Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về công tác giáo dục

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU (Trang 68 - 71)

8. Bố cục của luận văn

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sin hở các

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về công tác giáo dục

3.2.1.1. Mục đích

Trong thời gian qua, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về đạo đức, giáo dục đạo đức, và quản lý giáo dục đạo đức đã có bước chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng được u cầu. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục. Mục đích của biện pháp này là:

Nâng cao tinh thần trách nhiệm và trình độ quản lý giáo dục đạo đức cho tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tiểu học.

Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục khác thấy rõ được tầm quan trọng, sự cấp thiết của việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học.

Công tác giáo dục đạo đức phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, một trong những nội dung quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

a. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức:

Hiệu trưởng nhà trường thông qua Chi bộ Đảng, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, của địa phương để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức bao gồm: Nội dung, thời gian, đối tượng, lực lượng tham gia, cơ sở vật chất, phương tiện, kiểm tra đánh giá việc nhận thức… đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh.

b. Triển khai thực hiện:

Đối với cán bộ quản lý: để nâng cao năng lực nhận thức về công tác giáo dục đạo

đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh cần:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thấm nhuần đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước về chiến lược phát triển đất nước, chiến lược phát triển giáo dục, về luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học và các quy định về xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.

Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong tồn thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp giáo dục đạo đức. Có tri thức về đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là điều kiện cần thiết, song càng cần phải có kỹ năng, phương pháp truyền thụ giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh theo định kỳ tuỳ theo đơn vị nhưng ít nhất 1- 2 lần một năm học. Để hội thảo đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải có kế hoạch chu đáo về thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, phải có hệ thống câu hỏi mở để cùng tham luận, tranh luận... Nội dung chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương làm sáng tỏ vai trị, vị trí của các lực lượng trong cơng tác giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Cuối buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất về nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp để giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức học sinh.

giáo dục đạo đức học sinh cho GVCN, GVBM, phụ trách Đoàn - Đội, nhân viên theo định kỳ. Chọn những giáo viên đạt những thành tích cao trong giáo dục đạo đức để trình bày, trao đổi những kinh nghiệm đã đạt được. Cụ thể:

- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện để đạt thành tích tốt trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình thực tiễn ở đơn vị mình.

- Tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư nguyện vọng của học sinh, gặp gỡ đối thoại với học sinh, từ đó các bộ phận có liên quan điều chỉnh nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn.

Đối với giáo viên:

- Với GVCN: phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. GVCN phải thực sự là người thầy, người cha, người anh của học sinh. Sự gương mẫu trong đạo đức và lối sống, năng lực và phương pháp giáo dục của người chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Với giáo viên bộ môn: Phải được tuyên truyền để hiểu rõ vai trò, vị trí của mơn học mà mình giảng dạy với sự hình thành nhân cách học sinh. Phải thấm nhuần tư tưởng: Dạy học không chỉ là dạy kiến thức, mà hơn thế còn dạy cách sống, cách

làm Người. Tránh tình trạng như hiện nay, giáo viên chỉ quan tâm đến dạy kiến thức

của bộ mơn, cịn việc giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của GVCN, BGH, Đoàn thanh niên.

- Đối với cán bộ phụ trách cơng tác Đồn – Đội: Phải nắm bắt sâu sắc mọi chủ trương của Đảng, Chính quyền, phải có định hướng cụ thể cho hoạt động của Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên trong nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp trên, trước hết và trên hết cần phải có sự gương mẫu của lãnh đạo nhà trường, mà đứng đầu là Hiệu trưởng và sự ủng hộ hoạt động của Đảng, chính quyền, Đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên. Hiệu trưởng phải có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên chăm lo đến công tác bồi dưỡng đội ngũ. Phải xây dựng được kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường đảm bảo khoa học, bao qt tồn diện và mang tính khả thi cao.

Phải xây dựng được một tập thể đoàn kết, thống nhất. Giữa các cấp lãnh đạo, đội ngũ giáo viên, nhân viên phải đồng lịng, có sự ủng hộ và nhất trí cao để phát

huy được sức mạnh của từng cá nhân và tập thể trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

Nâng cao nhận thức ý thức trách nhiệm cho các cá nhân, các tổ chức, đối với việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Các hoạt động phải huy động nhiều bộ phận, tổ chức tham gia và thể hiện được sự đóng góp có hiệu quả của mỗi thành viên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC HIỂN TỈNH CÀ MAU (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)