Căn cứ đề
xuất và ý nghĩa
● Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
● Đánh giá chính xác thực trạng chất lượng giúp định vị được bệnh viện đang ở mức chất lượng nào, từ đó xác định các tồn tại, vấn đề ưu tiên cần cải tiến.
● Việc báo cáo và công bố công khai chất lượng bệnh viện giúp cơ quan quản lý và người dân nắm bắt được thực trạng bệnh viện, giúp cung cấp thông tin cho việc cải tiến chất lượng và lựa chọn của người dân khi đi khám, chữa bệnh.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Bệnh viện không tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo hướng dẫn của BộY tế, hoặc khơng có “Báo cáo kiểm tra, đánh giá bệnh viện hàng năm”.
Mức 2
2. Tổ chức tự tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện theo các tiêu chí và gửi/nộp “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” cho cơ quan quản lý đầy đủ theo quy định. 3. *Tỷ lệ các tiêu chí có điểm do bệnh viện tự đánh giá cao hơn điểm của đoàn bên ngoài đánh giá (cơ quan quản lý hoặc tổ chức độc lập) dưới 10%.
Mức 3
4. Có tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện 6 tháng đầu năm vào thời điểm giữa năm; có quyết định, biên bản kiểm tra, trong đó có chỉ ra những vấn đề cần ưu tiên khắc phục, cải tiến.
5. Có bảng thống kê các tiểu mục theo từng tiêu chí trong “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện” chưa đạt yêu cầu và lý do chưa đạt.
6. Công bố và phổ biến kết quả “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” cho các khoa/phòng, nhân viên y tế.
7. Cơng bố cơng khai tóm tắt kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh được biết tại các bảng tin/góc truyền thơng… của bệnh viện.
8. Trong báo cáo có phân tích rõ mặt mạnh, mặt yếu, khó khăn về chất lượng bệnh viện, những tồn tại và biện pháp khắc phục.
9. *Tỷ lệ các tiêu chí có điểm do bệnh viện tự đánh giá cao hơn điểm của đoàn bên ngoài đánh giá (cơ quan quản lý hoặc tổ chức độc lập) dưới 7%.
Mức 4
10. Có bảng thống kê các tiểu mục theo từng tiêu chí trong “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện” chưa đạt yêu cầu, lý do chưa đạt, trách nhiệm của khoa/phòng và nội dung cần cải tiến.
11. Có tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện thường xuyên hàng tháng (hoặc hàng quý) và rà soát những nội dung cần cải tiến chất lượng nhưng chưa thực hiện được hoặc chưa đúng tiến độ.
12. Tự tiến hành đánh giá chất lượng bệnh viện và công bố công khai “Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện” trên trang thông tin điện tử.
13. Tỷ lệ các tiêu chí có điểm do bệnh viện tự đánh giá cao hơn điểm của đoàn bên ngoài đánh giá (cơ quan quản lý hoặc tổ chức độc lập) dưới 5%.
Mức 5
14. Có bản danh sách theo dõi thường xuyên hàng tháng kết quả đánh giá chất lượng với việc cải tiến chất lượng đã thực hiện.
15. Báo cáo tự đánh giá chất lượng bệnh viện cuối năm có đầy đủ thơng tin các khía cạnh chất lượng bệnh viện và bảo đảm chất lượng số liệu.
16. Tỷ lệ các tiêu chí có điểm do bệnh viện tự đánh giá cao hơn điểm của đoàn bên ngoài đánh giá (cơ quan quản lý hoặc tổ chức độc lập) dưới 2,5%.
Ghi chú
- Đánh giá tiêu chí này sau khi đã đánh giá xong tồn bộ các tiêu chí khác.
- Nếu bệnh viện chưa có đồn bên ngồi đánh giá thì các tiểu mục có dấu * tạm thời được chấm là đạt và sẽ điều chỉnh lại sau khi có kết quả của đồn bên ngồi. - Nếu bệnh viện chưa được đoàn bên ngoài đánh giá, tạm thời xếp bệnh viện tối đa đạt mức 3 do chưa tính được tỷ lệ chênh lệch điểm nên mức 4 và mức 5 chưa xét. - Tỷ lệ chênh lệch điểm được tính bằng tổng số tiêu chí có điểm của bệnh viện cao hơn điểm của đồn đánh giá chia cho tổng số tiêu chí áp dụng.
D3.2 Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện Căn cứ đề
xuất và ý nghĩa
● Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
● Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thực trạng và thúc đẩy cải tiến. Chất lượng rất khó có thể cải tiến nếu khơng đo lường được hoặc đo lường sai thực tế.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Không tiến hành tự đánh giá chất lượng nội bộ bệnh viện.
2. Không xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng theo Bộ tiêu chí của Bộ Y tế.
Mức 2 3. Có bản kế hoạch cải tiến chất lượng, trong đó có đề cập đến nội dung đo lường vàgiám sát chất lượng.
Mức 3
4. Trong kế hoạch cải tiến chất lượng có xây dựng ít nhất 5 chỉ số chất lượng cụ thể nhằm đánh giá và theo dõi chất lượng chun mơn, chất lượng dịch vụ.
5. Có trên 50% khoa/phịng xây dựng được ít nhất 1 chỉ số chất lượng cụ thể nhằm đánh giá và theo dõi chất lượng hoạt động của khoa/phịng đó.
6. Có bản tổng hợp danh sách các chỉ số chất lượng (chung của bệnh viện và các khoa/phòng) được theo dõi, giám sát.
7. Xây dựng các phương pháp và thu thập số liệu cần thiết để phục vụ cho việc đo lường, giám sát các chỉ số chất lượng trong danh sách.
Mức 4
8. Tiến hành đo lường và có số liệu kết quả thực hiện các chỉ số chất lượng đã nêu trong danh sách.
9. Hoàn thành đạt được ít nhất 60% các chỉ số chất lượng đã nêu trong bản kế hoạch cải tiến chất lượng chung tồn bệnh viện.
10. Cơng bố, phổ biến kết quả đo lường các chỉ số trong danh sách cho nhân viên y tế bằng các hình thức khác nhau (báo cáo, thông báo, gửi thư điện tử…).
Mức 5
11. Theo dõi kết quả đo lường các chỉ số chất lượng bằng vẽ biểu đồ (theo các mốc thời gian).
12. Tự đặt các mục tiêu cần đạt được cho các chỉ số chất lượng trong danh sách. 13. Bản danh sách các chỉ số chất lượng có các cột số liệu như kết quả thực hiện, chỉ tiêu phấn đấu, có đạt hoặc khơng đạt chỉ tiêu…
14. Tiến hành cải tiến chất lượng, ưu tiên các chỉ số chất lượng chưa đạt và tiếp tục duy trì, cải tiến chất lượng các chỉ số đã đạt chỉ tiêu đề ra.
15. Hoàn thành đạt được trên 90% các chỉ số chất lượng đã nêu trong bản kế hoạch cải tiến chất lượng chung toàn bệnh viện.
D3.3 Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện
Căn cứ đề xuất và ý nghĩa
● Các bệnh viện là nơi nắm vững tình hình thực tế, đồng thời triển khai thực hiện các chính sách chất lượng Việc các bệnh viện tham gia tích cực với các cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ và triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện sẽ giúp cơ quan quản lý nắm bắt được thực trạng hoạt động của các đơn vị
● Văn bản, công cụ… cần thiết thực, dễ áp dụng, triển khai trong thực tiễn hoạt động của bệnh viện, vì vậy rất cần sự tham gia đóng góp của các bệnh viện.
● Sự tham gia của bệnh viện trong việc xây dựng các văn bản, chính sách liên quan đến chất lượng bệnh viện là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng các văn bản, chính sách, cơng cụ… đồng thời giúp cơ quan quản lý đưa ra các chính sách phù hợp, thúc đẩy nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Các bậc thang chất lượng
Mức 1 1. Không phản hồi thông tin hoặc không gửi báo cáo* liên quan đến hoạt động quảnlý chất lượng bệnh viện cho Bộ Y tế hoặc các cơ quan quản lý trực tiếp theo như yêu cầu trong các văn bản chính thức.
Mức 2 2. Có gửi cơng văn, báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng
Mức 3
3. Phòng/tổ quản lý chất lượng có lưu trữ các cơng văn đến, đi, báo cáo phản hồi liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng cho Bộ Y tế, Sở Y tế trong năm.
4. Gửi đầy đủ số lượng các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý trong năm.
5. Các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng đầy đủ thông tin và làm theo đúng hướng dẫn.
6. Báo cáo bảo đảm chất lượng số liệu và các thơng tin trung thực, chính xác.
quản lý chất lượng theo đúng thời hạn quy định trong cơng văn. 8. Báo cáo có những thơng tin giá trị, có độ tin cậy cao.
9. Có nhân viên y tế tích cực tham gia và có đóng góp cụ thể vào việc xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, tiêu chí quản lý chất lượng của Bộ Y tế (cung cấp các bằng chứng cụ thể minh họa các đóng góp).
Mức 5
10. Bệnh viện được mời và có bài trình bày chia sẻ kinh nghiệm cải tiến chất lượng tại diễn đàn hoặc hội nghị về quản lý chất lượng khám, chữa bệnh trong năm (cấp quốc gia như Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoặc quốc tế).
11. Chủ động xây dựng các công cụ, tài liệu, hướng dẫn, phần mềm… về quản lý chất lượng và báo cáo, chia sẻ với Bộ Y tế để tiếp tục chia sẻ rộng rãi cho các bệnh viện khác trên phạm vi toàn quốc.
Ghi chú
● Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ công bố danh sách các văn bản cụ thể cần gửi báo cáo theo từng năm tại công văn hướng dẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện hằng năm và trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: kcb.vn.