Nguồn: IMF
Năm 2007
Năm 2007, để tránh tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất do NHNN cơng bố, do đó lãi suất huy động tiền gửi nhìn chung được duy trì ở mức ổn định ở mức 7 – 8%/ năm. Lãi suất trong bốn tháng đầu năm có sự điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,06% - 0,12%, nhưng từ tháng 5 đến 11/2007, lãi suất có xu hướng giảm nhẹ từ 0,1% - 0,2%/năm. Từ giữa tháng 11 đến cuối năm 2007, lãi suất có biểu hiện tăng cục bộ ở một số NHTM cổ phần nhưng chưa ảnh hưởng đến đến mặt bằng chung của lãi suất do lãi suất của nhóm NHTM nhà nước (chiếm 60% thị phần) vẫn duy trì ổn định. Trong thời gian này, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống nhìn chung tăng khá mạnh và vượt bậc, trong khi lãi suất ở mức ổn định, điều này cho thấy dường như lãi suất khơng có sự ảnh hưởng nào lên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM trong năm này.
Năm 2008 % Ja n- 07 J ul -0 7 Ja n- 08 J ul -0 8 Ja n- 09 J ul -0 9 Ja n- 10 J ul -1 0 Ja n- 11 J ul -1 1 Ja n- 12 J ul -1 2 Ja n- 13 J ul -1 3 Ja n- 14 J a n - 0 7
Ngay từ đầu năm, lạm phát gia tăng mạnh, các ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, nhiều ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động tăng mạnh với mức tăng từ 0,6%/năm lên đến 3,36%/năm, lãi suất huy động tiền gửi cao nhất lên đến 13,8%/năm. Nhiều NHTM còn áp dụng các chương trình siêu lãi suất, khiến cho mặt bằng lãi suất lên đến 13 – 14,4%/năm. Trước tình hình đó, NHNN đã đưa ra công điện yêu cầu các NHTM không được vượt quá mức 12%/năm. Đến tháng 6/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm, nhiều NHTM đã điều chỉnh tăng lãi suất nhằm ngăn chặn việc giảm vốn huy động, mức lãi suất huy động lên đến 16% – 18%. Lãi suất huy động tăng mạnh một phần nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, và một phần do sự phát triển quá nóng của TTCK, nên tăng lãi suất để giảm bớt lượng tiền đổ vào chứng khoán và thu hút tiền gửi qua kênh ngân hàng. Từ quý 3/2008, chỉ số CPI có xu hướng tăng chậm và giảm, cho thấy được tín hiệu khả quan về kiềm chế lạm phát, NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ, lãi suất huy động được điều chỉnh giảm về mức 8%/năm vào cuối năm.
Năm 2008 là năm hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chỉ số nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng đạt thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của năm 2007. Mặc dù lãi suất trong năm có nhiều biến động, lãi suất tăng lên ở mức cao nhưng nguồn vốn huy động vẫn ở mức thấp, nguyên nhân một phần là do sự phát triển nóng của TTCK giai đoạn 2006- 2007 đã giảm bớt phần nào lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư, mặt khác do sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008. Như vậy năm 2008 lãi suất khơng phải là nhân tố có ảnh hưởng đến diễn biến của nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM khi lãi suất biến động tăng nhưng nguồn vốn huy động lại có mức tăng giảm so với năm 2007.
Năm 2009
Sau năm 2008 lãi suất biến động và leo thang chưa từng có trong lịch sử, năm 2009, lãi suất huy động và cho vay VND cùng ổn định, theo sự ổn định của lãi suất
40
cơ bản. Trong hai tháng đầu năm, lãi suất có xu hướng giảm nhẹ từ 1% - 2% so với 2008. Tuy nhiên, căng thẳng của lãi suất huy động bắt đầu bộc lộ từ giữa năm, chủ yếu do nhu cầu vay vốn tín dụng lớn để triển khai các cơ chế hỗ trợ lãi suất.
Từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từ các kỳ hạn dài và dồn ép các kỳ hạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh” 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm. Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhịa khi nhiều NHTM áp dụng thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn.
Ngay sau quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% có hiệu lực từ 1/12, các ngân hàng thương mại đồng loạt đẩy lãi suất huy động lên mức cao, một số NHTM đưa mức lãi suất lên tới 10,5%/năm (chưa tính các hình thức khuyến mại, cộng thưởng gián tiếp). Với diễn biến này, Ngân hàng Nhà nước phát thơng điệp kiểm tra tồn diện các trường hợp có lãi suất huy động từ 10,5%/năm trở lên, các NHTM đồng loạt áp tối đa ở mức 10,49%/năm. Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống.
Với nhiều chính sách điều chỉnh lãi suất liên tục của NHNN, mặc dù lãi suất huy động năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008, nhưng đến cuối năm lãi suất được NHNN ấn định ở mức không được quá 10,50% ở các ngân hàng thương mại (lớn hơn mức 8% của năm 2008). Trong khi đó tăng trưởng huy động vốn có tín hiệu tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm, bình quân trên 3%/tháng nhưng có xu hướng tăng chậm lại trong 6 tháng cuối năm. Nhìn chung, kết quả đạt được cả năm của tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tăng 29,88%, mức tăng có phần cao hơn của năm 2008. Như vậy, mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là phù hợp với lý thuyết.
Năm 2010
Năm 2010, một năm đầy biến động của thị trường tiền tệ trong nước cũng như trên thế giới, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009.
Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng những tháng cuối năm một cách hiệu quả. Giống với kịch bản của 2009, lãi suất huy động suất năm 2010 được điều hành ổn định trong một thời gian dài và sau đó tăng lên vào cuối năm trước sức ép của lạm phát. Cụ thể trong 9 tháng đầu năm lãi suất huy động được duy trì ở mức 10% - 11%/năm, tuy nhiên có sự tăng đột biến ở ba tháng cuối năm khi lãi suất tăng từ 11%/năm lên 13,88%/năm. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2009, tính cả năm chỉ số này tăng đạt mức 36,24% so với năm 2008. Điều này cho thấy chỉ số tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tại Việt Nam tăng khi lãi suất tiền gửi có dấu hiệu tăng vào cuối năm.
Năm 2011
Kịch bản lãi suất leo thang của năm 2008 dường như có dấu hiệu lặp lại vào năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm lãi suất huy động tăng cao bình quân ở mức 15,6%, cao hơn trần lãi suất 14%/năm do một số TCTD khó khăn về thanh khoản “lách” quy định trần lãi suất của NHNN. Trong 6 tháng cuối năm, áp lực tăng lãi suất đã dịu bớt nhờ kinh tế vĩ mơ dần đi vào ổn định do chính phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô khi ban hành Nghị quyết 11. Từ tháng 9, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất của NHNN. Lãi suất tăng liên tục gây khó khăn cho các NHTM, đặc biệt là các NHTM có quy mơ nhỏ. Việc tăng lãi suất cao như vậy chỉ mang lại lợi ích nhất thời cho một số ngân hàng nhưng trên bình diện cả hệ thống, nó chưa thực sự đủ mạnh để kéo thêm vốn vào. Theo báo cáo của NHNN, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM tính đến cuối năm chỉ tăng ở mức 12,46%, thấp hơn mức tăng của năm 2010 là 36,2%. Đây là mức tăng bình quân thấp nhất trong giai đoạn 10 năm qua. Biến động mạnh của lãi suất không tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, ngược lại khi lãi suất leo thang quá nhanh, điều này chỉ tác động tích cực đến nguồn vốn huy động của một số ít ngân hàng. Xét về tổng thể, tốc độ tăng
trưởng nguồn vốn huy động của cả hệ thống ngân hàng giảm so với năm trước trong khi lãi suất tăng mạnh. Như vậy trong năm 2011 lãi suất và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động có mối quan hệ ngược chiều nhau, không phù hợp với lý thuyết.
Năm 2012
Lãi suất huy động giảm mạnh trong năm 2012 phù hợp với xu hướng điều hành lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát giảm bền vững, thanh khoản của hệ thống dồi dào. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh về mức định hướng của ngân hàng nhà nước đề ra ngay từ đầu năm nhưng với lộ trình giảm nhanh hơn dự kiến, chỉ từ tháng 3 đến tháng 6, NHNN liên tiếp 5 lần ép trần lãi suất huy động giảm từ 14% xuống còn 9%. Mức lãi suất đã trở về mức của cuối năm 2007.
Bằng các biện pháp thanh tra, giám sát, xử mạnh tay các hình thức thu hút huy động vốn với mức lãi suất vượt trần, kênh đầu tư tiết kiệm dường như trở nên kém hấp hẫn hơn so với năm 2011. Nhưng kênh đầu tư tiết kiệm này vẫn khá an tồn và vẫn cịn hấp dẫn hơn đối với các nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế so với các kênh đầu tư khác khá nhiều rủi ro như bất động sản, vàng, chứng khốn,… Với tình hình kinh tế vĩ mơ ổn định, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tín hiệu kỳ vọng về nền kinh tế phục hồi, mặc dù lãi suất huy động được điều chỉnh giảm mạnh, tính đến cuối năm 2012, huy động vốn của cả hệ thống tăng 17,9% cao hơn mức tăng của năm 2011. Như vậy , khi lãi suất giảm mạnh trong năm 2012, thì tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động lại tăng, thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa hai chỉ số này.
Năm 2013
Tiếp tục với diễn biến của năm 2012, diễn biến thuận lợi của lạm phát, chính sách lãi suất của NHNN đã bắt nhịp để có những điều chỉnh nhanh hơn dự tính. Kết quả, lãi suất được điều hành với xu hướng giảm dần, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động của lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất huy động VND đã giảm khoảng 2% - 3%, trở về mức lãi suất của
giai đoạn năm 2005-2006. Tốc độ giảm của lãi suất có phần chậm lại so với năm 2012 và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát lãi suất trần, các NHTM đặc biệt là các NHTM nhà nước đã chủ động điều chỉnh lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động ở mức 1 – 1,2%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 5,5-7%/năm kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng; 6,5 - 7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8- 9%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Với diễn biến lãi suất tiếp tục giảm trong năm 2013 thì diễn biến của tốc độ tăng của nguồn vốn huy động hệ thống ngân hàng tăng so với năm 2012. Diễn biến ngược chiều của lãi suất và tốc độ tăng của nguồn vốn huy động trong năm 2013 này cho thấy sự không phù hợp với lý thuyết.
Năm 2014
Lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu trong năm 2014, động thái giảm trần lãi suất huy động dưới 06 tháng của VNĐ từ 6% xuống 5,5% và lãi suất trần USD từ 1% xuống 0,75% của Ngân hàng Nhà nước càng làm cho tính ổn định của thị trường được củng cố hơn. Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đã chủ động giảm và rút sâu dưới mức trần. Đường cong lãi suất hình thành rõ nét hơn so với trước đây. So với cuối năm 2013, lãi suất huy động giảm từ 1,5% - 2%/năm trong năm 2014, cùng xuống mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Như vậy năm 2014, lãi suất và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động đều giảm, thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa hai chỉ số này.
Nhận xét mối quan hệ giữa lãi suất huy động và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2014
Qua diễn biến của lãi suất huy động và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 2007 – 2014 thì lãi suất và nguồn vốn huy động có mối quan hệ cùng chiều nhau ở những năm 2009, 2010, 2013 và năm 2014 riêng ở năm 2007 thì lãi suất khơng có tác động đến nguồn vốn huy động. Nhưng trong năm 2008, 2011, 2012 và năm 2013 lãi suất và nguồn vốn huy động có mối quan hệ ngược chiều khi lãi suất có khuynh hướng giảm mạnh/tăng thì nguồn vốn huy động có tốc độ
M2 60 40 20 0 DEPOSIT 60.00 40.00 20.00 0.00
tăng/giảm. Điều này có thể cho rằng lãi suất không phải là nhân tố chủ yếu tác động đến diễn biến của nguồn vốn huy động. Bảng 2.2 trình bày tóm tắt mối quan hệ giữa lãi suất huy động và nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2014.
Bảng 2.2. Quan hệ giữa lãi suất huy động và nguồn vốn huy động
Năm Lãi suất huy động Tổng nguồn vốn
huy động Mối quan hệ
2007 Ồn định Tăng mạnh Không tác động
2008, 2011 Tăng Giảm Ngược chiều
2009, 2010 Tăng Tăng Cùng chiều
2012, 2013 Giảm Tăng Ngược chiều
2014 Giảm Giảm Cùng chiều
2.2.3 Cung tiền
Diễn biến của tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 và nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2007 – 2014 được thể hiện ở hình 2.6