b. Lý thuyết quá trình xử lý khí thả
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆXỬ LÝ KHÍ THẢI:
Thuyết minh:
Khói chứa các chất khí có khả năng gây ô nhiễm phát sinh từ lò đốt theo đường ống dẫn đi vào hệ thống xử lý. Đầu tiên luồng khí thải có nhiệt độ cao (khoảng 10000C - 10500C) được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm nhằm giảm nhiệt độ môi trước khi vào thiết bị xử lý. Ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt (nhiệt độ còn khoảng 1500C) khí thải tiếp tục đi vào tháp phun rỗng để xử lý bụi và một phần các khí độc hại, với dung môi phun vào là nước. Sau đó khí được đưa vào tháp hấp phụ để hấp phụ khí CO và NOX ở tháp này lượng khí độcvà mùi được giảm một cách đáng kể, cuối cùng thì lượng khí đưa ra ống khói và thải ra ngoài môi trường.
2.2. Cấu tạo
• Lò đốt được chia làm 2 buồng: - Buồng đốt chính gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Chất thải được sấy khô + Giai đoạn 2: Cháy và khí hóa
- Buồng đốt sau gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Phối trộn
+ Giai đoạn 4: Cháy ở dạng khí + Giai đoạn 5: Oxi hóa hoàn toàn
• Cấu tạo của tháp phun rỗng: 1. Tấm chắn 2. Vòi phun 3. Tấm chắn lỏng 4. Tấm phân phối khí KHÍ VÀO KHÍ RA NU? C VÀO
Sơ đồ cấu tạo của thùng rửa khí rỗng
Nước được phun từ trên xuống dưới và dòng khí đưa từ dưới lên. Cũng có thể bố trí vòi phun từ 4 phía xung quanh và theo phương ngang của dòng khí.
Để dòng khí phân bố đều đặn trên toàn tiết diện ngang của thiết bị người ta bố trí bộ phận phân phối khí ở tiết diện vào của dòng khí.
Loại ống chùm: gồm nhiều ống nhỏ đặt song song tạo thành chùm trong tháp. Chất tỏa nhiệt đi trong các ống nhỏ còn chất tải nhiệt đi bên ngoài.
• Cấu tạo của tháp hấp phụ:
Gồm tháp hình trụ, bên trong tháp có chứa vật liệu hấp phụ. Vật liệu hấp phụ là loại vật liệu có diện tích bề mặt lớn do có nhiều lỗ rỗng nên có thể giữ lại chất bẩn bên trong nó. Khí được thổi vào qua lớp vật liệu hấp phụ, tại đây các chất bẩn sẽ bị giữ lại trong các lỗ rỗng của vật liệu hấp phụ, khí sạch tiếp tục đi ra khỏi tháp.
2.3. Tính toán