phê có chứng nhận FT, cịn lại được tính như giá cà phê thông thường. 100% các nông hộ đều cho rằng giá thưởng tạo động lực thúc đẩy hộ tích cực tham gia chương trình cà phê bền vững.
Đối với Nestle, Amajaro kế hoạch thu mua cà phê 4C, RA năm 2014 lần lượt là 90%, 80% sản lượng sản xuất. Theo điều tra có 85% sản lượng bán cho Nestle và 63% sản lượng bán cho Amajaro (Bảng 3.12).100% các nông hộ của Nestle và 60% nông hộ của Amajaro cho rằng giá thưởng tạo động lực thúc đẩy hộ tích cực tham gia chương trình cà phê bền vững. Từ kết quả trên cho thấy giá thưởng có tạo động lực thúc đẩy hộ tích cực tham gia chương trình cà phê bền vững hay khơng tùy thuộc vào chính sách, kế hoạch thu mua và giá thu mua của từng doanh nghiệp.
Bảng 3.12: Tình hình bán sản phẩm của các nông hộ (% sản lượng)
Chỉ tiêu nghiên cứu Đăk Man Hợp tác xã Nestle Amajaro Bán cho các doanh nghiệp
liên kết tham gia chương trình CPBV
10% 93% 85% 63%
Bán cho các đại lý cung ứng
vật tư 5% 0% 12,5% 14%
Bán cho các đại lý có giá thu
mua cao 85% 7% 2,5% 23%
Khác 0% 0% 0% 0%
Nguồn: Kết quả điều tra năm 2015
3.7.7. Khó khăn của các nơng hộ
Các nơng hộ trồng cà phê đều có kinh nghiệm trồng cà phê trên 20 năm, nên hầu hết khi áp dụng các TBKHKT để đảm bảo các nguyên tắc, bộ tiêu chuẩn của các chương trình CPBV các nơng hộ đều thực hiện dễ dàng. Khó khăn lớn nhất của các nông hộ là ghi chép sổ nông hộ.
Các khó khăn phổ biến của các nơng hộ hiện nay là giá cà phê không ổn định, thiếu vốn đầu tư tái canh, việc đánh giá phẩm chất của cà phê chưa minh bạch nên thường xuyên bị ép giá. Ngồi ra, nơng hộ cịn gặp một số khó khăn chủ yếu khác gồm thiếu lao động thu hoạch, an ninh không được đảm bảo, thiếu vốn mua thiết bị kỹ thuật, lãi suất vay cao.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Từ kết quả phỏng vấn, khảo sát và phân tích cách thức liên kết của doanh nghiệp và nơng dân tham gia chương trình CPBV cũng như cách thức sản xuất của nơng dân khi tham gia chương trình CPBV, tác giả rút ra kết luận:
Đối với nơng dân:
1. Chương trình CPBV đã mang lại tác động tích cực đối với các nơng hộ. Về kinh tế, năng suất hàng năm được giữ ổn định, chất lượng cà phê tăng, tiết kiệm chi phí đầu vào từ 5,9- 8,4%, ngồi ra khi bán sản phẩm nơng hộ được nhận thêm giá thưởng từ doanh nghiệp. Về môi trường, các nông hộ có ý thức bảo vệ mơi trường tốt và đã góp phần cải thiện môi trường tại địa phương như nguồn tài nguyên nước đã được tiết kiệm, không vứt rác thải lung tung, cải thiện độ phì nhiêu cho đất….Về xã hội, các nông hộ đều được tiếp cận với các TBKHKT mới, sức khỏe và an tồn của nơng hộ được đảm bảo.
Tuy nhiên, khi tham gia chương trình CPBV, sản lượng thu mua CPBV của doanh nghiệp còn thấp và không ổn định đã làm giảm bớt lợi nhuận của nông dân nhận được từ giá thưởng.
2. Khó khăn lớn nhất của nông hộ hiện nay là giá cà phê không ổn định, thiếu vốn đầu tư tái canh, việc đánh giá phẩm chất của cà phê chưa minh bạch nên thường xuyên bị ép giá. Ngoài ra, nơng hộ cịn gặp một số khó khăn chủ yếu khác gồm thiếu lao động thu hoạch, an ninh không được đảm bảo, thiếu vốn mua thiết bị kỹ thuật, lãi suất vay cao. 3. Các nông hộ đồng bào DTTS, vùng sâu vùng xa khó cơ hội tiếp cận được TBKHKT từ
các chương trình CPBV.
Đối với doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp khi tham gia thực hiện chương trình CPBV đều lỗ và phụ thuộc vào kế hoạch của công ty mẹ nên khả năng chương trình liên kết này khơng tồn tại lâu dài.
2. Từ năm 2011-2014, các doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình CPBV chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa tập trung phát triển theo chiều sâu.
1. Nhà nước đã ban hành các chính sách phát triển CPBV, tuy nhiên các chính sách chưa hiệu quả trong thực tế. Nhà nước hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp để phát triển chương trình CPBV.
2. Các cơ quan nơng nghiệp khơng có kinh phí để tập huấn, hướng dẫn nơng dân thực hiện các TBKHKT nhằm tuân theo các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn của các chương trình CPBV. 3. Nhà nước chưa chú trọng đến công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp
liên kết tham gia chương trình CPBV nên khơng nắm được tình hình phát triển CPBV đang diễn ra trong thực tế như thế nào. Điều này dẫn đến các chính sách phát triển CPBV được xây dựng nhưng khơng hiệu quả.
4.2. Kiến nghị
Đối với chính quyền Trung ương, tỉnh:
1. Sản lượng cà phê có chứng nhận được thu mua ít so với sản lượng sản xuất ra nhưng chương trình CPBV mang lại lợi ích rất lớn cho nơng hộ, cộng đồng, môi trường và giúp ngành cà phê tránh khỏi những thách thức trong tương lai xuất phát từ tập quán sản xuất cà phê truyền thống; do đó, chính quyền Trung ương, tỉnh cần chủ động tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn cụ thể quy trình sản xuất tuân thủ bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn của các chương trình CPBV đến tất cả nông dân, đặc biệt là nông hộ DTTS, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, chính quyền Trung ương, tỉnh cần tăng cường nguồn kinh phí hoạt động cho các cơ quan hỗ trợ nông nghiệp; hỗ trợ các giống cây ghép, lãi suất cho nơng dân trong chương trình tái canh.
2. Chính phủ cần bỏ quy định các doanh nghiệp nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh cà phê tại Việt Nam nhưng không được thu mua trực tiếp nguyên liệu từ nơng dân tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh trong lĩnh vực cà phê, nhằm tranh thủ nguồn lực từ các doanh nghiệp trong quá trình phát triển chương trình CPBV.
3. Chính quyền Trung ương, tỉnh cần quản lý, kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp đã liên kết tham gia chương trình CPBV để có các chính sách phát triển chương trình CPBV phù hợp với thực tế.
4. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển chương trình CPBV theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Đối với chính quyền huyện Cư M’gar:
1. Cần quản lý, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các doanh nghiệp liên kết tham gia chương trình CPBV để có biện pháp hỗ trợ cho nông dân kịp thời khi doanh nghiệp chấm dứt liên kết. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể liên kết với nơng dân triển khai
chương trình CPBV.
3. Cung cấp kinh phí cho Hội nơng dân, Hội khuyến nông các xã để tập huấn, hướng dẫn TBKHKT cho nông dân.
4. Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi, giao thông và bảo đảm an ninh tại các vùng tập trung nhiều cà phê.
Đối với chính quyền xã:
Cần tuyên truyền, vận động tất cả nông dân sản xuất cà phê theo bộ quy tắc, bộ tiêu chuẩn của các chương trình CPBV thơng qua Hội nơng dân, Hội khuyến nông, các buổi họp thơn, bn.
4.3. Hạn chế của đề tài
Luận văn có 2 hạn chế: Thứ nhất, trong khả năng của mình tác giả đã cố gắng thu thập thơng tin của các nông hộ qua phiếu điều tra; tuy nhiên tại nội dung phân tích lợi nhuận của nơng hộ không được các nông hộ trả lời nên tác giả đã sử dụng sổ nông hộ của các nhóm trưởng phân tích, do đó cịn thiếu tính đại diện. Thứ hai, luận văn chưa tính được lợi ích và chi phí của chương trình CPBV trên phương diện kinh tế, xã hội, môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012), Quyết định số 1987/QĐ- BNN-TT ngày 21/8/2012 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định số 3417/QĐ- BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2015), Tổng quan về sản xuất và định hướng phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới.
4. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Liên kết vùng trong phát triển Tây Nguyên.
5. Bộ Công Thương (2014), “Tổng quan về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nơng sản,
thủy sản Việt Nam năm 2013”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT), truy
cậpngày 01/3/2015 tại địa chỉ:
http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2861/tong-quan-ve-tinh-hinh-xuat-khau-nhom-hang- nong-san--thuy-san-viet-nam-nam-2013.aspx.
6. Lê Ngọc Báu (2015), Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.
7. Công ty TNHH Nestle Việt Nam (2013), Thực hành nông nghiệp tốt của Nescafe.
8. Công ty TNHH Nestle Việt Nam (2014), Quy trình trồng và chăm sóc cà phê vối theo hướng sản xuất bền vững.
9. Fairtrade International (2011),Tiêu chuẩn chung về Thương mại công bằng dành cho tổ
chức của người sản xuất nhỏ.
10.Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (2015),Tình hình thị trường cà phê thế giới và Việt
Nam niên vụ 2013/2014 và dự báo niên vụ 2014/2015.
11.Hội nông dân xã Ea K’pam (2014),Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông
12.Hiệp hội 4C (2012), Bộ quy tắc 4C.
13.Huyện ủy Cư M’gar (2015), Báo cáo chính trị đại hội 8.
14.Từ Thái Giang (2012), Nghiên cứu phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 15.Khuyến nôngxã Ea Kiết (2014), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông xã Ea Kiết
năm 2014.
16.Kaplinsky, R. và M. Morris (2001),Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá trị.
17.M4P (2008), Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo. Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị.