CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.6. Các phƣơng pháp phát hiện bệnh lao
Phát hiện chủ động.
Cán bộ y tế chủ động đưa kính hiển vi và máy X-Quang tới xã, phường, thơn, bản để tìm bệnh nhân. Đây là biện pháp chủ động đối với thầy thuốc nhưng thụ động đối với bệnh nhân. Phương pháp phát hiện này rất tốn kém về kinh tế, về nhân lực, không thường xuyên.
Phát hiện thụ động.
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hô hấp nghi lao, chủ động tới các cơ sở y tế khám bệnh và xét nghiệm đờm tìm vi trùng lao. Bằng phương pháp này người thầy thuốc hồn tồn thụ động, song có thể phục vụ thường xuyên cho số đông bệnh nhân và dân cư sống trên địa bàn quản lý trong thời gian dài, hiệu quả phát hiện cao và tốn kém ít. Để phát hiện thụ động có hiệu quả, cần đẩy mạnh giáo dục sức khoẻ, nâng cao sự hiểu biết về bệnh lao trong nhân dân. Phổ biến các triệu chứng “Nghi lao” cho mọi người biết để tự nguyện đến khám khi có các dấu hiệu đó, đồng thời tuyên truyền để nhân dân loại trừ quan niệm sợ bệnh lao, gây cản trở cho việc đi khám bệnh của người dân.
Kiểm tra sức khoẻ cho người thân trong gia đình bệnh nhân là nguồn lây, đặc biệt là trẻ em.
Xét nghiệm đờm tìm vi trùng lao đối với mọi bệnh nhân đến khám với bất kỳ lý do gì khi có triệu chứng nghi lao hoặc hình ảnh X-Quang phổi bất thường.
Phát huy tính chủ động của cộng đồng và của ngƣ i bệnh lao
Trong tình hình hiện nay, sẽ có rất nhiều các tổ chức xã hội tham gia trong cơng cuộc kiểm sốt bệnh lao, cho nên những sự hỗ trợ về mặt luật pháp, truyền thông tiếp cận và huy động xã hội là rất quan trọng. Hỗ trợ về mặt luật pháp nhằm đảm bảo sự ủng hộ của các đại biểu dân cư có ý kiến quyết định trong chính sách địa phương. Tăng cường sự giao tiếp giữa người bệnh và cộng đồng để động viên họ tham gia hoạt động phịng, chống bệnh lao từ phía người bệnh. Đồng thời, cũng động viên nhân viên y tế thông cảm với những đòi hỏi và quan niệm mà người bệnh lao chia sẽ. Động viên xã hội là nâng cao hiểu biết của người dân và cần dành một chế độ chăm sóc người bệnh lao một cách tối đa.
Cần có sự giám sát của cộng đồng trong chăm sóc người bệnh lao. Phải tạo dựng được mối liên hệ giữa các đơn vị y tế và cộng đồng dân cư tại địa phương, đặc biệt là với người bệnh lao. Những kinh nghiệm của người bệnh lao giúp cho cộng đồng người bệnh hiểu biết hơn bệnh của họ. Những người tình nguyện trong cộng đồng (người bệnh lao đã điều trị khỏi, người thân trong gia đình,...) có thể đóng góp cho việc chăm sóc bệnh lao, chương trình phịng, chống lao địa phương cần phải động viên và tuyển lựa để giảm đi gánh nặng của y tế cơ sở. Tình nguyện viên cộng đồng cũng cần được hỗ trợ, thúc đẩy, hướng dẫn và giám sát thường xuyên. Như vậy việc giám sát trực tiếp trong suốt thời gian điều trị khơng chỉ bó hẹp trong vai trị của nhân viên y tế. Chăm sóc người bệnh lao dựa vào cộng đồng có hiệu quả hơn chăm sóc tại bệnh viện.
1.7. Sơ lƣợc về vị trí địa lý và t nh h nh khám phát hiện Lao tại Đồng Nai
1.7.1. Sơ lƣợc về vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai (Sở Y tế Đồng Nai, Y tế Đồng Nai và những chặng đường lịch sử. Nhà xuất bản chính trị - hành chính, trang 15-16) là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đơng Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố
Biên Hịa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
Đơng giáp tỉnh Bình Thuận. Đơng Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước. Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trị gắn kết vùng Đơng Nam Bộ với Tây Nguyên.
Dân số năm 2014 là 2.820.160 người. Trong đó:
Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 942.784 người, chiếm 33,43% ; Nông thôn là 1.877.376 người, chiếm 66,57%.
Phân theo giới tính: Nam: 1.399.363 người, chiếm 49,62%; Nữ:1.420.797 người, chiếm 50,38%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 còn 1,1% và năm 2020 còn 1%.
Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp - xây dựng chiếm 56% - 57%; dịch vụ chiếm khoảng 38% - 39%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5% - 6%. Cơ cấu kinh tế năm 2020: công nghiệp - xây dựng chiếm 55% - 56%; dịch vụ chiếm khoảng 39,5% - 40,5%; nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 4,5% - 5,5%.
1.7.2. Tổ chức mạng lƣ i CTCL và các hoạt động chống lao hiện tại:
Mạng lưới phòng chống lao tỉnh Đồng Nai gồm: Bệnh viện Phổi tỉnh; Các Tổ chống lao tuyến huyện và tương đương. (Kế hoạch thực hiện “Chiến lư c Quốc gia
* Bệnh viện phổi Đồng Nai: là Bệnh viện hạng II chuyên khoa lao và bệnh phổi thực hiện chức năng:
Khám và điều trị nội trú, ngoại trú lao và bệnh phổi cho người dân trong tỉnh và người dân các tỉnh lân cận có nhu cầu;
Giám sát hoạt động Chương trình mục tiêu Quốc gia, bao gồm: Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG) và Chương trình phịng chống bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính (COPD) và hen phế quản.
Tổng số CBVC : 162, trong đó:
Bác sĩ: 16 (CKII: 04; CKI: 04; Bác sĩ: 08) Dược sĩ : 13 (CKI: 01; DSĐH: 03; DSTC:09)
Đại học khác : 06
Điều dưỡng, y sĩ: 75
Bệnh viện có 5 phịng chức năng và 12 khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng. * Mạng lƣ i chống lao:
Ngoài 11 Tổ lao của 11 huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hoà và Tổ lao nhi đặt tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế, các Tổ lao tương đương tuyến huyện: Tổ lao Trại giam Xuân Lộc thuộc sự quản lý của Tổng cục VIII – Bộ Công an; Tổ lao Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Đồng Nai thuộc sự quản lý của Sở Lao động Thương binh Xã hội; Tổ lao Bệnh viện Cty Cao su thuộc sự quản lý của Tổng Cty Cao su Đồng Nai.
Biên chế hoạt động CTCL: các huyện, thị đều rất ít có bác sĩ phụ trách tổ lao, đa phần là Y sĩ; cán bộ chống lao kiêm nhiệm nhiều chương trình. Mỗi huyện, thị có từ 1-2 cán bộ tham gia giám sát cơng tác chống lao tuyến phường, xã.
1.7.3. Tình hình khám phát hiện Lao tại tỉnh Đồng Nai
Theo báo cáo tổng kết hoạt động CTCLQG năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015:
Tỷ lệ thử đàm tồn tỉnh tăng bình qn 0,75 – 0,8% / năm, hiện nay toàn tỉnh đạt 0,81% dân số (yêu cầu của chương trình là 1%). Tuy nhiên một số huyện tỷ lệ thử đàm còn thấp chưa đạt yêu cầu như Biên Hoà 0,26%, Vĩnh Cửu 0,15%, Định Quán 0,27%.
Tỷ suất phát hiện AFB dương tính giảm 0,24%/năm, từ 9,65% xuống cịn 8,44%. Hiện tồn tỉnh đang ở mức 12 người thử đàm có một người có AFB dương tính (u cầu của chương trình là 10 - 13 người thử đàm có một người có AFB dương tính). Hiệu năng phát hiện AFB(+) mới giảm dần so với Miền Nam (30,94% năm 2009 đến 26,23% năm 2013) và Toàn quốc (39,92% năm 2009 đến 33,84% năm 2013) [ đạt theo yêu c u: (Hiệu
năng phát hiện) > 70%].
Lao phổi AFB (+) mới tồn tỉnh giảm bình qn 3,5%/ năm, từ 64/ 100.000 dân xuống còn 52/ 100.000 dân. Hiện nay số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới toàn tỉnh là 52 bệnh nhân trên 100.000 dân. Lao phổi AFB (+) tồn tỉnh giảm bình qn 1%/ năm, từ 71/ 100.000 dân xuống còn 66/100.000 dân. Hiện nay số bệnh nhân lao phổi AFB (+) toàn tỉnh là 66 bệnh nhân trên 100.000 dân.
Lao phổi AFB (-) tăng bình quân 1%/ năm từ 25/ 100.000 dân đến 30/ 100.000 dân; lao ngồi phổi tồn tỉnh có giảm bình qn 1,5%/ năm, từ 35/100.000 dân xuống còn 27/100.000 dân. Hiện nay số bệnh nhân lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi toàn tỉnh là 27 bệnh nhân trên 100.000 dân.
Lao các thể tồn tỉnh giảm bình qn 2,5%/ năm, từ 132/100.000 dân xuống còn 119/ 100.000 dân. Hiện nay số bệnh nhân lao các thể toàn tỉnh là 119/ 100.000 dân. Lao/ HIV tồn tỉnh giảm bình qn 1%/ năm, Tỷ lệ đồng nhiễm Lao/ HIV hiện tại khoảng 3% ( Lao mới HIV 3,04% và lao các thể HIV 2,68%)
Tỷ lệ Nam chiếm 77% và Nữ chiếm 23% cho thấy Nam mắc bệnh cao hơn Nữ trên gấp ba lần, lứa tuổi mắc bệnh nhiều từ 25 – 34, 35 – 44 và 45 – 54 và đây là lứa tuổi lao động chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Trong những năm qua, cơng tác phịng chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực, duy trì tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới trên 75%, trong đó:
Năm 2013, tồn tỉnh có 3.105 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 1.920 bệnh nhân lao phổi AFB(+)mới, 88 bệnh nhân lao/ HIV, điều trị khỏi đạt 89.9% và tử vong do lao 99 người;
Năm 2014, số người đến khám phát hiện lao có xét nghiệm đàm và phát hiện được 1.469 trường hợp bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới.
Bảng2.1: Các chỉ số hoạt động chống lao 05 năm (2009 – 2013) Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số Người 2.455.14 9 2.550.425 2.649.398 2.752.212 2.760.500 Số người nghi lao xét nghiệm đờm Người 17.597 16.802 20.765 20.003 21.612 Tỷ lệ xét nghiệm đờm / dân số % 0,72 0,66 0,78 0,73 0,78 Số người xét nghiệm AFB(+) phát hiện BN 1.384 1.283 1.653 1.475 1.216 Số bệnh nhân lao phổi AFB dương tính BN 1.698 1.806 1.759 1.818 1.876 Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới BN 1.448 1.530 1.458 1.507 1.471 Tỷ lệ BN lao phổi AFB dương tính / 100.000 dân 100.000 dân 69,2 70,8 66,4 66,1 66,1 Tỷ lệ BN
AFB (+) mới / 100.000 dân Số BN lao phổi AFB âm tính BN 673 635 788 703 710 Tỷ lệ BN lao phổi AFB âm tính / 100.000 dân 100.000 dân 27,4 24,9 29,7 25,5 25,7 Số BN lao ngoài phổi BN 866 860 897 830 758 Tỷ lệ BN lao ngoài phổi / 100.000 dân 100.000 dân 35,3 33,7 33,9 30,2 27,5 Tổng số BN lao các thể BN 3.237 3.301 3.444 3.351 3.344 Tỷ lệ BN các thể / 100.000 dân / 100.000 dân 131,8 129,4 130,0 121,8 121,1 Số bệnh nhân lao các thể / HIV(+) BN 198 171 180 73 88 Tỷ lệ điều trị khỏi ở BN lao phổi AFB (+) % 87,5 85 85,1 85,1 9
mới Tổng số tử vong do lao BN 90 141 116 103 1 Tỉ lệ tử vong trên 100.000 dân / 100.000 dân 3,7 5,5 4,4 3,7 00
(Báo cáo tổng kết công tác chống lao năm 2014_Bệnh viện Phổi Đồng Nai)
1.7.4. Gi i thiệu về Bệnh viện Phổi Đồng Nai
Bệnh viện Phổi Đồng Nai (Sở Y tế Đồng Nai, Y tế Đồng Nai và những chặng đường lịch sử. Nhà xuất bản chính trị - hành chính, trang 380-381) thành lập trên cơ sở
đổi tên Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 495/QĐ- UBND ngày 22/02/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Tiền thân của Bệnh viện Phổi là Bệnh viện Lao Đồng Nai (thành lập ngày 30/11/1984 theo Quyết định số 2046/QĐ-UBT của UBND tỉnh Đồng Nai), quy mô 100 giường bệnh; sau đó, Bệnh viện Lao được hợp nhất với Trạm chống Lao thành Trung tâm Phòng chống Lao Đồng Nai ( Quyết định số 736/QĐ-UBT ngày 10/6/1991 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai). Đến ngày 21/8/1997, Trung tâm Phòng chống lao được đổi tên thành Trung Lao và bệnh phổi tỉnh Đồng Nai có trụ sở đặt tại phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa (Quyết định số 2850/QĐ-UBT của UBND tỉnh Đồng Nai). Tiếp đến, ngày 03/02/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 355/QĐUBT chuyển đổi Trung tâm Lao và bệnh phổi Đồng Nai thành Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đồng Nai. Vào thời điểm năm 2015, Bệnh viện có quy mơ 130 giường nội trú và 80 giường ngoại trú. Năm 2009, Bệnh viện được chuyển về cơ sở mới tại ấp Tân Mai II- xã Phước Tân- TP.Biên Hòa- tỉnh Đồng Nai. Bệnh viện có quy mô 150 giường bệnh nội trú và 80 giường ngoại trú. Ngày 22/02/2010, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 495/QĐ-UBND đổi tên Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Đồng Nai thành Bệnh viện Phổi Đồng Nai.
Bệnh viện Phổi Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp thuộc ngành Y tế, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở Y tế Đồng Nai, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương và dưới sự kiểm tra giám sát của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch TP.HCM. Bệnh viện Phổi có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước. Bệnh viện Phổi Đồng Nai có các chức năng sau: Tổ chức khám, chữa bệnh đa khoa cho nhân dân theo yêu cầu và theo chuyên khoa lao và bệnh phổi trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai; Xây dựng trình Giám đốc Sở Y tế các đề án, chương trình phịng chống lao và bệnh phổi của tỉnh, đề xuất các biện pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình quốc gia về phịng chống lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt; Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên khoa lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh; Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình phịng chống lao và bệnh phổi sâu rộng trên địa bàn tỉnh để mọi người dân hiểu biết và tham gia thực hiện. Bộ máy tổ chức của Bệnh viện Phổi Đồng Nai gồm: Ban lãnh đạo, 05 phòng chức năng (Kế hoạch tổng hợp-vật tư thiết bị y tế; Chỉ đạo tuyến, Điều dưỡng, Tổ chức-hành chính quản trị, Tài chính-kế tốn) và các khoa (Khám bệnh đa khoa; Cấp cứu; Bệnh Phổi; Lao người lớn (A-B); Lao Nhi; Nội tổng hợp; Xét nghiệm; Chẩn đốn hình ảnh và thăm dị chức năng; Dược, Dinh dưỡng; Kiểm soát nhiễm khuẩn).
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. 2.2.Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân có dấu hiệu/ triệu chứng nghi ngờ lao đến Bệnh viện Phổi Đồng Nai khám phát hiện bệnh trong thời gian tháng 1,2/2015.
2.3.Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng khám Lao_Bệnh viện Phổi Đồng Nai. 2.4.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người bệnh đến khám bệnh lần đầu tại phòng khám lao_Bệnh viện Phổi Đồng Nai trong thời gian từ tháng 01 đến tháng hết tháng 02/2015.
Bệnh nhân lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên) hoặc khơng có khả năng trả lời; dưới 15 tuổi thì phỏng vấn người giám hộ hoặc người lớn đi kèm.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân tái khám;
- Bệnh nhân hoặc người giám hộ từ chối nghiên cứu. 2.5.Phƣơng pháp thu thập thông tin
Xây dựng nội dung của bộ câu hỏi gồm 2 phần chính: thơng tin chung, đặc điểm