CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo
3.4.1Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha
Nghiên cứu sơ bộ định lượng thực hiện trên 160 mẫu được lấy bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất, nhằm đánh giá sơ bộ thang đo. Thang đo đạt được độ tin cậy khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo biến độc lập được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2 : Kết quả Cronbach Alpha của thang đo biến độc lập
STT Thang đo Số biến
quan sát Cronbach Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Tuyển dụng 4 0.762 0.444
2 Đào tạo và phát triển 4 0.895 0.732
3 Trả công lao động 4 0.930 0.774
4 Đánh giá kết quả 4 0.904 0.742
5 Thăng tiến 4 0.853 0.563
6 Xác định công việc 4 0.874 0.663
7 Quản trị thay đổi 4 0.905 0.717
8 Quản trị tài năng 4 0.948 0.856
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc như sau:
Bảng 3.3 : Kết quả Cronbach Alpha của thang đo biến phụ thuộc
STT Thang đo Số biến
quan sát Cronbach Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất 1 Kết quả hoạt động 6 0.922 0.704
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Kết quả kiểm định thang đo cho thấy thang đo lý thuyết của biến độc lập và biến phụ thuộc đều đạt độ tin cậy ( Cronbach > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3).
3.4.2Đánh giá giá trị thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo, tất cả các biến đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo. Phương pháp rút trích được sử dụng là principal component và phép xoay vng góc Varimax. Hệ số tải nhân tổ tác giả chọn là factor loading > 0.3 (là mức tối thiểu).
3.4.2.1 Phân tích nhân tố EFA cho thang đo thực tiễn QTNNL
Các biến độc lập được tiến hành phân tích nhân tố cùng một lúc. Các chỉ số đạt được như sau:
⁻ Hệ số KMO là 0.881: đạt yêu cầu
⁻ Kiểm định Bartlett's test có hệ số Sig. là 0.000: đạt yêu cầu
⁻ Tại giá trị Eigenvalues 1.007 có 8 nhân tố trích được với tổng phương sai trích là 77.378% (>50%) với ý nghĩa 8 nhân tố được trích này có thể giải thích được hơn 77% biến thiên của dữ liệu: đạt yêu cầu.
⁻ Trong bảng ma trận xoay các nhân tố, các biến quan sát nhìn chung vẫn nằm ở những nhóm cũ như thang đo gốc. Tuy nhiên, một vài nhân tố có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3 ở 2 nhóm riêng biệt. Do đó, để thang đo đạt được giá trị phân biệt, tác giả sẽ tiến hành xem xét có cần phải loại biến hay khơng.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 1: 4 biến quan sát của biến quản trị tài năng (TN1-TN4) gom thành một nhóm với hệ số tải nhân tố đều đạt yêu cầu, nhỏ nhất là 0.802 và các biến này không đo lường thêm cho biến khác. Do đó, nhóm này đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt với các nhóm khác.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 2, các thành phần của trả công (LT1-LT4) gom thành một nhóm. Tuy nhiên, thành phần LT1 và LT3 có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.3 ở 2 nhóm nhân tố với chênh lệch trọng số lần lượt là là 0.446 và 0.318 (iA -
iB = 0.761 - 0.313 = 0.446 và iA - iB = 0.705 - 0.360 = 0.318) đều lớn hơn
⁻ Nhóm nhân tố thứ 3: các thành phần CT1-CT4 nhóm thành một nhóm có hệ số tải nhân tố đều lớn, nhỏ nhất là 0.706. Tuy nhiên, thành phần CT4 xuất hiện ở hai nhóm nhân tố khác nhau, do đó, ta tiến hành xét chênh lệch trọng số. Biến CT4 có chênh lệch trọng số ở hai nhóm là 0.302 > 0.3 nên ta giữ lại biến này cho nhóm nhân tố thứ 3.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 4: Các thành phần của xác định công việc CV1-CV4 được gom thành một nhóm, hệ số tải nhân tố nhỏ nhất là 0.729: nhóm này khơng thay đổi so với thang đo gốc.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 5: các thành phần DG1-DG4 nhóm thành một nhóm có hệ số tải nhân tố đều lớn, nhỏ nhất là 0.670. Tuy nhiên, thành phần DG3 và DG4 xuất hiện ở 2 nhóm nhân tố khác nhau, do đó, ta tiến hành xét chênh lệch trọng số. Ở biến DG3 có chệnh lệch là 0.355 > 0.3: chấp nhận được và DG4 là 0.435 > 0.3: được chấp nhận nên nhóm 5 vẫn gồm 4 thành phần DG1-DG4.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 6: Các thành phần của đào tạo và phát triển DT1-DT4 được gom thành một nhóm, hệ số factor loading nhỏ nhất là 0.677. Thành phần DT4 xuất hiện thêm ở nhóm khác với hệ số tải là 0.345. Tuy nhiên, khi xét chênh lệch trọng số thì lớn hơn 0.3 ( 0.332) nên vẫn giữ lại thành phần này.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 7: Các thành phần của thăng tiến và phát triển nghề nghiệp TT1-TT4 được gom thành một nhóm, hệ số factor loading nhỏ nhất là 0.639 và các biến trong nhân tố này khơng giải thích cho nhân tố khác, vì vậy, nhóm này khơng thay đổi so với thang đo gốc.
⁻ Nhóm nhân tố thứ 8: Các thành phần của tuyển dụng TD1-TD4 được gom thành một nhóm, hệ số factor loading nhỏ nhất là 0.583 và các biến trong nhân tố này khơng giải thích cho nhân tố khác. Nhóm này khơng thay đổi so với thang đo gốc.
Kết luận, sau khi thực hiện phân tích EFA các biến quan sát đều được giữ lại và các nhóm nhân tố trích được phù hợp với thang đo gốc ban đâu. Vậy, thang đo thực tiễn QTNNL đề xuất sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
3.4.2.2 Phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc
Thang đo biến phụ thuộc kết quả hoạt động của doanh nghiệp với 6 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA để kiểm định giá trị hội tụ của thang đo. Kết quả phân tích như sau:
⁻ Hệ số KMO là 0.897: đạt yêu cầu
⁻ Kiểm định Bartlett test có hệ số Sig. là 0.000: đạt yêu cầu
⁻ Tại giá trị Eigenvalues 4.339 có 1 nhân tố trích được với tổng phương sai trích là 72.844 % (>50%) với ý nghĩa 1 nhân tố được trích này có thể giải thích được gần 73% biến thiên của dữ liệu: đạt yêu cầu.
⁻ 6 biến quan sát trong thang đo này đều có hệ số tải nhân tổ lớn, nhỏ nhất là 0.788.
Kết luận: thang đo kết quả hoạt động đạt giá trị hội tụ và sẽ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
3.5Mẫu nghiên cứu
3.5.1Cỡ mẫu
Đề tài của nghiên cứu là xem xét tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực và kết quả hoạt động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong chương 1, tác giả đã nêu rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài là những yếu tố trên sẽ được đo lường thông qua cảm nhận, đánh giá của nhân viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu được thực hiện cho các doanh nghiệp với các loại hình sở hữu khác nhau tại TP.HCM. Do đó, đối tượng khảo sát cũng như mẫu nghiên cứu sẽ là các cán bộ, nhân viên tại các tổ chức trên địa bàn TP.HCM.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Việc xác định kích thước mẫu có thể dựa trên kinh nghiệm như theo Comrey và Lee (1992): n=50 là rất xấu, n=100 là xấu, n= 200 là được, n=300 là tốt, n= 500 là rất tốt, n=1000 hay hơn là tuyệt vời. Hay theo Tabachnik và Fidell (2007), n= 300 là thích hợp.
Ngồi ra, kích thước mẫu phụ thuộc vào các phân tích được thực hiện. Như Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 415)
Đối với mơ hình hồi quy bội, việc chọn kích thước mẫu phụ thuộc nhiều yếu tố. Một công thức kinh nghiệm thường dùng để xác định cỡ mẫu là n 50+8p. Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.
Như vậy, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện cả phân tích EFA và phân tích hồi quy bội, do đó, kích thước mẫu phải phù hợp cho cả 2 dạng phân tích trên.
Số lượng biến quan sát ban đầu trong nghiên cứu là 32 biến, để phù hợp cho phân tích EFA với tỉ lệ 10:1 thì cỡ mẫu cần là 320 mẫu. Trong khi đó, để thực hiện hồi quy bội, cỡ mẫu n cần lớn hơn hoặc bằng 50+8p, do đó, cỡ mẫu sẽ là 306.
Tuy nhiên, để tăng tính đại diện cho tổng thể, cỡ mẫu càng lớn sẽ càng tốt; do đó, tác giả sẽ chọn kích thước mẫu là 400 mẫu.
3.5.2Kết quả lấy mẫu
Việc khảo sát tiến hành trong giai đoạn T7/2015 - T9/2015 được thực hiện thông qua gửi bảng câu hỏi trực tiếp và online đến các cán bộ nhân viên tại các công ty trên địa bàn TP.HCM. Số lượng bảng câu hỏi gửi trực tiếp là 570 bảng. Số lượng thu về là 534 bảng. Số lượng thu được thông qua khảo sát online là 68 bảng. Sau khi tiến hành lọc những bảng khảo sát hợp lệ (là những bảng được đánh dấu đầy đủ vào các mục hỏi, khơng có hiện tượng chọn một bậc duy nhất cho tất cả các mục
hỏi hay đánh chọn theo quy luật) số lượng khảo sát đưa vào nhập liệu được thống kê như sau:
Số lượng khảo sát trực tiếp hơp lệ là 421 bảng, chiếm tỷ lệ 78.8% trên tổng số bảng khảo sát thu về.
Số lượng khảo sát online hợp lệ là 63 bảng, chiếm tỷ lệ 92.6% trên tổng số bảng khảo sát gửi về.
Vậy, tổng số lượng bảng khảo sát hợp lệ đạt được là 484. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả có trình bày việc nghiên cứu được thực hiện trong các doanh nghiệp thuộc bốn loại hình sở hữu sau: cơng ty nhà nước, cơng ty tư nhân, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và cơng ty cổ phần; do đó, những bảng khảo sát có đối tượng là cơng ty liên doanh và loại hình sở hữu khác cũng bị loại. Ngồi ra, có một số lượng những bảng khảo sát là trùng lắp công ty. Đối với những trường hợp này, tác giả lấy trung bình điểm ở mỗi mục hỏi của những bảng khảo sát cho cùng một công ty. Số lượng bảng khảo sát sau khi lọc lại là 399 bảng.
3.5.3Mô tả mẫu
Bảng 3.4: Thông tin mẫu
Mẫu (n=399) Tần số Tỷ lệ so với mẫu
(%) Quy mô nhân sự của công ty
< 50 người 132 33.1 50-300 người 152 38.1 301-1000 người 51 12.8 >1000 người 64 16.0 Loại hình sở hữu Tư nhân 163 40.9 100% Nước ngoài 82 20.6 Nhà nước 67 16.8 Cổ phần (vốn nhà nước <50%) 68 16.5 Cố phần vốn nhà nước >50% 19 4.8 Loại hình hoạt động chính Sản xuất 101 25.3 Thương mại dịch vụ 229 57.4 Đa ngành nghề 69 17.3 Số năm thành lập < 3 năm 79 19.8 3- dưới 5 năm 71 17.8 5-10 năm 100 25.1 >10 năm 149 37.3
Chức danh, vị trí cơng việc
Thành viên ban giám đốc 13 3.3
CBQL cấp phòng, ban 79 19.8
Chuyên viên 139 34.8
Nhân viên thừa hành nghiệp vụ 168 42.1
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã trình bày về quy trình và phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức chọn mẫu và thống kê thông tin về mẫu khảo sát. Đồng thời, chương này cũng đã thực hiện kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, và đánh giá sơ bộ giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả cho thấy, thang đo thực tiễn QTNNL và kết quả hoạt động đạt độ tin cậy yêu cầu và có giá trị để tiến hành nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, do mẫu ở nghiên cứu sơ bộ nhỏ nên trong nghiên cứu chính thức cần tiếp tục đánh giá thang đo với số lượng mẫu lớn hơn. Như vậy, thang đo vẫn được giữ nguyên và sẽ tiếp tục được kiểm định lại với số lượng mẫu lớn hơn, đồng thời thực hiện các phân tích hồi quy, kiểm định khác biệt. Những bước này sẽ được thể hiện trong chương 4.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Giới thiệu
Trong chương này, tác giả sẽ tiến hành đánh giá lại thang đo với số lượng mẫu lớn hơn so với nghiên cứu sơ bộ, thông qua hệ số độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi đánh giá và điều chỉnh thang đo nếu cần thiết, các phân tích và kiểm định tiếp theo sẽ được thực hiện. Cụ thể, phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính giữa biến độc lập (các thành phần của thực tiễn QTNNL) và biến phụ thuộc (kết quả hoạt động). Khi phân tích mơ hình hồi quy, tác giả sẽ kiểm định những giả định vi phạm cần thiết để xem xét ý nghĩa của mơ hình hồi quy. Tiếp theo, tác giả sẽ kiểm định sự khác biệt của việc thực hành các yếu tố thực tiễn QTNNL và kết quả hoạt động trong các tổ chức có loại hình sở hữu khác nhau.
4.1Đánh giá thang đo
Trong nghiên cứu sơ bộ được thực hiện trên 160 mẫu khảo sát, kết quả cho thấy thang đo được lựa chọn có độ tin cậy và có giá trị để đưa vào nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên với số lượng mẫu nhỏ, tính đại diện cho tổng thể không cao nên trong nghiên cứu chính thức tác giả tiến hành kiểm định thang đo lần nữa với kích thước mẫu lớn hơn (n= 399, thống kê mẫu được giới thiệu ở mục 3.6).
4.1.1Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo
Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo được tiến hành tương tự như trong nghiên cứu sơ bộ, các thành phần của khái niệm nghiên cứu sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 16.0 để kiểm định lần lượt.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu chính thức
Biến quan sát Hệ số tương
quan biến tổng
Cronbach Alpha nếu loại
biến Tuyển dụng TD, Cronbach = .784 TD1 .642 .705 TD2 .688 .683 TD3 .546 .755 TD4 .497 .779
Đào tạo và phát triển DT, Cronbach = . 866
DT1 .693 .838
DT2 .685 .841
DT3 .733 .822
DT4 .757 .811
Trả công lao động LT, Cronbach = .890
TC1 .743 .864
TC2 .781 .849
TC3 .714 .875
TC4 .794 .844
Đánh giá kết quả DG, Cronbach = .886
DG1 .728 .864
DG2 .767 .849
DG3 .757 .852
DG4 .758 .852
Thăng tiến TT, Cronbach = .855
TT1 .631 .841
TT2 .714 .809
TT3 .741 .797
TT4 .707 .811
Xác định công việc CV, Cronbach = .802
CV1 .658 .731
CV2 .550 .794
CV4 .658 .734
Quản trị thay đổi CT, Cronbach = .883
CT1 .652 .883
CT2 .719 .859
CT3 .848 .809
CT4 .767 .841
Quản trị tài năng, Cronbach = .925
TN1 .834 .899
TN2 .842 .896
TN3 .788 .914
TN4 .838 .897
Kết quả hoạt động KQ, Cronbach = .907
KQ1 .785 .885 KQ2 .786 .884 KQ3 .752 .890 KQ4 .787 .884 KQ5 .686 .899 KQ6 .665 .902
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu) Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy hệ số Cronbach của các thang đo đều cao, nhỏ nhất là biến tuyển dụng TD (.784), hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu, nhỏ nhất là biến TD4 (.497). Vậy các thang đo khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng ở các biến quan sát đều lớn hơn 0.3).
Tất cả các biến quan sát sẽ được đưa vào để tiếp tục kiểm định giá trị trong phân tích EFA tiếp theo.
4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Thang đo thực tiễn QTNNL
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số KMO là .934 và kiểm định Bartlett có Sig. là .000 đạt u cầu, có 7 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.111 và tổng phương sai trích