8. Cấu trúc của luận văn:
2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 tuổi
Quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non là một công việc quan trọng, nhằm đảm bảo những mục tiêu đặt ra trong kế hoạch được triển khai. Do vậy, cả 6 nội dung của quản lý nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ đều được cán bộ quản lý quan tâm thực hiện và tỉ lệ thực hiện là 100%. Ta có bảng khảo sát cụ thể sau:
Bảng 2.8: Mức độ và kết quả thực hiện quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An
S
TT QUẢN LÝ NỘI DUNG
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) KẾT QUẢ THỰC HIỆN (%) RTX TX TT CTH ĐTB Tốt Khá TB Yếu ĐTB 1 Phổ biến chương trình tổ chức hoạt động vui chơi do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định
36,8 47,4 15,8 0 3,21 36,8 52,6 10,5 0 3,26
2
Xác định hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với trẻ MN
31,6 47,4 21,1 0 3,11 31,6 57,9 10,5 0 3,21
3
Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ đề
42,1 57,9 0 0 3,42 42,1 52,6 5,3 0 3,37
4
Tập huấn, phổ biến nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
47,4 47,4 5,3 0 3,42 47,4 47,4 5,3 0 3,42
5
Chỉ đạo GV khi lựa chọn hình thức nào để tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cần dựa trên tâm lý lứa tuổi, kinh nghiệm của trẻ, phải để trẻ được thoải mái, chú tâm trong hoạt động phát triển ngôn ngữ.
26,3 47,4 26,3 0 3,00 26,3 57,9 15,8 0 3,11
6
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ có đúng theo kế hoạch, đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Qua thực hiện khảo sát về mức độ và kết quả thực hiện quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non thành phố Dĩ An gồm 6 nội dung, cho thấy mức độ thực hiện rất thường xuyên từ 26,3% đến 47,4%, mức độ chưa thực hiện là 0%, điểm trung bình từ 3,00 đến 3,42. Về kết quả đạt được, mức độ tốt từ 26,3% đến 47,4%, mức độ yếu là 0%, điểm trung bình từ 3,11 đến 3,42. Trong đó, nội dung số 3: Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch
tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo chủ đề và nội dung số 4: Tập huấn, phổ biến nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ có mức độ thực hiện rất thường xuyên tốt nhất lần lượt là 42,1% và 47,4%,
với điểm trung bình là 3,42. Về kết quả thực hiện, nội dung 3 và 4 có cùng kết quả tốt nhất lần lượt là 42,1% và 47,4%, với số điểm trung bình lần lượt là 3,37 và 3,42.
Nội dung 1: Phổ biến chương trình tổ chức hoạt động vui chơi do Bộ, Sở, Phòng
Giáo dục và Đào tạo quy định, mức độ thực hiện và kết quả có sự chênh lệch khơng
lớn, với điểm trung bình của mức độ thực hiện là 3,21 và điểm trung bình của kết quả thực hiện là 3,26. Trong đó, rất thường xuyên thực hiện có tới 36,8%, mức thường xuyên thực hiện có 47,4%, thỉnh thoảng thực hiện là 15,8 và chưa thực hiện là 0%. Mặc dù có sự chỉ đạo của cán bộ quản lý, nhưng cán bộ quản lý chưa chỉ đạo triệt để, cần phải tăng mức rất thường xuyên để khắc phục điểm này.
Nội dung 2: Xác định hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với trẻ MN, mức độ thực hiện nội dung này có điểm trung bình khơng cao 3,11. Trong đó,
mức độ rất thường xuyên thực hiện chỉ có 31,6%, thường xuyên là 47,4%, và thỉnh thoảng thực hiện có 21,1%, chưa thực hiện là 0%. Việc thình thoảng thực hiện có tỷ lệ cao như vậy chứng tỏ cán bộ quản lý chưa chú ý tới việc xác định hệ thống các hoạt động phát triển ngôn ngữ. Kết quả thực hiện tốt với điểm trung bình là 3,21, nhưng có 10,5% cho kết quả trung bình, điều này cho thấy hạn chế trong việc xác định nội dung hoạt động.
Đối với nội dung 5: Chỉ đạo GV khi lựa chọn hình thức nào để tổ chức hoạt động
phát triển ngôn ngữ cần dựa trên tâm lý lứa tuổi, kinh nghiệm của trẻ, phải để trẻ được thoải mái, chú tâm trong hoạt động phát triển ngơn ngữ, có mức độ thực hiện với việc rất thường xuyên thực hiện thấp nhất trong sáu nội dung là 26,3%, trong khi thường xuyên thực hiện là 47,4%, nhưng có tới 26,3% là thỉnh thoảng thực hiện, điều này dẫn tới điểm trung bình của mức độ thực hiện thấp nhất trong sáu nội dung 3,00. Từ mức độ thực hiện thì kết quả thực hiện của nội dung này cũng rất thấp, đạt tốt có 26,3%, đạt khá là 57,9% và trung bình là 15,8%. Điểm trung bình cho kết quả thực hiện ở nội dung này là 3,11. Từ kết quả đó cho thấy việc chỉ đạo của cán bộ quản lý chưa sâu sát, chưa chỉ đạo giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động
phát triển ngôn ngữ sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ. Trong nội dung 6: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ có đúng theo kế hoạch, đánh giá và có điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, bảng khảo sát cho thấy mặc dù mức
độ thực hiện thường xuyên rất cao 52,6% nhưng rất thường xuyên thực hiện chỉ có 31,6% và có tới 15,8% thỉnh thoảng thực hiện, chưa thực hiện 0%, có 3,16 điểm trung bình chứng tỏ nội dung có mức thực hiện chưa cao. Bên cạnh đó, kết quả thực hiện có điểm trung bình tương đối cao 3,26, với kết quả tốt và khá lần lượt là 31,6% và 63,2%. Điều này cho thấy dù thực hiện chưa cao nhưng kết quả mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cán bộ quản lý cần xem xét để tăng mức độ thực hiện lên rất thường xuyên và thường xun khơng để tình trạng thỉnh thoảng mới thực hiện như vậy sẽ tạo ra thói quen và khơng kiểm sốt được việc giáo viên không thực hiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo đúng kế hoạch làm ảnh hưởng đến việc đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kịp thời, dẫn đến mục tiêu đề ra không đạt được.
Qua kết quả phỏng vấn CBQL về biện pháp giúp giáo viên xác định được nội dung phát triển ngôn ngữ cho từng độ tuổi, CBQL chia sẻ việc hướng dẫn cụ thể các nội dung theo hình thức cá nhân và hình thức tập thể. Nội dung phát triển ngơn ngữ từng độ tuổi tập trung ở Chương trình giáo dục mầm non do Bộ ban hành, bên cạnh đó giáo viên ln cập nhật những nội dung mới theo từng thời điểm để làm phong phú hoạt động. GV vẫn còn thụ động trong việc xác định nội dung còn ỉ lại vào chương trình có sẵn.
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi