.2 Đánh giá tác động so sánh trước và sau

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc VN (Trang 50 - 51)

Ở tình huống này thì chúng ta sẽ so sánh giữa các kết quả chương trình can thiệp ở đối tượng tham gia trước và sau chương trình. Như đã thấy trong hình 3.2, ta sẽ có hai điểm quan sát trên đối tượng thụ hưởng trong một chương trình can thiệp là: thu nhập trước khi tham gia (Y0)và thu nhập sau khi tham gia (Y2). Như vậy, hiệu quả của chương trình có thể được tính bằng (Y2 – Y0). Với kết luận này chúng ta có thể dễ dàng mắc sai lầm, cách so sánh đơn giản như vậy khơng thể là sự đánh giá chính xác vì những yếu tố khác (ngồi chương trình) có thể đã thay đổi trong thời kỳ này. Không đối chiếu với những yếu tố khác này có nghĩa là ta sẽ gán sai kết quả ở đối tượng tham gia là Y0, trong khi đó có thể là Y1. Ví dụ, các đối tượng tham gia một chương trình tập huấn có thể cải thiện được cơ hội việc làm sau chương trình. Tuy sự cải thiện này có thể do chương trình tạo ra nhưng cũng có thể là do nền kinh tế đã phục hồi từ khủng hoảng và chỉ số việc làm lại tăng trở lại.

Về cơ bản đánh giá tác động chương trình thơng qua khác biệt trong các kết quả ở đối tượng trước và sau khi triển khai chương trình (hay giữa các đối tượng tham gia và không tham gia). Khung đánh giá tác động được trình bày bởi hình 3.3 dưới đây như sau:

Nhóm đại diện

Quá trình trung gian Thay đổi hành vi và thực tiễn qua thời gian

Kết quả “đầu ra”

Sự khác biệt do đầu ra do tác động

Nhóm đại diện

Q trình trung gian Hành vi và thực tiễn

theo thời gian

Kết quả “đầu ra”

Nguồn: theo Hulme, 2000, p.81

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du miền núi phía bắc VN (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w