Định hướng hoạt động của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 110 - 114)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬ N-KI ẾN NGHỊ

5.2 Định hướng hoạt động của ngành ngân hàng

5.2.1 Định hướng hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2020

Năm 2006 Chính phủ ban hành quyết định 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Trong đề án có đề cập đến các nội dung căn bản sau đây:

-Về mục tiêu chung:

Tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

-Về định hướng chiến lược phát triển các ngân hàng thương mại:

Nhằm đạt mục tiêu đã đề ra, trong đề án có vạch ra các định hướng chiến lược cơ cấu lại toàn diện các ngân hàng thương mại trên các mặt cụ thể sau đây:

Thứ nhất: Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động) bao gồm sắp xếp lại, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế. Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Phát triển các

hệ thống quản lý của NHTM phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và thực tiễn của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai: Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính) bao gồm tiếp

tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Bên cạnh đó tăng vốn tự có của ngân hàng bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng khả năng cạnh tranh và quy mơ hoạt động, của các NHTM, bảo đảm duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

Thứ ba: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, theo đó, các

TCTD được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, cơng khai, bình đẳng. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước đóng vai trị chủ yếu trong việc tạo lập mơi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

5.2.2 Định hướng xây dựng danh mục cho vay đến năm 2020 5.2.2.1 Định hướng ngành hàng mục tiêu

- Việc gia nhậpWTO và mới gần đây là ký hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là cú hích thực sự cho xuất khẩu của Việt Nam. Theo tính tốn của các doanh nghiệp, nếu thuế nhập khẩu được hạ về mức 0% thì hàng dệt may và giày dép Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội lớn trong việc mở rộng thị phần trên thị trường các nước TPP, trong đó có thị trường Mỹ. Cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực khác như thủy sản, đồ gỗ và nơng sản cũng rất lớn. Vì vậy, các ngân hàng sẽ chú trọng phân bổ lại các khoản vay vào những ngành hàng mục tiêu này.

- Các ngành sản xuất công nghiệp, cụ thể : sản xuất và truyền tải điện năng, sản xuất và lắp ráp máy tính, thiết bị điện-điện tử.

- Ngành bưu chính viễn thơng, du lịch-dịch vụ, giao thơng vận tải.

5.2.2.2 Định hướng khách hàng mục tiêu

- Doanh nghiệp lớn thuộc tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi FDI có năng lực tài chính và sức cạnh tranh tốt.

- Tất cả các loại hình doanh nghiệp có năng lực tài chính và sức cạnh tranh ổn định, dịch vụ đa dạng, tài sản bảo đảm.

5.2.2.3 Định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam từng bước gia nhập và hội nhập kinh tế quốc tế, điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, với sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng nước ngồi thì áp lực cạnh tranh trong ngành sẽ tăng cao. Các ngân hàng nước ngồi với tiềm lực tài chính và khả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với khối ngân hàng trong nước. Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước ngoài với những thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu.. có thể khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị trường quan trọng, và là vấn đề mà các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt quan tâm. Hiện nay, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thấp, đặc biệt có một số ngân hàng năng lực quản lý cịn yếu kém, khơng chú trọng hoạt động quản trị rủi ro. Vì vậy, để giữ vững thị trường và gia tăng lợi nhuận các ngân hàng Việt Nam cần đặc biệt chú trọng và quan tâm đến hoạt động quản trị danh mục cho vay.

Quản trị danh mục cho vay là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (cùng với phương thức quản trị giao dịch cho vay). Theo đó đối tượng của quản trị danh mục cho vay không phải là từng khoản cho vay mà là cơ cấu và tỷ trọng của từng loại cho vay trong tổng thể

danh mục. Điều này giúp cho ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro tập trung, từ đó giảm thiểu tổn thất trên danh mục cho vay, tối đa hóa lợi nhuận ở góc độ tồn danh mục.

Vì vậy, hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP cần tuân theo các định hướng chính như sau:

Một là đổi mới quan điểm/nhận thức về quản trị danh mục hiện đại. Đây là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho q trình hồn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại Việt Nam. Do lâu nay các ngân hàng Việt Nam chỉ quen quản trị từng giao dịch cho vay, thụ động trong quản trị danh mục, vì vậy cần phải thay đổi quan điểm hiện nay để hướng tới phương pháp quản trị danh mục cho vay chủ động phù hợp với nền kinh tế hiện đại.

Hai là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay bao gồm các nội dung cụ thể đó là hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và điều chỉnh danh mục cho vay.

Đây là các nội dung/các bước trong tiến trình thực hiện hoạt động quản trịdanh mục cho vay. Giữa các bước trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, bước trước tạo tiền đề thực hiện cho bước sau và bước sau thực hiện trên kết quả của bước trước đó. Tất cả được ví như các mắt xích trong một dây chuyền. Vì vậy để thực hiện thành cơng hoạt động quản trị danh mục cho vay, đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời hoàn thiện tất cả các nội dung nêu trên.

Ba là hoàn thiện các yếu tố là cơ sở cho việc thực hiện phương pháp quản trị danh mục chủ động

Quản trị danh mục hiện đại được xây dựng trên nền móng nhiều yếu tố về kỹ thuật, pháp lý và xã hội, nên muốn quá trình hồn thiện đạt hiệu quả tốt, cần phải hội đủ các yếu tố cơ sở cho nó. Chẳng hạn hệ thống thơng tin dự báo, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các phần mềm kỹ thuật để xây dựng mơ hình định lượng, hệ thống dữ liệu lưu trữ trong nhiều năm liền, mơ hình tổ chức phù hợp,

hiệu quả cao, hệ thống giám sát chặt chẽ, cũng như một thị trường tài chính năng động với các cơng cụ phái sinh đa dạng hoạt động hiệu quả.

Bốn là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải kết hợp chặt chẽ với hoàn thiện quản trị giao dịch cho vay tại ngân hàng.

Quản trị giao dịch cho vay và quản trị danh mục cho vay là hai phương thức được sử dụng trong quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Chúng được ví như hai chân trên cùng một cơ thể, vì vậy nhất thiết phải được thực hiện đồng thời, gắn kết với nhau để cùng hỗ trợ cho nhau. Nếu quản trị giao dịch cho vay tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị danh mục cho vay và ngược lại nếu quản trị giao dịch không tốt sẽ cản trở cho việc hoàn thành quản trị danh mục cho vay của ngân hàng.

Năm là hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay phải đồng thời với hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng.

Bất cứ hoạt động nào muốn thành cơng cũng phải có yếu tố con người tác động chính và hoạt động quản trị danh mục cho vay cũng không ngoại lệ. Muốn quản trị danh mục cho vay thành cơng, phải có đội ngũ các nhà quản trị tâm huyết, có tầm nhìn tốt, đội ngũ nhân viên am hiểu các kỹ thuật hiện đại, chuyên nghiệp, đủ khả năng thực hiện ý đồ của nhà quản trị, có đạo đức nghề nghiệp… Có thể nói hoạt động quản trị danh mục cho vay ln phải có sự kết hợp với việc hồn thiện và phát triển nguồn nhân lực tại mỗi ngân hàng mới đảm bảo thành công được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của danh mục cho vay đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần VN (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w