Hướng dẫn dạy học dạng bài thuộc Mĩ thuật tạo hình

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MĨ THUẬT 3 BẢN 1 (Trang 52 - 56)

Trước hết, GV hướng dẫn HS quan sát những yếu tố mĩ thuật như chấm, nét, hình, màu, khối trong sách, tranh ảnh hay trong thực tế để các em nhận biết được đặc điểm cơ bản của các yếu tố đó. Sau đó, GV hướng dẫn HS trải nghiệm với một hoạt động mĩ thuật cụ thể để các em ghi nhớ và nắm được các biểu hiện của các yếu tố mĩ thuật trên sản phẩm và tác phẩm mĩ thuật.

Ví dụ: Bài Cây trong vườn, HS được củng cố về yếu tố chấm, nét, hình khối và màu sắc. Hoạt động 1: HS khám phá hình khối, màu sắc của mơ hình cây bằng giấy, bìa màu để liên tưởng, nhận biết các nét, chấm với hình ảnh thân, cành, lá cây thường gặp trong tự nhiên được thể hiện như thế nào qua mơ hình cây 3D.

Hoạt động 2: HS quan sát các hình vẽ và chỉ ra cách tạo mơ hình cây trong minh hoạ, qua đó giúp các em nhận thức được sự đa dạng của khối trong tạo hình cây đơn giản. Hoạt động 3: HS sử dụng các khối, nét, chấm, màu để tạo và trang trí mơ hình cây theo ý thích dựa trên những hình ảnh cây gợi ý từ thực tế. Với hoạt động này, GV cần gợi mở để HS hình dung, nhớ lại những hình ảnh về các loại cây đã được quan sát hoặc tiếp cận ở thực tế, gợi ý và khuyến khích HS sử dụng các nét và màu khác nhau để mơ phỏng hình của thân, cành, lá cây khi tạo mơ hình và trang trí,…

Hoạt động 4: HS cùng trưng bày sản phẩm và chia sẻ những cảm nhận của bản thân về

các loại chấm, nét, hình khối được sử dụng trong sản phẩm của mình, của bạn, từ đó làm giàu thêm kiến thức về các yếu tố mĩ thuật có trong tạo hình và ý tưởng điều chỉnh để hồn thiện sản phẩm tốt hơn.

Hoạt động 5: Đây được coi là hoạt động để HS kết nối kiến thức trong bài học với

cuộc sống và vận dụng kiến thức cho những hoạt động tiếp theo. GV có thể khuyến khích, gợi ý cho HS hợp tác nhóm tạo mơ hình khu vườn cây từ các sản phẩm của cá nhân để các em nhận biết thêm về thiên nhiên, cảnh quan xung quanh, tạo cơ hội phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ và ý thức bảo vệ môi trường cho HS.

Với dạng bài thuộc Mĩ thuật tạo hình, GV có thể cho HS tiếp cận bài học bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể là:

2.1. Bắt đầu bài học bằng quan sát

Với quy trình dạy học dạng bài này, GV tạo cơ hội, hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, video clip, vật mẫu hay qua quan sát thực tế để khám phá kiến thức bài học, sau đó áp dụng những kiến thức đó vào bài tập thực hành để hiểu rõ và khắc sâu ghi nhớ kiến thức. Ví dụ: Bài Vui tết Trung thu.

Với dạng bài học này, GV khuyến khích HS nói, kể về những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học. GV có thể tổ chức cho HS thảo luận và diễn tả lại những hình ảnh mà các em ấn tượng có liên quan đến nội dung chủ đề. Sau đó, khuyến khích HS mơ phỏng lại bằng ngơn ngữ của mĩ thuật như chấm, nét, hình, màu, khơng gian,... Chú ý tạo cơ hội cho HS ứng dụng những yếu tố mĩ thuật để thể hiện cảm xúc của mình với thế giới xung quanh.

Hoạt động 1: GV khuyến khích HS chia sẻ về những hoạt động trong dịp Trung thu mà

HS yêu thích, đặc biệt là khuyến khích HS diễn tả lại những hoạt động đó bằng ngơn ngữ và hành động của cơ thể. GV cần tạo cơ hội cho HS cùng diễn tả lại các hoạt động đó để HS ghi nhớ những hình ảnh thể hiện rõ nét ấn tượng của các em với hoạt động, sự kiện đó.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS vẽ mơ phỏng lại hình ảnh về hoạt động trong dịp Trung

thu mà HS thấy ấn tượng; vẽ thêm các nhân vật cùng tham gia sự kiện và vẽ thêm cảnh vật nơi diễn ra hoạt động đó với việc sử dụng các yếu tố nét, hình, màu, đậm, nhạt,… để tạo không gian, nhịp điệu và diễn tả được khơng khí vui tươi, phấn khởi của tết Trung thu ở thực tế.

Hoạt động 3: GV khuyến khích HS lựa chọn hoạt động đặc sắc, ấn tượng của đêm Trung

thu phù hợp với thực tế của mỗi em là ở nhà, ở lớp hay một nơi nào khác,… để thể hiện cảm xúc cho bài vẽ; gợi ý HS trang trí hay vẽ thêm chi tiết tạo điểm nhấn trọng tâm và thể hiện rõ hơn ý tưởng của các em để bức tranh sinh động hơn.

Hoạt động 4: Cũng như các hoạt động ở dạng bài bắt đầu bằng quan sát, HS cùng trưng

bày bài vẽ để chia sẻ và thảo luận, qua đó hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ và mở rộng, củng cố kiến thức theo yêu cầu của chủ đề/bài học.

Hoạt động 5: Ngồi việc khuyến khích HS nhận biết những biểu hiện của nội dung bài học

trong thực tế hay qua các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật có liên quan đến nội dung bài học, GV có thể cho HS quan sát những tác phẩm mĩ thuật dân gian Việt Nam để các em nhận biết thêm cách tạo hình, về truyền thống văn hố nghệ thuật của đất nước.

2.2. Bắt đầu bài học bằng tưởng tượng

Đây là dạng bài học giúp kích thích trí tưởng tượng và liên tưởng trong sáng tạo mĩ thuật cho HS. Dạng bài học này thường đưa ra những hình ảnh hoặc các vật dụng, màu sắc, hình khối hay đồ vật đã qua sử dụng, thậm chí là những hình ảnh khơng rõ hình để HS quan sát và liên tưởng đến những hình ảnh ẩn hiện trong suy nghĩ hay kinh nghiệm của cá nhân rồi sắp xếp, lắp ghép, vẽ thêm để người xem hình dung được nội dung, thông điệp mà HS nhận ra trong tưởng tượng. Dạng bài học này rất phù hợp với những bài tập sử dụng đồ vật đã qua sử dụng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của HS.

Ví dụ: Bài Những sinh vật nhỏ trong vườn là bài học tưởng tượng với hình và màu của đồ vật đã qua sử dụng, những vật liệu phù hợp tạo khn in để in hình các con cơn trùng nhỏ, tạo nên một hình ảnh mới của sản phẩm mĩ thuật hay một đồ vật mới, có ý nghĩa.

Hoạt động 1: GV tạo cơ hội cho HS quan sát một số hình con vật nhỏ được tạo hình bằng

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu cách thực hiện thơng qua hình minh hoạ

trong SGK, thảo luận và chỉ ra các bước tạo hình cơn trùng từ những vật liệu đã qua sử dụng tạo khn in. Sau đó, gợi ý để HS chọn và vẽ thêm các chi tiết phù hợp thể hiện các bộ phận của con vật.

Hoạt động 3: GV khuyến khích, gợi mở cho HS liên tưởng về khn sẽ in hình cơn trùng

muốn thể hiện để lựa chọn hình đồ vật phù hợp với các chi tiết, bộ phận của côn trùng đó. Trong hoạt động này, GV ln kích thích năng lực sáng tạo không ngừng cho HS bằng những câu hỏi phù hợp với từng đối tượng và sở thích cá nhân.

Hoạt động 4: Đây là hoạt động trưng bày và chia sẻ về sản phẩm vừa hoàn thành của HS,

GV ln khuyến khích HS nêu ý kiến nhận xét về sản phẩm của mình hoặc về sản phẩm u thích của các bạn, qua đó giúp các em phát triển năng lực tự đánh giá và giao tiếp bằng ngơn ngữ mĩ thuật. Qua đó cũng giúp các em học hỏi, rút kinh nghiệm, biết cách tự điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện và sinh động hơn.

Hoạt động 5: GV tạo cơ hội cho HS tìm hiểu những ứng dụng của hình cơn trùng trong sản phẩm mĩ thuật phục vụ đời sống, nhằm thúc đẩy trí tưởng tượng, sáng tạo khơng ngừng và củng cố năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MĨ THUẬT 3 BẢN 1 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)