Nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo HĐGDNGLLtheo hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 81 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trả

3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo HĐGDNGLLtheo hướng

hướng trải nghiệm

3.2.2.1. Mục tiêu

Để HĐGDNGLL được tiến hành một cách có hiệu quả thì yếu tố vơ cùng quan trọng và quyết định là Ban chỉ đạo. Với vai trò là “nhạc trưởng” trong việc định hướng hoạt động, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu đề xuất cho Ban giám hiệu nhà trường về HĐGDNGLL theo hướng TN. Đây là lực lượng chỉ đạo hoạt động, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động, là lực lượng trực tiếp kiểm tra, đánh giá làm cho HĐGDNGLL theo hướng TN trong nhà trường được tổ chức một cách hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng cho thấy ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đầm Dơi chưa thành lập được Ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN. Việc

chỉ đạo thực hiện hoạt động này chủ yếu giao cho Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp đảm nhiệm dẫn đến quản lý chưa khoa học, hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của việc quản lý trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL theo hướng TN thì nhà trường phải thành lập và phát huy vai trò của Ban chỉ đạo về HĐGDNGLL theo hướng TN. Ban Chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của hiệu trưởng và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Để HĐGDNGLL theo hướng TN tiến hành một cách thuận lợi, có hiệu quả, tơi đề xuất mơ hình Ban Chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN của các nhà trường như sau:

Thành phần gồm:

- Trưởng ban: Là Hiệu trưởng hoặc 01 Phó hiệu trưởng trực tiếp phụ trách. - Phó ban: Là Bí thư Đồn trường và Trưởng Ban Đại diện cha mẹ HS nhà trường.

- Các thành viên Ban chỉ đạo: Chủ tịch Cơng đồn nhà trường, Phó Bí thư Đồn trường, GV chủ nhiệm các lớp, một số GV có năng lực tổ chức các HĐGDNGLL, Bí thư các chi đoàn HS.

Trên cơ sở nhiệm vụ và các lĩnh vực HĐGDNGLL theo hướng TN trong nhà trường, Ban chỉ đạo nên phân thành các tiểu an để trực tiếp phụ trách các lĩnh vực cụ thể nhưsau:

- Tiểu ban phụ trách giáo dục, tuyên truyền. - Tiểu ban phụ trách cơ sở vật chất – tài chính.

- Tiểu ban phụ trách hoạt động văn nghệ – thể dục thể thao. - Tiểu ban phụ trách hoạt động tình nguyện, nhân đạo, từ thiện. - Tiểu ban phụ trách hoạt động lao động, tư vấn, hướng nghiệp.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Ban chỉ đạo có thể phân cơng nhiệm vụ một cách cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của nhà trường. Trong các tiểu ban cần bố trí những cá nhân có năng lực, tâm huyết trong việc tổ chức các HĐGDNGLL theo hướng TN, có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Nhiệm vụ của ban chỉ đạo, giúp Ban Giám hiệu xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm, phát động tổ chức các hoạt động theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện chương trình kế hoạch, tổ chức hướng dẫn GV chủ nhiệm lớp có kế hoạch chủ động trong mọi hoạt động, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động, giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá, rút kinh

nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.

Ban chỉ đạo thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy hoạt động, có chương trình hành động, phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban, tránh chồng chéo, sao cho các tiểu ban hoạt động một cách khoa học, nhịp nhàng, hiệu quả. Duy trì chế độ giao ban đều đặn hằng tháng, để kiểm tra, đánh giá tiến độ công việc, hiệu quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Để thực hiện được biện pháp này, Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến các chính sách và nguồn lực. Cần có chính sách phù hợp đối với các thành viên trong ban chỉ đạo như:

- Có chính sách phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cá nhân có năng lực tổ chức, có tinh thần trách nhiệm, có niềm đam mê để tham gia vào ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ phụ trách các tiểu ban phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.

- Tạo điều kiện về thời gian để các thành viên ban chỉ đạo có một quỹ thời gian cần thiết cho việc chuẩn bị các điều kiện, triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Hỗ trợ về chế độ, chính sách đối với các thành viên như tính số tiết chuẩn cho các thành viên ban chỉ đạo bằng việc giao phụ trách vườn trường, phòng chức năng trường, trưởng an văn thể, trưởng an lao động… hoặc chi hỗ trợ cho các thành viên thông qua các hoạt động.

- Có chế độ khen thưởng động viên kịp thời khi các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong một hoạt động.

- Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV và các thành viên ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức các hoạt động như: Kinh phí tổ chức, phần thưởng, chi thuê mướn, chi tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động, chi bồi dưỡng các thành viên.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt được biện pháp này, lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm đến các chính sách và nguồn lực. Cần có chính sách phù hợp đối với các thành viên ban chỉ đạo như:

- Có chính sách phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những cá nhân có năng lực tổ chức, có tinh thần trách nhiệm, có niềm đam mê để tham gia vào ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ phụ trách các tiểu ban phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.

cần thiết cho việc chuẩn bị các điều kiện, triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Hỗ trợ về chế độ, chính sách đối với các thành viên như tính số tiết chuẩn cho các thành viên ban chỉ đạo bằng việc giao phụ trách vườn trường, phòng chức năng trường, trưởng ban văn thể, trưởng ban lao động… hoặc chi hỗ trợ cho các thành viên thông qua các hoạt động.

- Có chế độ khen thưởng động viên kịp thời khi các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trong một hoạt động.

- Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các thành viên ban chỉ đạo HĐGDNGLL theo hướng TN.

- Quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức các hoạt động như: Kinh phí tổ chức, phần thưởng, chi thuê mướn, chi tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động, chi bồi dưỡng các thành viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông huyện đầm dơi tỉnh cà mau (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)