Động cơ gian lận thuế TNCN

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre (Trang 60)

CHƯƠNG 5 : KẾT LU ẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

5.2. SỐ KI ẾN NGH ẠN CHẾ HÀNH VI GIAN ẬN THUẾ TNCN Ừ

5.2.1. Động cơ gian lận thuế TNCN

Đây là yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế TNCN của các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Giồng Trôm. Các yếu tố liên quan đến động cơ gian lận tập trung phần lớn ở vấn đề là các cá nhân thiếu niềm tin về một chính sách thuế, cụ thể: (1) Người dân tin rằng có một số người khác kê khai trung thực nên mình kê khai khơng trung thực sẽ không bị phát hiện; (2) Hành vi gian lận về thuế của người dân về chuyển nhượng quyền sử dụng đất khởi nguồn từ dộng cơ tăng thu nhập nhằm trang trải các chi phí trong q trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử đất như: chí phí chứng thực, chi phí đo đạc, chí phi đi lại, chi phí phải trả khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thuế...; (3) Tiền gian lận từ thuế dùng để mua sắm những đồ dùng cần thiết khác; (4) Các cá nhân chấp hành pháp luật về thuế chưa cao là do phần lớn tiền thuế thu về Ngân sách Nhà nước được nhà nước sử dụng chưa hiệu quả; (5) Gian lận thuế không phải là vấn đề lớn đối với người dân địa phương; (6) Người môi giới giỏi hoặc nhân viên làm dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ đơn thuần là làm thủ tục nhanh, thực hiện tốt chính sách thuế mà cịn phải biết vận dụng kẽ hở của chính sách thuế để lách luật, thậm chí gian lận thuế TNCN thì có nhiều cơ hội nhận được nhiều việc làm và thu nhập từ việc thực hiện môi giới về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Qua đó cho thấy cần phải gia tăng niềm tin cho người dân về chính sách thuế TNCN nói riêng và chính sách thuế nói chung. Từ đó người dân sẽ chấp hành tốt các quy định, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo một mơi trường bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân ở huyện. Đây là một khám phá có giá trị mà kết quả nghiên cứu này mang lại. Một sổ kiến nghị nâng cao niềm tin cho người dân về thuế TNCN nói riêng, chính sách thuế nói chung như sau:

cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến đạo lý của Luật Thuế TNCN đến mọi tầng lớp dân cư để giúp họ nắm, hiểu về các quy định, ý nghĩa, vai trò của hệ thống thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng đối với sự phát triển của xã hội, từ đó giúp cho họ có nhận thức đúng đắn và xem nộp thuế là trách nhiệm, là nghĩa vụ của người dân yêu nước, đồng thời bằng kinh nghiệm và kỹ năng quản lý chuyên sâu, cơ quan thuế phải chủ động đề xuất ngay các giải pháp ứng phó trong mọi tình huống, đảm bảo quản lý sát nguồn thu.

- Xử phạt nghiêm minh các hiện tượng trốn thuế, gian lận trong kê khai và nộp thuế và đặc biệt tạo ra sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế, tránh thất thu thuế, đồng thời tạo dựng niềm tin vào chính sách thuế.

- Có một cơ chế khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị xã hoặc những cá nhân thực hiện tốt công việc kiểm tra chặt chẽ giá đất theo chượng nhượng thực tế và giá đất theo hợp đồng khi chứng thực, ngăn chặn tốt hành vi gian lận thuế của người dân. Ngược lại cần có biện pháp xử lý đối với các cá nhân hoặc các xã vơ tình hay cố ý tiếp tay cho người dân khai man trốn thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất do lơ là, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra.

- Hạn chế dịch vụ môi giới trong thực hiện thủ quyền sử dụng đất bằng cách tăng cường chất lượng dịch vụ công trong quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công khai minh bạch các khoản chi phí và các thủ tục cần thiết khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt khác đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tạo điều kiện tốt để người dân thực hiện, khi đó lực lượng mơi giới sẽ giảm dần và có thể hạn chế được tình trạng gian lận thuế.

- Tạo cơ chế liên thông từ xã đến huyện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận, giảm thời gian đi lại của người dân, thủ tục đơn giản dễ thực hiện nhằm hạn chế tối đa chi phí của người dân.

5.2.2. Khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thuế TNCN

vi gian lận thuế thì các cá nhân biện minh hành vi thực hiện của mình bằng các lý giải để hợp lý hóa hành vi gian lận cho rằng hành vi đó là chấp nhận được. Cụ thể như sau: (1) Các văn bản hướng dẫn về thuế chưa cụ thể, rõ ràng, cùng một văn bản nhưng đưa đến nhiều cách hiểu, từ đó các cá nhân có thể vận dụng để gian lận thuế . Từ những hiểu nhầm trong quy định của Luật thuế đến khả năng phát hiện gian lận của cơ quan quản lý nhà nước yếu kém và hình thức xử lý vi phạm không đủ sức răn đe; (2) người dân sẵn sàng nhận sai phạm và khắc phục hậu quả cho hành vi gian lận thuế TNCN với cơ quan thuế khi bị phát hiện thì cá nhân đó cũng khơng có gì bị ảnh hưởng, cụ thể: uy tín, địa vị trong xã hội; (3) cá nhân gian lận thuế TNCN do xác suất bị phát hiện là thấp; (4) Có nhiều người thành công trong việc gian lận về thuế; (5) Để giải thích với cơ quan thuế khi bị phát hiện có hành vi gian lận thuế TNCN, người dân sẽ cho rằng mình khơng am hiểu chính sách thuế và rút kinh nghiệm về sau.... Do vậy, các đề xuất được đặt ra để hạn chế hành vi gian lận thuế là:

- Đối với nhóm các cá nhân cố ý sai phạm để trốn thuế: cần tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh, có cơ chế giám sát chặt chẽ. Cụ thể xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên – Môi trường và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn ngoài việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cịn phải tích cực kiểm tra chống gian lận về thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đặc biệt là về giá chuyển nhượng, xem xét kiểm tra thận trọng khi xác nhận mối quan hệ gia đình để thực hiện cơng tác miễn thuế TNCN...Ngoài ra phải có chế độ khen thưởng phù hợp để kích thích những tổ chức hoặc cá nhân có nhiều thành tích trong việc phát ra gian lận về thuế, góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước.

- Đối với cá nhân sai sót vơ tình, thiếu hiểu biết pháp luật: cần tăng cường công tác phổ biến và hướng dẫn pháp luật.

- Tiếp tục cải tiến chương trình tun truyền chính sách thuế thơng qua kênh truyền hình, báo chí, đối thoại, đồng thời thơng qua tun truyền nâng cao ý thức cho người dân về thói quen thực hiện nghiêm túc pháp luật về thuế không tạo cơ hội hoặc tiếp tay cho hành vi trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

- Để thực hiện đúng các quy định của chính sách thuế khơng phải là việc đơn giản đối với người dân, nhất là khi áp dụng cơ chế quản lý theo phương thức tự khai, tự chịu trách nhiệm. Do vậy, nên khuyến khích phát triển hoạt động dịch vụ tư vấn thuế.

5.2.3. Liên quan đến yếu tố cơ hội gian lận thuế TNCN

Ngoài các yếu tố động cơ, khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế TNCN của các cá nhân nêu trên thì yếu tố cơ hội gian lận cũng cỏ ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế. Cụ thể các yếu tố cơ hội gian lận được thể hiện qua những yếu tố chi tiết như sau: (1) Cơ quan thuế chưa quản lý tốt các khoản thu nhập chịu thuế như: chưa thực hiện kiểm tra, đối chiếu, xác định giá trị thực tế về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân khi có dấu hiệu gian lận về thuế; (2) Các quy định thuế TNCN về chuyển nhượng quyền sử dụng đất còn những quy định chưa chặt chẽ là điều kiện tốt để người dân gian lận thuế; (3) Cơ quan thuế chưa thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác định giá trị thực tế về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân khi có dấu hiệu gian lận; (4) cơ quan thuế khó phát hiện các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất đẩy chi phí cao để khỏi nộp thuế TNCN hoặc không kê khai đầy đủ thu nhập như ghi giá chuyển nhượng trên hợp đồng thấp hơn giá bán thực tế trên thị trường. Như vậy, để hạn chế cơ hội gian lận của các cá nhân trên cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, cán bộ địa chính xã làm tốt vai trị tham mưu cho ủy ban nhân dân xã trong việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương, nếu phát hiện có nghi vấn phải đấu tranh và giải quyết ngay nhằm ngăn chặn gian lận về thuế, từ đó tạo thói quen cho người dân kê khai trung thực. Nếu mỗi vụ gian lận đều phát hiện ngay từ đầu (khi chứng thực hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì người dân khơng có cơ hội thực hiện hành vi khai man, trốn thuế.

Thứ hai, cơ quan thuế nên bố trí cán bộ trong quản lý thu thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có phẩm chất đạo đức, có đầy đủ năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo về số lượng tương ứng với số lượt chuyển nhượng

quyền sử dụng đất để ngồi cơng tác chun mơn cịn phải thực hiện cơng tác kiểm tra hành vi gian lận thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, giảm dần tình trạng gian lận thuế, đồng thời tạo thói quen tốt về ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của người dân.

Thứ ba, nhất thiết phải đẩy mạnh việc hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với bất động sản trong cả nước để xây dựng một cơ sở dữ liệu chung cho cơ quan quản lý nhà nước về bất động sản để có cơ sở tham chiếu và cập nhật trong quá trình quản lý nhà nước có liên quan, tương tự như dữ liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm của Sở Tư pháp.

Thứ tư, ủy ban nhân dân huyện nên thường xuyên quan tâm về công tác thuế tại huyện nhà, cụ thể phải chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã tham gia vào việc chống hành vi gian lận về thuế TNCN từ chuyển nhượng quyền sử đất thông qua việc chứng thực hồ sơ chuyển nhương quyền sử dụng đất. Nếu đơn vị nào thực hiện khơng nghiêm túc phải có biện pháp trừng phạt thích đáng.

Thứ năm, khi ban hành bảng giá đất của tỉnh, cơ quan tham mưu phải điều tra khảo sát kỹ lưỡng giá cả thực tế trên thị trường, tránh trường hợp bảng giá do ủy ban nhân dân tỉnh ban hành không sát giá thị trường, đây là cơ hội tốt nhất để người dân thực hiện hành vi gian lận thuế vì khi đó người dân lấy giá chuẩn là giá do nhà nước quy định nên không sợ kiểm tra của bất cứ cơ quan nào.

Cuối cùng, cơ quan thuế phải đề xuất kịp thời về trên những vướng mắc trong q trình thi hành luật thuế nhằm hồn thiện chính sách thuế, từ đó cơ hội gian lận về thuế ắt bị đẩy lùi.

5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Một là, thang đo lường các yếu tố động cơ, cơ hội, khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận và hành vi gian lận trong nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào lý thuyết đã có để xây dựng.

tỉnh Bến Tre.

Ba là, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu các yếu tố cơ hội, động cơ.

khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ảnh hưởng đến hành vi gian lận của các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Qua một số hạn chế nêu trên thì tác giả có một số định hướng cho nghiên cứu kế tiếp như sau: cần sử dụng thang đo lường các yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế TNCN phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độ tin cậy của thang đo; cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các địa bàn khác để đại diện cho tổng thể các cá nhân có chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phát hiện ra thêm các yếu tố mới ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế phù hợp với thực tiễn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Tài liệu trong nước

1. Chi cục Thuế huyện Giồng Trôm, (2009, 2010, 2011, 2012, 2013). Báo cáo tổng

kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách.

2. Chính phủ, (2008). Nghị định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Hà Nội ngày 08 tháng 9 năm 2008.

3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS”, Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Lê Xuân trường và Nguyễn Đình Chiến (2013), nhận diện các hành vi gian lận

thuế.http://www.tapchitaichinh.vn.[01/12/2014]

5. Minh Khuê (2010), thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng bất động sản: nhận diện

hành vi tránh thuế. http://www.tapchitaichinh.vn.[01/12/2014]

6. Quốc Hội, (2007). Luật thuế thu nhập cá nhân.Hà Nội ngày 21 tháng 4 năm 2007.

7. Trần thị Giang Tân (2009), Gian lận trên báo cáo tài chính và các cơng trình nghiên

cứu về gian lận. http://www.tapchitaichinh.vn.[01/12/2014]

8. Từ điễn Việt – Vietgle tra từ, Http://tratu.vn.[01/12/2014].

9. UBND, (2012). Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Hậu Giang ngày 21 tháng 3 năm 2012.

B. Tài liệu nước ngoài

1.Albrecht, w. (2003), Fraud Examination, Thomson South-Westem Publishing.

2.Albrecht, w., Howe, K., Romney, M., (1983), Deterring Fraud - the Internal

Auditor's Perspectíve. Florida: Institute of Intemal Auditors Research Foundation.

3. Allingham, M. and A. Sandmo, “Income Tax Evasion: A Theoretical Analysis,”

4.Donald, R. Cressey (1987), The fraud triangỉe, AU Business, Website:

http://fraudtriangie.co.uk .[07/11/2014].

5.Fedeli, S. and F. Forte, “Joint Income-tax and VAT-chain Evasion”

6. Gerbing, D. W. & Anderson, J. C. (1988). An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and It’s Assessment. Journal of Marketing Research 25 (2): 186-192.

7. Gordon, R. H., & Nielsen, S. B. (1997). Tax Evasion in an Open Economy: Value-added Versus Income Taxation. Journal of Public Economics, 66, 173-197

8. J.F. Hair, R.E. Anderson, R.L. Tatham and William C. Black (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth Edition. Prentice-Hall Intenational, Inc.

9. Hair JF, Black WC, Babin BJ, Anderson RE, & Tatham RL (2006),

Multivariate Data Analysis, 6thed, Upper Saddle River NJ: Prentice-

Hall.

10. Kugler Publications (1996), value –Added Tax fraud in the European Union 11. Lefebvre et al, (2011). Survey on Attitudes and Behaviour towards Tax and

Compliance A Population Assessment for Ireland.

12. Mennens, E., De EG-Fraudegevallen. In: C. Fijnaut, L. Huybrechts en C. van den

Wijngaert, EG-fraudebestrijding in de praktijk, Antwerpen- Apeldoorn, Maklu uitgevers, 1994, p. 93-101.

13. Nunnally, J.C. & Bernstein, I.H., 1994. Psychometric theory 3rd ed. McGraw-Hill, New York.

14. Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill.

15. Peterson, R. (1994), “A Meta – Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha”,

16. Orewa, G. O. (1957). Taxation in Western Nigeria. London Oxford University Press.

17. Richard C. Hollinger & John p. Clark (1983), Theft by Employees, Lexington Books.

18. Srinivasan, T.N. 1973. Tax Evasion: A Model. Journal of Public conomics 2:339-346.

Frequency Percent Valid Percent 68.3 31.7 100.0 Cumulative Percent 68.3 100.0 nam Validnu Total 20595 300 68.3 31.7 100.0 PHỤ LỤC Phụ lục 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ GENDER Valid TrinhDo

Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Dưới THCS Từ THCS - Dưới THPT 178 95 59.3 31.7 59.3 31.7

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến hành vi gian lận thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân tại huyện giồng trôm tỉnh bến tre (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w