7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Thành tựu và hạn chế của kinh tế huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
3.1.1. Thành tựu của kinh tế huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam(2008 2020)
Qua hơn 12 tách lập huyện Nông Sơn, kinh tế đã đạt được những thành tựu lớn.
Bảng 3.1: Tổng giá trị sản xuất kinh tế của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng (2008 – 2020) (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TGTSX 167,6 187,43 313,22 349,367 445,8 339 647 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 TGTSX 734 1.085 1.104 1.229,83 1.377,17 1.372,62
Nguồn: Tổng hợp các báo cáo từng năm của Ủy Ban nhân dân huyện Nông Sơn (2008 – 2020)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt mức khá, trung bình từ 7 - 8%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh từ 167,6 tỷ đồng (năm 2008) tăng lên 1.372,62 tỷ đồng năm (2020). Tổng giá trị sản xuất tăng trên 8%.
Bảng 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (2008 - 2020)
(Tỷ lệ: %) Năm (100%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nông - Lâm - Thủy sản 53,7 53,04 34,45 31,99 37,9 51,32 37,24 Công nghiệp - TTCN 33,7 33,62 40,12 40,64 36,57 9,74 35,86 Thương mại - DV- DL 12,6 13,34 25,43 27,36 25,53 38,94 26,9 Năm (100%) 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nông - Lâm - Thủy sản 24,93 17,85 19,1 18,35 17,04 18,27 Công nghiệp - TTCN 29,07 46,0 50,7 50,35 51.05 51,47 Thương mại - DV - DL 46,0 36,15 30,2 31,30 31,91 30,26
Nguồn: Các Báo cáo từng năm của Ủy Ban nhân dân huyện Nông Sơn (2008 – 2020) Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, then chốt chiếm 53.7% (năm 2008), giảm xuống còn 18,27% (năm 2020) trong cơ cấu nền kinh tế sang một nền kinh tế công – thương nghiệp ngày càng chiếm vị trí chủ lực trong tổng giá trị sản xuất.
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam(2008 - 2020)
(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nông - Lâm - Thủy sản 90 99,43 107,9 111,767 169 174 241 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nông - Lâm - Thủy sản 183 193,7 210,6 225,72 234,75 250,79
Nguồn: Các Báo cáo từng năm của Ủy Ban nhân dân huyện Nơng Sơn (2008 – 2020) Nhìn chung, tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế giảm nhưng năng suất và giá trị sản xuất ngày càng tăng. Năm 2020 so với năm 2008 tăng 160.79 tỷ đồng. Do có nhiều điều kiện thuận lợi và chính sách quan tâm của Đảngvà Nhà nước nên trong ngành trồng trọt có cơ cấu cây trồng ngày càng phong phú đa dạng, lợi nhuận thu được từ ngành nơng nghiệp ngày càng cao. Bình quân lương thực đạt trung bình 217kg/người/năm. Đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân. Nền kinh tế dần chuyển dịch theo hướng phát triển hiện đại, với nền kinh tế công thương nghiệp đóng vai trị chủ đạo.
Trong 12 năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, ổn định, ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện.
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất kinh tế ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam(2008 - 2020)
(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CN - TTCN 56,6 63 125,672 142 163 33 232 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
CN - TTCN 213,5 499,2 559,5 619,11 702,92 706,53
Nguồn: Các Báo cáo từng năm của Ủy Ban nhân dân huyện Nông Sơn (2008 – 2020) Giá trị sản xuất ngày càng tăng trưởng nhanh. Năm 2020 so với năm 2008, giá trị sản xuất tăng 643,53 tỷ đồng. Trong đó có năm 2013, giá trị sản xuất cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chỉ đạt 33 tỷ đồng là do thiên tai, lũ lụt xảy ra nghiêm trọng và do biến động của thị trường trong và ngồi nước đã làm cho ngành kinh tế cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Nông Sơn bị giảm mạnh. Cịn lại nhìn chung, trong hơn 12 năm qua, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch với tốc độ khá. Do giá trị sản xuất tăng nên cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, chiếm từ 33,4% (năm 2008) tăng lên 51,47% (năm 2020) trong cơ cấu kinh tế của huyện; nhiều ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mới được ra đời, số lượng các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tăng nhanh, qui mô sản xuất, năng suất và giá trị tỉ trọng tăng cao; các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển; lợi ích kinh tế từ ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang lại ngày càng cao.
Trong những năm qua ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã khai thác ngày càng có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương, sản phẩm làm ra ngày càng có uy tín trên thị trường trong và ngồi tỉnh. Ngành cơng nghiệp thủy điện, nhiệt điện ln đóng góp một nguồn ngân sách lớn cho huyện và tỉnh hàng năm; ngành tiểu thủ công nghiệp trầm cảnh Trung Phước được Ủy Ban nhân dân tỉnh công nhận là làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Các ngành công nghiệp khai thác hoạt động ngày càng có hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế lớn. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cũng dần dần được phát triển, tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, góp phần tạo kích thích ngành nông nghiệp phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Ngành thương nghiệp, dịch vụ và du lịch dần có vị trí trong nền kinh tế.
Bảng 3.5: Bảng giá trị sản xuất kinh tế ngành thương nghiệp, dịch vụ và du lịch ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam(2008 - 2020)
(Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TN-DV-DL 21 25 79,649 95.6 113,8 132 174 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
TN-DV-DL 338 392,1 333,5 385 439,5 415,30
Nguồn: Các Báo cáo từng năm của Ủy Ban nhân dân huyện Nông Sơn (2008 – 2020) Trong hơn 12 năm qua giá trị sản xuất của ngành kinh tế thương nghiệp, dịch vụ và du lịch ở huyện Nơng Sơn có mức tăng trưởng khá và tương đối ổn định. Năm 2020 so với năm 2008, giá trị sản xuất của ngành thương nghiệp, dịch vụ và du lịch tăng 394,3 tỷ đồng. Do giá trị sản xuất tăng nên tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế cũng tăng. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế ngày càng tăng, từ 12,6% (năm 2008) tăng lên 30,26 % (năm 2020). Hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, kịp thời, giá cả ổn định, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Các loại hình dịch vụ ngày càng tăng, mang tính hiện đại như mạng Internet phổ biến rộng rãi khắp các thôn xóm, hoạt động của bưu chính viễn thơng, cửa hàng xăng dầu, ngân hàng hoạt động ngày càng mạnh, nhanh và thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương dần dần được quan tâm khôi phục và phát triển. Khu di tích Dinh Bà Thu Bồn và Căn cứ Tân Tĩnh được Uỷ Ban nhân dân tỉnh cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Làng nghề mỹ nghệ trầm hương Trung Phước đã được đăng ký nhận hiệu sản phẩm và được công nhận là làng nghề thủ công nghiệp truyền thống. Làng trái cây Đại Bình được công nhận là làng sinh thái. Công tác tuyên truyền và quảng bá
các danh lam thắng cảnh của địa phương rộng rãi trên truyền thông, ngày càng thu hút được du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Kinh tế phát triển, năng suất ngày càng cao nên thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, từ hơn 10 triệu đồng/năm(năm 2008), tăng lên 25 triệu đồng/ người/năm(năm 2020). Kinh tế phát triển góp phần xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 66,88% (năm 2008), xuống còn 10% (năm 2020). Khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo so với các huyện trong tỉnh được rút ngắn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Trình độ văn hóa, giáo dục của người dân có bước phát triển. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định. Đây là những thành tựu quan trọng, đánh dấu một bước phát triển kinh tế vượt bậc của huyện Nơng Sơn trong 12 năm qua.
Nhìn chung, sau 12 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế của huyện Nông Sơn chuyển biến mạnh mẽ, có bước đi ngày càng vững vàng, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phương, có vị trí và những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của huyện trong thời gian tới.
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (2008 - 2020)
Sau 12 năm xây dựng và phát triển, kinh tế huyện Nông Sơn đã đạt được những bước tiến toàn diện, vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định cần phải nhanh chóng khắc phục.
- Thứ nhất, cơng tác chỉ đạo của chính quyền đơi khi cịn lúng túng, nhất là trong chỉ đạo điều hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa có những kế hoạch, chiến lược và giải pháp mang tính đột phá.
- Thứ hai, việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế còn hạn
chế, chưa đồng bộ, cịn mang tính chất chấp vá. Công tác qui hoạch diễn ra chậm, nhiều dự án kéo dài cả hơn 10 năm chưa hoàn thành đã gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Cơng tác đầu tư chưa tồn diện và chưa đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển kinh tế. Chưa tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng hàng hóa; trình độ phát triển kinh tế còn khá chênh lệch so với các huyện miền xuôi trong tỉnh và so với cả nước.
- Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, qui mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ,
manh mún, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, tiểu chủ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật vẫn còn chậm trễ. Xây dựng thương hiệu, sản phẩm hàng hóa chủ đạo chưa được chú trọng. Hiệu quả hoạt động của các mơ hình hợp tác xã cịn thấp và đơn điệu. Chưa tạo ra được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tính liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ còn yếu nên khả năng cạnh tranh trên thị trường của nhiều loại hàng nơng sản giá cả cịn thấp. Các mơ hình trang trại hoạt động chưa có hiệu quả, qui mơ
và số lượng các trang trại ngày càng giảm. Công thương nghiệp và dịch vụ chưa phát triển đa dạng hóa ngành nghề, năng suất chưa cao, nhiều tiềm năng thế mạnh của địa phương bị lãng phí. Ngành du lịch hoạt động cịn mang tính chất tự phát, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh thực sự của địa phương.
- Thứ tư, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây
ra nhiều bức xúc trong nhân dân. Nhiều vấn đề hệ lụy trong phát triển kinh tế vẫn còn tồn tại khá nặng nề như: vấn đề xử lí nước thải ra mơi trường, bụi than và khí lưu huỳnh hôi thối diễn ra thường xuyên; Ngành mỹ nghệ trầm cảnh xả nước thải hóa chất ra mơi trường; nạn cháy rừng vào mùa khô, ý thức bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế của người dân còn hạn chế,... Những vấn đề trên chưa được xử lý triệt để trong thời gian qua nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bầu khơng khí và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân.
- Thứ năm, chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên bị suy
giảm nghiêm trọng. Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra, làm giảm diện tích rừng tự nhiên và tác động đến đời sống tự nhiên của các loài động vật quý hiếm như voi, nai, gà rừng, sóc, chồn,… Năng suất và giá trị rừng sản xuất còn thấp, chủ yếu là trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Độ che phủ rừng vẫn chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh kinh tế của địa phương.
- Thứ sáu, thu nhập bình quân đầu người vẫn cịn thấp, tỷ lệ thất nghiệp và có
việc làm khơng ổn định vẫn cịn cao. Số người lao động đi sang các tỉnh và huyện khác làm việc còn chiếm tỷ lệ lớn. Chất lượng đời sống vật chất, tinh thần và trình độ văn hóa của người dân vẫn cịn những hạn chế nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh, nguy cơ tái nghèo cũng còn lớn. Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học vẫn còn cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Đây sẽ là những trở lực trong việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất trong thời gian tới.
Sở dĩ trong quá trình phát triển kinh tế huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (2008 - 2020) còn những tồn tại, hạn chế là do có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
+ Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, do tác động của kinh tế thị trường, nhất là từ năm 2008 đến năm
2020, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều biến động như: Suy thoái kinh tế năm 2010, dịch bệnh Covic 19 cuối năm 2019 và năm 2020,… đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế chung của thế giới, cả nước và huyện Nông Sơn.
- Thứ hai, do điều kiện tự nhiên có nhiều yếu tố khơng thuận lợi cho phát triển
kinh tế. Có địa hình khá phức tạp, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi, bị chia cắt nhiều, làm đất đai bị phân tán khó ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, sản xuất qui mơ lớn. Sơng suối ao hồ ít, thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất trầm trọng, nhất là về mùa khô. Thiên tai, lũ lụt thường xuyên diễn ra cũng là một nguyên
nhân rất quan trọng ảnh hưởng, cản trở đến việc thu hút các nguồn đầu tư cho các dự án trong triển kinh tế tại địa phương.
- Thứ ba, có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư, hỗ trợ khi thực hiện
cho phát triển kinh tế ở huyện Nơng Sơn cịn trùng lặp, chồng chéo; Nhiều mơ hình đầu tư chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Nguồn vốn phân bổ đầu tư cho sản xuất còn chưa đồng bộ và chưa hợp lý.
+ Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, điểm xuất phát trong phát triển kinh tế ở huyện Nông Sơn rất thấp so
với mặt bằng chung của tỉnh. Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 66,88%. Nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp, kĩ thuật canh tác lạc hậu, manh mún, tự cung tụ cấp, tự phát; trình độ dân cư rất thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học cao, nhiều năm chiếm tỷ lệ gần từ 5 - 7% ở các cấp học. Địa bàn cư trú của nhân dân phân tán, nhân dân định cư chủ yếu ở các khu gị đồi; giao thơng đi lại vơ cùng khó khăn; cơ cấu ngành nghề nhỏ lẻ, năng suất thấp; tỷ lệ thất nghiệp cao; thu nhập bình quân lương thực đầu người rất thấp, đời sống nhân dân bấp bênh và không ổn định. Đây là những trở lực vô cùng lớn cho sự phát triển kinh tế.
- Thứ hai, năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống
chính trị ở địa phương cịn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ, quản lý từ huyện đến xã, thôn vừa thiếu và yếu về chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Cơng tác vận động, tun tuyền nhân dân cịn rất hạn chế.