Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu và những vấn đề rút ra

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. TỶ GIÁ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VÀNG VÀ NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN (Trang 25 - 30)

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và đòi hỏi chính phủ nước này có những phản ứng nhất định. Về chính sách tỷ giá hối đói, Trung Quốc có những thành công nhất định và khẳng định được sự phát triển mang tính đột phá trong việc đưa Trung Quốc trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu thế giới. Chính sách tỷ giá hối đoái thể hiện quan điểm, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong một giai đoạn nhất định. Việc nghiên cứu chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển phương pháp luận sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc được thực hiện có tính nhất quán gắn trực tiếp với lợi thế thương mại về hàng giá rẻ và khối lượng lớn, nó đã hỗ trợ hữu hiệu cho mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Các vấn đề được thực thi trong chính sách tỷ giá hối đoái này có nhiều khía cạnh khác nhau

Thứ nhất: Trung quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp thực tế đồng nhân dân tệ so với các đồng ngoại tệ khác đặc biệt với đồng đôla Mỹ để tạo lợi thế ngắn hạn. Có thể thấy trong TMQT, nếu để lợi thế so sánh tự nó phát huy tác dụng theo đúng quy luật sẽ chậm hơn rất nhiều so với lợi thế có sự tác động của chính phủ để nhanh chóng tận dụng cơ hội thương mại thường xuyên xuất hiện và mất đi. Vào những năm 1980 tỷ giá đồng nhân dân tệ và đola Mỹ đứng ở tỷ lệ 1USD = 2 RMB, năm 1994, Trung Quốc đã phá giá mạnh đồng nhân dân tệ để đạt tỷ giá 1USD = 8.5 RMB và tỷ giá mới này được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995 – 2005. Một điều dễ nhận thấy là việc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định thường đồng nghĩa với việc định giá thấp đồng tiền trong nước. Trong lĩnh vực tiền tệ, việc phá giá đồng tiền thường được gọi là chính sách của “ người thu lợi từ người khác” cho nên thường bị các nước phản đối song Trung Quốc vẫn áp dụng và thu được những ảnh hưởng quan trọng. Tiếp theo, đồng nhân dân tệ được điều chỉnh theo hướng định giá cao so với đồng đôla Mỹ. Vào tháng 7/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng Nhân dân tệ và tỷ giá giữa đồng đola và nhân dân tệ là 1USD = 8.27RMB sau đó Ngân hàng trung ương tiến hành cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính thức của NHTW. Đồng nhân dân tệ đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ giá. Việc nâng giá đồng nhân dân tệ gây bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu và Trung Quốc đã tìm biện pháp để định giá danh nghĩa cao đồng nhân dân tệ

song lại cố gắng để giảm giá thực tế đồng tiền này mà các đối tác thương mại khó có thể phản ứng thích hợp. Với việc định giá thấp còn tạo hàng rào bảo hộ thương mại đối với thị trường trong nước trước việc mở cửa thị trường theo các cam kết trong WTO của Trung Quốc, đồng thời góp phần bảo vệ việc làm cho lao động trong nước.

Để thực hiện được chế độ tỷ giá có sự khác biệt giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế, Trung Quốc đã có những biện pháp điều chỉnh và duy trì có hiệu quả rất cao.

Các phản ứng của Trung Quốc về tỷ giá hối đoái khá linh hoạt và gắn với từng mối quan hệ thương mại cụ thể với từng thời điểm cụ thể. Trong điều kiện đồng đola lên giá, Trung Quốc đã tìm cách để định giá đồng nhân dân tệ thấp. Điều này làm cho Trung Quốc có lợi thế thương mại lớn so với Mỹ đồng thời cũng có lợi thế hơn so với các đối tác thương mại khác của Trung Quốc thực thi chính sách neo giá đồng tiền nước đó với đồng dola Mỹ. Với cách này, Trung Quốc gần như đã khai thác triệt để lợi thế thương mại không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các đối tác thương mại khác. Trong điều kiện đồng dola Mỹ giảm giá vì Hoa Kỳ muốn cải thiện cán cân thương mại cũng như để giảm giá trị thực tế của lượng dự trữ đola của Trung Quốc, Trung Quốc thực hiện chính sách neo buộc chặt hay nói cách khác cố định tỷ giá đồng nhân dân tệ với đồng đola để tiếp tục làm giảm giá đồng nhân dân tệ nhằm tăng lợi thế thương mại và tiến hành chuyển đổi một phần đôla ra vàng để bảo hiểm giá trị của lượng dự trữ.

Thứ hai: Trung Quốc đã khéo léo vận dụng các điểm yếu của đối tác thương mại quan trọng cả song phương và đa phương thông qua chiến lược đàm phán hữu hiệu nhằm duy trì chính sách định giá thấp đồng tiền trong nước. Trong quan hệ với Hoa Kỳ - Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. Trước hết, Trung Quốc đã dùng chính sách buộc chặt với đồng đôla như đã đề cập. Khi đàm phán với Mỹ về vấn đề thâm hụt thương mại giữa hai nước, Trung Quốc đã lảng tránh vấn đề định giá thấp đồng nhân dân tệ mà tập trung xoáy sâu vào việc viện dẫn lý do thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ trong quan hệ với Trung Quốc là do Hoa Kỳ đã hạn chế việc xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc – một khía cạnh trong quan hệ thương mại mà Hoa Kỳ không muốn mở rộng vì sợ để lọt các sản phẩm công nghệ cao vào tay Trung Quốc. Điều đó làm yếu đi đáng kể yêu cầu của Hoa Kỳ trong việc nâng cao đồng nhân dân tệ.

Thứ ba: sẵn sàng chấp nhận sự chỉ trích của cac đối tác thương mại để bảo vệ được trạng thái định giá trị thấp của đồng nhân dân tệ. Đầu năm 2010, các đối tác

thương mại với Trung Quốc đã thống nhất lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ song Trung Quốc vẫn cố tìm mọi cách thức để tránh phải đáp ứng yêu cầu của các đối tác thương mại này.

Thứ tư:, Trung Quốc luôn tìm mọi nỗ lực để đạt mục tiêu đưa đồng nhân dân tệ thành đồng tiền mạnh và chủ chốt trong nền kinh tế thế giới. Mặc dù trong năm 2009, các nước nhóm G20 đã đề cập đến đồng tiền chủ chốt thay thế đồng đôla Mỹ song cuối cùng đôla Mỹ vẫn giữ được vị trí đứng đầu của mình trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Trong quan hệ biên mậu với các nước như Việt Nam, Lào, Nga… Trung Quốc đã mạnh dạn yêu cầu các nước thanh toán bằng đồng nhân dân tệ để tạo những bước đi trung gian phục vụ cho việc đưa đồng nhân dân tệ trở thành ngoại tệ chuyển đổi tự do. Hay nói cách khác đây là quá trình chuyển đổi cục bộ mang tính chất thử nghiệm đồng nhân dân tệ. Mặc dù uy tín quốc tế của đồng nhân dân tệ chưa cao song về lâu dài, đây là đồng tài chính của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, việc định giá thấp đồng tiền có thể có những tác động ngược chiều đối với nền kinh tế Trung Quốc như làm giảm giá trị tương đối giá các loại tài sản trong nước hoặc gây tình trạng đầu cơ vàng, ngoại tệ hoặc các tài sản có khả năng sinh lợi cao như bất động sản…

Một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam

Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc khác với vị thế của nền kinh tế Việt nam trong nền kinh tế toàn cầu cho nên những kinh nghiệm của Trung Quốc khó có thể áp dụng đối với điều kiện Việt nam. Có thể nói, qua hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc thời gian qua chịu ảnh hưởng rất lớn của việc định giá thấp đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ mạnh khác. Đồng thời, chính sách tỷ giá hối đoái thường có tính nhạy cảm rất cao cho nên những điều chỉnh chính sách ngày càng có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách khác như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, tình trạng thất nghiệp và lạm phát cũng như tình trạng các khoản nợ và dự trữ quốc tế… Tuy nhiên, những điều chỉnh và phản ứng trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc có những thành công nhất định và Việt nam có thể sử dụng các kết quả đó làm bài học tham khảo, ít nhất là về mặt phương pháp luận, trong điều kiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau khủng hoảng.

Trên thực tế, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy giảm nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã có những điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt nam và đồng đôla

Mỹ cũng như các ngoại tệ khác. Việc nới lỏng biên dộ dao động tỷ giá giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường đã được thực hiện. Đặc biệt là lần điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm nhẹ giá trị của đồng Việt Nam so với đôla Mỹ vào năm 2010 trong điều kiện thị trường có chiều hướng ổn định với mức 1USD = 19.100VND để tỷ giá chính thức sát hơn với tỷ giá thị trường 1USD = 19.420VND. Việc điều chỉnh này đã triệt tiêu dần khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá được hình thành tự do trên thị trường để hạn chế những biến động của tỷ giá hoặc nạn đầu cơ vào tỷ giá.

Từ kinh nghiệp của trung quốc, có thể rút ra các vấn đề đối với việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay.

- Cần có phản ứng chính sách linh hoạt về tỷ giá trong những tình huống cụ thể và cần có định hướng rõ ràng về tỷ giá trong dài hạn làm căn cứ cho các điều chỉnh ngắn hạn. Do đó, cần có cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ sự biến động của tỷ giá giá cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để nhận dạng xu hướng vận động của tỷ giá và toàn cầu như đồng Đôla, EUR… Các phản ứng chính sách của các đối tác thương mại lớn hoặc các trung tâm kinh tế thế giới là căn cứ để đưa ra các phản ứng chính sách của Việt Nam. Các kịch bản về các tình huống biến động tỷ giá hối đoái nên được xây dựng và có thể tiến hành mô phỏng chúng để lựa chọn kịch bản tối ưu nhất. Đây là việc tạo thế chủ động trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái trước tính bất định của thị trường ngoại hối trong và ngoài nước

- Khai thác triệt để vai trò của các chính phủ thông qua các cơ quan chuyên trách về tiền tệ trong việc xây dựng một chế độ tỷ giá sát với tỷ giá thị trường. Bản thân giá trị thực của tỷ giá cũng rất khó xác định cụ thể mà phải thông qua các ước lượng cho nên vai trò của chính phủ trong việc thực hiện một chế độ tỷ giá mục tiêu là cần thiết. Chính phủ cần điều chỉnh vào thời điểm được coi là phù hợp nhằm tạo lợi thế thương mại tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Cần tạo những khoảng cách nhất định giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với từng loại thị trường và từng loại mặt hàng trong từng giai đoạn. Việc triệt tiêu khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do có thể làm giảm lợi nhuận cục bộ của doanh nghiệp và có thể làm giảm tác động cần có của chính sách tỷ giá hối đoái. Những khác biệt về lợi thế thương mại ngắn hạn có thể mất đi hoặc hình thành dưới hình thức khác khi có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Vai trò của chính phủ cần được thể hiện rõ nét trong việc

đưa ra các chính sách tỷ giá phù hợp nhằm thay việc tự điều chỉnh các mất thăng bằng trong lợi thế thương mại bằng tín hiệu thị trường bằng việc khử tình trạng mất thăng bằng chính sách của chính phủ.

- Cần có chiến lược định vị đồng tiền Việt Nam trong hệ thống tiền tệ quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định như định vị khả năng nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam vào thời điểm năm 2020 – thời điểm Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhằm tạo cơ sở cho các điều chỉnh cục bộ hoặc điều chỉnh ngắn hạn và cũng như hình thành được định hướng dài hạn của chính sách tỷ giá hối đoái. Cần chỉ rõ vị trí, vai trò và tác động của nền kinh tế Việt Nam trong các quan hệ thương mại hoặc trong hệ thống thương mại khu vực như trong khu vực ASEAN… trong dài hạn để định hướng vận hành chính sách điều chỉnh giá.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI. TỶ GIÁ VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VÀNG VÀ NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w