3.2.3 .5Nhóm yếu tố cảm nhận về chi phí
4 CHƯƠNG PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC TỐ ẢNH HƯỞ NG
4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thiết kế nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, quá trình nghiên cứu đã được tổ chức thành hai bước bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tồn bộ q trình nghiên cứu được tóm tắt trong hình sau:
Vấn đề nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gịn Thương Tín- Chi nhánh Bình Thạnh
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Sacombank- Chi nhánh Bình Thạnh
Mơ hình của Bong-Keun Jeong
Mơ hình và thang đo nháp
Nghiên cứu sơ bộ: Mơ hình và thangđo điều chỉnh Nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng (n=30) Khảo sát chính thức (n = 300).
Xử lý dữ liệu:
Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết luận và kiến nghị
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ Mobile Banking, từ đó xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn phù hợp.
Trước tiên, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của Bong-Keun Jeong và cộng sự, tác giả thiết kế sẵn dàn bài thảo luận, sử dụng chúng trong q trình thảo luận tay đơi với một số đối tượng thu thập dữ liệu. Số lượng người được chọn để thu thập dữ liệu là 7 khách hàng cá nhân bất kỳ có sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại ngân hàng Sacombank. Những thông tin từ đối tượng thu thập dữ liệu được ghi nhận và tổng hợp lại. Đồng thời, tác giả tham khảo ý kiến một số chuyên gia là cán bộ lãnh đạo cấp phòng tại Sacombank về mức độ rõ ràng và dễ hiểu của bộ thang đo. Các ý kiến thu thập được từ khách hàng và chuyên gia được sử dụng để làm cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi lần 1.
Tiếp theo, với bảng câu hỏi vừa được thiết kế, tác giả thực hiện khảo sát với mẫu n=30. Đối tượng được mời phỏng vấn tiếp tục là các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ Mobile banking tại Sacombank Bình Thạnh. Thơng tin thu thập được nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS. Từ đó tác giả hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi và bảng câu hỏi chính thức được đưa vào sử dụng.
Kết quả như sau:
a. Thang đo Cảm nhận sự hữu dụng
Thang đo Cảm nhận sự hữu dụng sơ bộ có 4 biến quan sát. Thang đo này khơng có thay đổi gì so với ban đầu.
b. Thang đo Cảm nhận về sự dễ sử dụng
Thang đo Cảm nhận về sự dễ sử dụng sơ bộ có 4 biến quan sát. Qua nghiên cứu định tính loại bỏ biến “Tơi thấy dễ dàng khi học cách sử dụng Mobile Banking” và thêm vào biến “Thủ tục đăng ký, giao dịch trên Mobile Banking là đơn giản đối với tơi”
Thang đo này có 3 biến quan sát và sau quá trình nghiên cứu định tính thì khơng có gì thay đổi.
d. Thang đo Cảm nhận về điều kiện thuận lợi
Sau khi nghiên cứu định tính, loại bỏ biến “Việc sử dụng Mobile banking thích hợp với cuộc sống của tơi” vì khơng thể hiện cảm nhận về điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng dịch vụ của người dùng. Thang đo “điều kiện thuận lợi” sơ bộ còn lại 3 biến quan sát.
e. Thang đo Cảm nhận về chi phí
Thang đo này sơ bộ có 4 biến quan sát và khơng có thay đổi gì so với ban đầu sau nghiên cứu định tính.
4.1.2 Xây dựng thang đo
Bảng 4.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân
Yếu tố Mã hóa Biến quan sát
Cảm nhận
sự hữu
dụng(gồm 5 chỉ báo)
HD1 Sử dụng Mobile Banking cho phép tôi sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng
HD2 Sử dụng Mobile Banking làm tôi thấy dễ dàng hơn nhiều khi giao dịch với ngân hàng
HD3 Tơi thấy Mobile Banking rất hữu ích
HD4 Tôi cảm thấy thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ Mobile Banking
HD5 Tôi tiết kiệm được nhiều thời gian khi sử dụng Mobile Banking
Cảm nhận về dễ sử dụng (gồm 4 chỉ báo)
SD1 Các chức năng tương tác trong Mobile Banking rõ ràng và dễ hiểu
SD2 Tôi dễ dàng trở nên thành thạo trong việc sử dụng Mobile banking
giản đối với tôi
SD4 Tôi thấy Mobile banking dễ sử dụng
Cảm nhận sự tin tưởng (gồm 3 chỉ báo)
TT1 Tôi tin rằng thông tin cá nhân của tơi được giữ kín
TT2 Tơi tin rằng giao dịch của tơi trên Mobile Banking rất an tồn
TT3 Tơi thấy hệ thống an ninh của Mobile Banking rất bảo đảm
Cảm nhận về điều kiện thuận lợi (gồm 3 chỉ báo)
DK1 Điều kiện về công nghệ tại nơi tôi làm việc và sinh hoạt hỗ trợ tôi sử dụng dịch vụ Mobile Banking
DK2 Việc sử dụng Mobile Banking thích hợp với cuộc sống của tôi
DK3 Hệ thống trợ giúp luôn sẵn sàng khi tơi gặp khó khăn trong việc sử dụng Mobile Banking
Cảm nhận về chi phí (gồm 4 chỉ báo)
CP1 Chi phí duy trì dịch vụ Mobile banking cịn cao
CP2 Tơi có so sánh mức phí của dịch vụ Mobile banking so với phí của các dịch vụ khác
CP3 Tơi có so sánh mức phí của dịch vụ Mobile banking của Sacombank với các ngân hàng khác
CP4 Tôi sẵn sàng trả một mức phí cao hơn cho sự tiện lợi về dịch vụ Mobile banking của Sacombank
Hành vi sử dụng (gồm 2 chỉ báo)
HVSD1 Tơi có ý định tiếp tục sử dụng Mobile banking trong thời gian tới
4.1.3 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết H1: Cảm nhận về sự hữu dụng có tác động dương lên hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Mobile banking.
- Giả thuyết H2: Cảm nhận về sự dễ sử dụng có tác động dương lên hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Mobile banking.
- Giả thuyết H3: Cảm nhận về sự tin tưởng có tác động dương lên hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Mobile banking.
- Giả thuyết H4: Cảm nhận về điều kiện thuận lợi có tác động dương lên hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Mobile banking.
- Giả thuyết H5: Cảm nhận về chi phí có tác động dương lên hành vi sử dụng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Mobile banking.