Kiểm định Unit root test

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 56)

CHƯƠNG 5 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3. Mối quan hệ tuyến tính giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng

5.3.1. Kiểm định Unit root test

Luận văn sử dụng dữ liệu bảng, với đặc điểm là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu theo chuỗi thời gian do đó trước khi tiến hành chạy thực nghiệm cần phải kiểm tra tính dừng của nó. Bởi vì, một mẫu dữ liệu thời gian sẽ mang một nội dung nhất định và chỉ thể hiện những hành vi cụ thể trong khoảng thời gian xem xét. Nếu một chuỗi thời gian khơng dừng, nó sẽ khơng mang tính khái qt hóa cho các giai đoạn thời gian khác. Hơn nữa, trong mơ hình hồi quy cổ điển, nếu chuỗi thời gian khơng dừng thì các kết quả trong phân tích hồi quy sẽ khơng có giá trị cho việc dự báo do gặp phải vấn đề tương quan giả mạo (Gujarati,2003). Để kiểm tra tính dừng và xác định bậc dừng của chuỗi số liệu, luận văn sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị mở rộng của Dickey Fuller (ADF) cho từng biến (kết quả theo

phụ lục 2). Kết quả thể hiện ở bảng tổng hợp sau khi thực hiện kiểm định tính

dừng bằng kiểm định nghiệm đơn vị - Unit Root Test và lấy sai phân cụ thể. Đối với các biến không dừng bậc 0, tác giả tiến hành kiểm định tính dừng ở sai phân bậc 1.

Bảng 5.3:Bảng tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test bậc 0 Biến ADF Statistic Kết quả

LNGDP_C (0.4814)9.54401 Chưa Dừng bậc 0

LNEXP_WB (0.9583)3.74071 Chưa Dừng bậc 0

LNPOP (0.9759)3.21678 Chưa Dừng bậc 0

LNINTERNET (0.9670)3.50210 Chưa Dừng bậc 0

LNUNEMP (0.7537)6.69732 Chưa Dừng bậc 0

INF (0.0001)35.2461 Dừng bậc 0

(Nguồn: Tự tổng hợp từ Eviews 8.0)

Bảng 5.4:Bảng tổng hợp kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Unit Root Test bậc 1 Biến ADF Statistic Kết quả

LNGDP_C (0.0411)18.9374 Dừng bậc 1 LNEXP_WB (0.0000)49.1823 Dừng bậc 1 LNOPEN (0.0000)68.6165 Dừng bậc 1 LNPOP (0.0000)40.3932 Dừng bậc 1 LNINTERNET (0.0000)74.3405 Dừng bậc 1 LNUNEMP (0.0000)85.0977 Dừng bậc 1 (Nguồn: Tổng hợp từ Eviews 8.0)

Kết quả kiểm định tính dừng nghiệm đơn vị (unit root test) cho kết quả như sau: + Biến INF (lạm phát) là chuỗi dừng bậc 0

+ Các biến LNGDP_C, LNEXP_WB, LNOPEN, LNPOP, LNINTERNET, LNUNEMP là các biến khơng có tính dừng tại bậc 0 mà dừng tại sai phân bậc 1.

Sau khi đảm bảo các biến trong mơ hình đều có tính dừng, tác giả thực hiện hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất thơng thường (OLS) với các mơ hình sau:

- Mơ hình OLS gộp (Pooled OLS) - Mơ hình tác động cố định (FEM) - Mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Sau đó thơng qua kiểm định Breusch-Pagan Lagrange multiplier để chọn lựa giữa mơ hình Pooled hay mơ hình REM, sau đó tác giả kiểm tra giữa FEM và REM xem mơ hình nào giải thích tốt hơn bằng kiểm định Hausman, cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Hồi quy theo phương pháp OLS với 3 mơ hình Pooled, FEM, REM.

Bảng 5.5: Kết quả chạy hồi quy theo 3 mơ hình: mơ hình Pooled, mơ hình tác động cố định (Fixed Effect Model) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)

Pooled FEM REM

Coefficient /Std. P_value Coefficient/ Std. P_value Coefficient/ Std. P_value C 0.050755 0.0000 0.022178 0.0073 0.042407 0.0000 0.009897 0.009067 0.008283 DLNEXP_WB -0.027740 0.0003 -0.005874 0.0036 -0.012770 0.0000 0.060027 0.048310 0.046372 DLNOPEN 0.037138 0.2866 0.043421 0.1569 0.046677 0.0942 0.034616 0.030305 0.027550 DLNPOP -1.305214 0.0000 -0.002576 0.0000 -0.593529 0.0030 0.359935 0.492531 0.462265 DLNINTERNET 0.003783 0.5509 0.026451 0.1174 0.009927 0.0694 0.006315 0.006721 0.005392 DLNUNEMP -0.084306 0.0000 -0.053813 0.0005 -0.072542 0.0000 0.017281 0.014565 0.013654 INF -0.001986 0.0001 -0.000653 0.0002 -0.001490 0.0000 0.000476 0.000411 0.000379 R2 0.450393 0.757942 0.371637 Nguồn: Tổng hợp từ Eview 8.0

- Kiểm định Hausman:

Hình 5.1: Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test period random effects

Test Summary Statistic Chi-Sq. d.f.Chi-Sq. Prob.

Period random 36.504887 6 0.0000

Từ kết quả kiểm định Hausman cho ta thấy hệ số Probability của Chi-Square Statistic là 0.0000 < α=0.05, ta có thể kết luận rằng mơ hình FEM giải thích tốt hơn so với mơ hình REM.

Từ kết quả của kiểm định Hausman cho ta kết quả mơ hình FEM là mơ hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu trong luận văn này.

5.3.3. Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mơ hình FEM

Từ kết quả của kiểm định Hausman cho ta kết quả mơ hình FEM là mơ hình giải thích tốt nhất trong ba mơ hình ban đầu.

Sau khi thực hiện hồi quy tuyến tính chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, kết quả cho thấy có hai biến là biến độ mở nền kinh tế (DLNOPEN) và biến cơ sở hạ tầng (DLNINTERNET) khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, theo lý thuyết và kết quả từ các cơng trình nghiên cứu mà tác giả đã giới thiệu ở phần trên cho rằng các biến này có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nên tác giả quyết định giữ lại các biến này trong mơ hình nhưng khi phân tích tác động của các biến giải thích đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sẽ khơng xem xét các biến kiểm sốt đó tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào. Như vậy, trong 6 biến độc lập được đưa vào mơ hình hồi quy là biến EXP_WB - tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, biến OPEN – biến độ mở thương mại của nền kinh tế, biến POP – biến tổng dân số của một nước, biến INTERNET – biến cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, biến UNEMP – tỷ lệ thất nghiệp và biến INF – biến tỷ lệ lạm phát của một

quốc gia., có 4 biến giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc GDP_C –Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực với độ tin cậy 99% và mức ý nghĩa 1%, đó là các biến:

- Tỷ lệ thất nghiệp (DLNUNEMP) - Tổng dân số (DLNPOP)

- Lạm phát (INF)

- Chi tiêu chính phủ (DLNEXP_WB)

Do vậy, chúng ta có thể kết luận về các giả thiết của các biến độc lập thông qua kết quả phương trình hồi quy như sau:

DLNGDP_C = 0.0221 - 0.0058*DLNEXP_WB - 0.0538*DLNUNEMP + 0.0434*DLNOPEN + 0.0264*DLNINTERNET - 0.0006*INF - 0.0025*DLNPOP + εit

Hệ số hồi quy của biến DLNEXP_WB (Chi tiêu chính phủ) là -0.0058 mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.0058% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Daniel Landau (1983), Georgios Karras (1997), Andrea Bassanini và Stefano Scarpetta (2001), Barro (1991), Alexander (1990) …

Tương tự hệ số hồi quy của biến DLNPOP (Dân số quốc gia) là -0.0025 mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi dân số của một quốc gia tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.0025% và ngược lại.

Hệ số hồi quy của biến DLNUNEMP (tỷ lệ thất nghiệp) là - 0.0538 mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia

tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.0538% và ngược lại.

Hệ số hồi quy của biến INF (lạm phát) là -0.0006 mang dấu âm thể hiện mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng kinh tế với mức ý nghĩa 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.0006% và ngược lại.

Đồng thời, từ kết quả của mơ hình hồi quy, ta có hệ số xác định R2= 0.757942

cho biết mơ hình giải thích được 75,79 % sự biến động của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người thực hàng năm bởi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP, tổng dân số của một nước, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và 24.21% sự biến động của tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người thực hàng năm được giải thích bởi các nhân tố khác ngồi mơ hình.

5.3.4. Một số kiểm định khác

Trước khi sử dụng các kết quả của mơ hình tác động cố định, xét nghiệm chẩn đốn cho các mơ hình giả định phải được thực hiện. Các giả định quan trọng nhất của phương pháp tác động cố định là phương sai khơng đổi, khơng có tương quan chuỗi và khơng có tương quan đồng thời.

5.3.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 5.6: Hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF.

Variable VIF 1/VIF

EXP_WB 1.21 0.826089 OPEN 1.17 0.851986 UNEMPLOY 1.17 0.856087 INF 1.17 0.856197 INTERNET 1.05 0.955017 POP 1.03 0.973547 Mean VIF 1.13

Kết quả từ bảng trên cho thấy nhân tử phóng đại phương sai VIF nhỏ hơn 10, kết hợp với hệ số tương quan trình bày ở bảng 6 ma trận hệ số tương quan không lớn, các hệ

số đều nhở hơn 0.8 cho ta khẳng định rằng vấn đề đa cộng tuyến không ảnh hưởng đến kết quả của mơ hình.

5.3.4.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Để nhận xét mơ hình có hiện tượng tự tương quan hay không, ta dùng kiểm định bằng hệ số Durbin-Watson, nếu hệ số Durbin Watson nằm trong khoảng:

0 <d <1: mơ hình có hiện tượng tự tương quan dương. 1< d < 3: khơng có hiện tượng tự tương quan.

3 <d <4: mơ hình có hiện tượng tự tương quan âm.

Từ kết quả hồi quy mơ hình FEM,ta có giá trị của thống kê Durbin Watson = 2.068747 nằm trongkhoảng 1 < d < 3. Như vậy, ta có thể kết luận rằng giữa các biến độc lập trong mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

5.3.4.3. Kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định Wald

Kiểm định cặp giả thiết:

H0: Mơ hình khơng bị hiện tượng phương sai thay đổi H1: Mơ hình bị hiện tượng phương sai thay đổi

Tiêu chuẩn kiểm định: Với mức ý nghĩa α = 5%,

-Nếu P-value của hệ số nR2 < 5% thì ta sẽ bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.

-Nếu P-value của hệ số nR2 > 5% thì ta sẽ chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thiết H1.

Hình 5.2: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (7) = 39.15 Prob>chi2 =0.0000

Kết quả cho ta thấy P-value = 0.0000 < α = 5%. Do vậy, ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận giả thiết H1 và kết luận rằng mơ hình bị hiện tượng phương sai thay đổi. Để xử lý vấn đề này, ta sử dụng phương pháp GMM.

Bảng 5.7: Kết quả chạy hồi quy sử dụng phương pháp GMM Coefficient/Std. P_value DLNEXP_WB -0.038671 (0.096852) 0.001 DLNUNEMP -0.09183 (0.031712) 0.005 DLNOPEN 0.05241 (0.049615) 0.294 DLNPOP -1.68545 (0.482125) 0.691 INF -0.000866 (0.000903) 0.000 DLNINTERNET 0.007695 (0.008766) 0.000 AR(1) Test 0.000 AR(2) Test 0.473 Sargan Test 0.887 (Nguồn: Stata 12)

Dựa trên kết quả sau khi chạy khắc phục phương sai thay đổi bằng phương pháp GMM , có thể nhận thấy dấu hệ số hồi quy của các biến không đổi, trong khi giá trị hệ số hồi quy có sự thay đổi khơng đáng kể. Kết quả phương trình hồi quy mới như sau:

DLNGDP_C = 0.022178- 0.038671*DLNEXP_WB + 0.05241*DLNOPEN - 1.68545*DLNPOP + 0.007695*DLNINTERNET - 0.09183*DLNUNEMP -

Sau khi thực hiện chạy mơ hình nghiên cứu tác động tuyến tính của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại 5 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua phương pháp ước lượng GMM bằng kỹ thuật Arellano Bond, kết quả cho thấy có hai biến là dân số (DLNPOP) và độ mở nền kinh tế (DLNOPEN) khơng có ý nghĩa thống kê. Đồng thời có 4 biến giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc DLNGDP_C - Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực với độ tin cậy 95% và mức ý nghĩa 5%, đó là các biến:

- Tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP (DLNEXP_WB)

- Tỷ lệ người sử dụng Internet trên 100 dân (DLNINTERNET) - Tỷ lệ thất nghiệp (DLNUNEMP)

- Chỉ số lạm phát (INF)

Như vậy “Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.038671% và ngược lại”.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Nội dung chương 6, phần đầu dựa trên các kết quả của mơ hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính của tác động của chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế, luận văn đưa ra các kết luận và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Sau đó phần 2 đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm đạt được quy mơ chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế.

6.1. Kết luận

Với những kết quả thực nghiệm như trên, luận văn đã giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Tồn tại một mối tương quan âm có ý nghĩa giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Với phương pháp ước lượng bình phương bé nhất theo mơ hình FEM cho kết quả như sau: “Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.0058% và ngược lại”. Kết quả của luận văn phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Daniel Landau (1983), Georgios Karras (1997), Andrea Bassanini và Stefano Scarpetta (2001), Barro (1991), Alexander (1990) … Khi gặp phải hiện tượng phương sai thay đổi, bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM đã cho kết quả như sau : “Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì khi tỷ lệ chi tiêu chính phủ so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người thực giảm 0.038671 % và ngược lại”

Luận văn này nghiên cứu các lý thuyết cũng như các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á. Điều này giúp gợi mở ra các hướng nghiên cứu ứng dụng cho riêng Việt Nam khi mà chúng ta còn thiếu cả về mặt cơ sở lý luận lẫn nghiên cứu thực nghiệm đối với mối quan hệ này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà nhiều quốc gia chưa có định hướng rõ ràng cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mơ chính phủ thì những nghiên

cứu về chi tiêu chính phủ là thực sự cần thiết. Những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những lời khun và hướng đi đúng đắn trong việc duy trì một mức độ chi tiêu chính phủ ở ngưỡng an tồn với một mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định và một mức tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định như:

- Do hạn chế trong việc thu thập số liệu, tiếp cận thông tin, luận văn chỉ nghiên cứu tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia trong khu vực, mà chưa đi sâu nghiên cứu tác động riêng của từng loại chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.

- Mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ (với 5 quốc gia và giai đoạn từ 1996 đến năm 2013) do khó khăn trong việc thu thập và tiếp cận dữ liệu dẫn đến số liệu định lượng có thể chưa chuẩn xác như các trường hợp có số quan sát lớn hơn ( mẫu nhiều quốc gia hơn, thời gian nghiên cứu dài hơn).

- Luận văn chú trọng đến nghiên cứu tác động tuyến tính của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế với việc chọn lựa mơ hình phù hợp trong xử lý dữ liệu bảng, sau đó thực hiện các kiểm định cần thiết để đảm bảo tính vững cho mơ hình. Đối với mối quan hệ phi tuyến của chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế tác giả chỉ chú trọng xem xét đến điểm tới hạn chi tiêu chính phủ mà khi vượt qua điểm đó sẽ dẫn đến làm giảm tăng trưởng kinh tế do đó chưa đi sâu vào việc kiểm định tính vững mà chỉ dừng lại ở mức ước lượng điểm tới hạn chi tiêu chính phủ.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia khu vực đông nam á (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w