Điều tra cơ bản chọn vùng canh tác

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)

CHƯƠNG 1 : SẢN XUẤT CÂY TRỒNG QUY MÔ TRANG TRẠI

2. Thiết kế và xây dựng vườn

2.1. Điều tra cơ bản chọn vùng canh tác

• Địa hình. • Khí hậu. • Đất đai. • Thủy lợi. • Thực bì. • Nguồn phân bón..

• Khả năng kết hợp trong sản xuất. • Kinh tế xã hội. 2.2. Thiết kế vườn a) Những điểm cần lưu ý • Đặc điểm khí hậu. • Địa hình và cao độ. • Tầng phèn. • Độ sâu ngập lũ hàng năm. • Nhiễm mặn trong mùa khơ. b) Thiết kế mương liếp

• Kích thước liếp:

– Liếp đơn: tầng canh tác mỏng, đất phèn, đỉnh lũ cao – Liếp đôi: tầng canh tác khá, đỉnh lũ vừa phải, đất tốt • Hướng liếp:

– Bắc Nam: Nhận nhiều ánh sáng (cây ưa sáng) – Đơng Tây: Nhận ít ánh sáng (cây ưa bóng râm)

17

• Kích thước mương: Địa hình, độ sâu tầng sinh phèn, giống cây trồng và chế độ nước.

• Kỹ thuật lên liếp:

– Cuốn chiếu: Đất mặt tốt

– Kê đất: Lớp đất mặt mỏng, có phèn, tốt nhiều công và chuyển lớp mặt của liếp cuối cùng đến mặt liếp thứ nhất

– Theo băng: Đấp lớp mặt thành băng dài giữa liếp

– Đấp mô: Dùng lớp đất mặt đấp mô theo thiết kế để trồng cây

Bảng 2.1: Kích thước mương liếp vườn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long

Số tt Loại cây ăn trái Kích thước liếp (m) Kích thước mương (m) Tỉ lệ liếp/mương (m) 1 Bưởi 5,8-7,0 2,5-3,1 2,3-2,2 2 Cam Mật 5,7-7,1 2,6-3,5 2,2-2,0 3 Cam Sành 5,3-9,0 2,8-5,0 2,0-1,8 4 Quýt Tiều 5,0-6,9 2,2-4,0 2,3-1,7 5 Ổi 7,2-7,5 2,3-3,3 3,1-2,3 6 Táo 4,4-6,0 3,6-4,0 1,2-1,5 7 Xa-bô 5,0-7,7 2,3-2,7 2,2-2,9 8 Chôm chôm 6,2-6,6 2,8-3,0 2,2-2,2 9 Nhãn 6,2-6,8 2,8-4,6 2,2-1,5 10 Xoài 7,5-7,6 4,0-7,0 1,9-1,1 2.3. Xây dựng bờ bao, cóng, bọng a) Bờ bao

• Kết hợp với giao thơng. • Xây dựng cống.

• Trồng cây chắn gió. • Chắn lũ.

18

• Đủ cung cấp nước trong thời gian thuỷ triều. • Duy trì hướng nước chảy theo 1 chiều.

• Phải có khả năng đóng, mở chắc chắn, linh hoạt.

2.4. Trồng cây chắn gió

a) Mục đích: Giảm tốc độ gió thổi qua vườn, từ đó giảm sự bốc hơi nước.

Đồng thời duy trì sự ổn định cũng như điều tiết nhiệt độ, giữ ẩm trong mùa khơ. Cây chắn gió cịn giảm sự lây lan của mầm bệnh và hạt phấn.

Hình 2.2: Trồng cây chắn gió

b) Cây chắn gió: u cầu

• Thích nghi tốt, sinh trưởng mạnh • Kết hợp với thụ phấn

• Có thể dùng làm phân xanh c) Hiệu quả chắn gió

• Khoảng cách chắn gió hiệu quả: 15-20 lần chiều cao cây • Trồng 2-3 hàng, khoảng cách 1-1,5 m x 2-2,5 m

d) Hướng chắn gió: Thẳng gốc với hướng gió có hại hoặc xiên 300 nếu hướng gió khơng ổn định

2.5. Hệ thống giao thơng

Gồm có: đường chính và đường phụ (đủ rộng cho phương tiện cơ giới hoạt động) cùng với kết nợp với kênh mương tưới tiêu.

2.6. Các cơng trình phụ

19 • Hồ chứa nước

• Nhà ủ phân chuồng • Vườn ươm

Vườn ươm là khu ươm cây để trồng. Trong vườn ươm, những cây non được chăm từ khi hạt để phát triển sao cho có thể chịu đựng được điều kiện đồng ruộng khắc nghiệt. Dù là loài địa phương hay du nhập, cây trong vườn ươm đều có khả năng sống sót tốt hơn so với hạt ươm trên đồng ruộng hoặc qua mọc lại tự nhiên. Vì vậy, các vườn ươm cây con trở thành vật liệu trồng trọt cho các vườn, cho dù là để sản xuất, bảo vệ.

Vườn ươm có hai loại:

 Vườn ươm tạm thời :

Được thiết kế trong hoặc gần nơi trồng. Sau khi cây con để trồng được nuôi dưỡng, sẽ trở thành một phần của khu vực đã trồng

 Vườn ươm cố định:

Có thể lớn hoặc bé tùy thuộc vào mục tiêu và số lượng cây nuôi hàng năm. Các vườn nhỏ chứa ít hơn 100.000 cây con cùng một lúc trong khi các vườn ươm lớn chứa nhiều hơn con số này. Trong mọi trường hợp, cố định phải được thiết kế tốt, có vị trí thích hợp và cung cấp đủ nước.

Hình 2.3: Vườn ươm cây giống

• Nhà chứa phân thuốc • Nơi tập trung rác thải xử lý

20

2.7. Khoảng cách trồng

Tùy thuộc vào: loại cây (tán cây), loại đất, mơ hình cổ điển hay hiện đại, u cầu cơ giới hóa, khí hậu,…

2.8. Trồng và nuôi xen trong vườn

o Lợi ích

Thay vì chỉ trồng một loại cây trên cùng một diện tích thì lúc này sự phối hợp giữa nhiều cây khác nhau chắc chắn sẽ mang tới lợi ích lớn hơn. Cải thiện doanh thu là điều mà mỗi nhà vườn có thể n tâm đạt được. Chính từ những lợi ích thiết thực đó mà việc tính tốn, áp dụng mơ hình trồng xen cây ăn trái sao cho thích hợp là yêu cầu cơ bản song quan trọng cần được chú ý. Trong đó, những lợi ích lớn phải kể tới chính là:

• Nhà vườn dễ dàng trong việc có thể tận dụng một cách tối đa những tài nguyên như không gian mặt đất, không gian rễ, chất dinh dưỡng, hay tài nguyên về ánh sáng. Lúc đó việc có thể trồng được nhiều loại cây, có thêm nhiều nguồn thu hơn nữa đều được đảm bảo tốt.

• Hiệu quả cao trong việc giúp hạn chế tới mức tối đa tình trạng cỏ dại, hay sâu bệnh xuất hiện trên cây trồng. Lúc đó, giảm thiểu được cơng sức, thời gian trong việc trừ sâu, hay làm cỏ là điều nhà vườn hoàn tồn n tâm. Thơng qua đó, việc có thể giảm thiểu được chi phí cho trồng trọt được thực hiện tốt.

• Lợi ích trong việc giúp cải tạo đất hiệu quả, đồng thời cũng giúp cải thiện hơn nữa tiểu khí hậu ở khu vực trong vườn, song song với đó là việc tăng cường hơn nữa độ ẩm cho đất vườn được thực hiện tốt.

• Trồng đan xen thêm cây ăn trái song song với cây lâu năm được đánh giá cao cách giúp tăng thêm nguồn thu, từ đó có thêm được thu nhập cho gia đình là điều được đảm bảo tốt.

21

Hình 2.4: Trồng xen hoa cúc và dừa

Từ những lợi ích kể trên thì việc cân nhắc để trồng xen cây ăn trái là mơ hình lý tưởng có thể áp dụng. Tính tốn để lựa chọn loại cây ăn trái thích hợp, trồng đúng kỹ thuật, khoảng cách phù hợp nhằm đảm bảo giúp việc đạt được lợi ích tới mức tối đa diễn ra thuận lợi.

Nguyên tắc

Khi quyết định trồng xen canh cây ăn trái thì việc tính tốn một cách kỹ lưỡng, áp dụng chuẩn xác là vô cùng quan trọng và cần thiết. Quyết định đúng đắn và hợp lý được đưa ra giúp quá trình trồng trọt diễn ra thuận lợi, thu được hiệu quả cao lý tưởng như yêu cầu. Trong đó các ngun tắc chính cần đảm bảo chính là:

• Tính tốn để trồng thêm cây ăn trái trong vườn lâu năm một cách hợp lý, đảm bảo mỗi loại cây yêu cầu cần cung cấp các loại dinh dưỡng chủ yếu là khác nhau. Điều này giúp tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển, sinh trưởng của từng cây.

• Yêu cầu đối với các cây trồng xen canh cần có bộ rễ khi phát triển phân bố ở các lớp đất là khác nhau với không gian rễ không bị trùng lặp tránh ảnh hưởng, tác động tiêu cực qua lại.

• Chú ý tới chiều cao của từng loại cây khi trồng xen canh. Có sự khác biệt ở chiều cao, tán khơng giao nhau.

• Tính tốn để chọn cây ăn trái trồng xen canh có thời gian sinh trưởng, thời điểm thu hoạch đan xen, tuyệt đối khơng có sự trùng khớp về thời gian. • Lựa chọn các loại cây trồng để trồng đan xen tuyệt đối khơng có tính đối

22

• Tìm hiểu để lựa chọn các loại cây trồng có sự kết hợp tốt với nhau, có khả năng cùng nhau phát triển trong một không gian cụ thể.

• Việc trồng các loại cây có vai trị, chức năng khác nhau đan xen giúp nâng cao hiệu quả tới mức tối đa. Việc có thể trồng đan xen và thu hoạch đạt kết quả lý tưởng đều được đảm bảo như yêu cầu.

Khi cân nhắc áp dụng mơ hình trồng xen canh có nhiều lưu ý, nhiều yếu tố cần được quan tâm. Việc đảm bảo thực hiện trồng xen canh cây ăn trái với cây cơng nghiệp lâu năm có tính tốn thích hợp sẽ mang lại giá trị cao như yêu cầu.

3. Lên liếp

Tuỳ theo loại đất mà có nhiều cách lên liếp khác nhau: lên liếp theo kiểu cuốn chiếu, theo lối kê đất, theo kiểu đấp mô, theo băng,…

4. Kỹ thuật trồng cây ăn trái

(tham khảo môn học Cây Ăn Trái)

4.1. Đấp mô 4.2. Mật độ và khoảng cách 4.2. Mật độ và khoảng cách 4.3. Quản lý cỏ 4.4. Tạo tán và tỉa cành 4.5. Trẻ hóa 4.6. Quản lý nước

5. Thiết kế xây dựng cánh đồng mẫu lớn (Cánh đồng liên kết)

Việc xây dựng mơ hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, đặc biệt cả 2 dạng hình sản xuất lúa giống và lúa thương phẩm kết hợp đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong sản xuất lúa, tạo mối liên kết bền vững giữa các hộ nông dân trên cùng cánh đồng, liên kết nông dân và doanh nghiệp để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cao là rất cần thiết.

Ngày 27/02/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn tại các vùng trồng lúa chủ yếu” theo Quyết định số 395/QĐ-BNN-KHCN thực hiện cho 15 tỉnh gồm: 6 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 2 tỉnh miền Trung và 7 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Dự án được thực hiện trong 3 năm từ 2013 - 2015.

Mục tiêu của Dự án nhằm xây dựng được 2.550 ha mơ hình tại các vùng sản xuất lúa chính (ĐBSH, miền Trung và ĐBSCL) tại 15 tỉnh trong 3 năm (2013 - 2015), cụ thể: Miền Bắc: 7 tỉnh, diện tích 1.050 ha, 21 mơ hình trong 3 năm (50 ha/mơ hình) và 5.250 hộ nơng dân tham gia (250 hộ/mơ hình); Miền Trung: 2

23

tỉnh, diện tích 300 ha, 6 mơ hình trong 3 năm (50 ha/mơ hình) và 1.500 hộ nơng dân tham gia (250 hộ/mơ hình); Miền Nam: 6 tỉnh, diện tích 1.200 ha, 12 mơ hình trong 3 năm (100 ha/mơ hình) và 1.200 hộ nơng dân tham gia (100 hộ/mơ hình).

Hình 2.5: Cánh đồng mẫu lớn ở Long An

Tồn bộ diện tích áp dụng đồng bộ các TBKT về giống lúa, kỹ thuật canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn 15% so với sản xuất đại trà của địa phương, sản phẩm của mơ hình là lúa thương phẩm cho chế biến xuất khẩu.

 Kết quả đạt được

Bảng 2.2: Quy mơ mơ hình đã xây dựng qua 3 năm (ha)

TT Tỉnh Tổng DT (ha) 2013 2014 2015 Vùng ĐBSH 1.050 350 350 350 1 Hải Dương 150 50 50 50 2 Nam Định 150 50 50 50 3 Hải Phòng 150 50 50 50 4 Bắc Ninh, Vĩnh Phúc 150 50 50 50 5 Thái Bình 150 50 50 50

24 6 Hưng Yên 150 50 50 50 7 Hà Nam 150 50 50 50 Miền Trung 300 100 100 100 8 Nghệ An 150 50 50 50 9 Đà Nẵng 150 50 50 50 Vùng ĐBSCL 1.200 600 600 10 Tiền Giang 200 - 100 100 11 Vĩnh Long 200 - 100 100 12 Sóc Trăng 200 - 100 100 13 Cần Thơ 200 - 100 100 14 Kiên Giang 200 - 100 100 15 Đồng Tháp 200 - 100 100 Cộng 2.550 450 1.050 1.050

Về chỉ tiêu kinh tế cũng đạt nhiều khởi sắc với kết quả được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Chỉ tiêu kinh tế của mơ hình vùng ĐBSCL

TT Tỉnh Tăng 2014 Tăng 2015 TB tăng

HQKT (%) 1 Cần Thơ 51,0 51,0 51,0 2 Sóc Trăng 44,0 15,1 29,5 3 Kiên Giang 51,0 37,9 44,4 4 Tiền Giang 28,0 21,7 24,8 5 Đồng Tháp 47,3 42,0 44,6 6 Vĩnh Long 29,8 8,7 19,2 Trung bình 41,9 29,4 35,6

Quy mơ diện tích đạt 100% so với kế hoạch, hiệu quả kinh tế tăng thấp nhất 20% so với đối chứng ngồi mơ hình.

25

 Khả năng nhân rộng

Lợi ích từ mơ hình là khá rõ và có sức thuyết phục cao nên những xã đã làm mơ hình thì cơ bản vẫn duy trì cách làm cho các năm sau và mở rộng sang cac thôn xã khác cùng huyện. Vì tiêu chí CĐML là một gói các giải pháp cả kỹ thuật và tổ chức sản xuất mà cốt lõi của nó là mối liên kết nơng dân với nhau và nông dân với doanh nghiệp, do vậy việc ứng dụng và mở rộng mơ hình cũng với nhiều cấp độ khác nhau. Nếu địa phương nào xây dựng được cánh đồng tồn tại nhiều mối liên kết bền vững thì mơ hình ấy càng hiệu quả cao, ít mối liên kết hơn thì hiệu quả sẽ giảm dần.

 Kết luận

Đã xây dựng được 2.550 ha trong 3 năm cho 9 tỉnh ĐSH, miền trung và 6 tỉnh vùng ĐBSCL, đạt 100% mục tiêu đề ra.

Hình 2.6: Cơ giới hố – ưu điểm của cánh đồng mẫu lớn

Tập huấn trong mơ hình đạt 7.962 lượt người so với 7.950 lượt người kế hoạch, tăng 12 lượt người.

Đào tạo gắn với mơ hình (ngồi mơ hình) đạt 1.215 người so với 1.170 người, tăng 45 người.

Năng suất lúa trong mơ hình các tỉnhvùng ĐBSCL tăng 5,5% so với ngồi mơ hình.

26

Hiệu quả kinh tế của mơ hình tăng cao vượt xa mục tiêu 15%, cụ thể vùng ĐBSCL mơ hình thu lãi 35,6%, vùng phía Bắc lãi 72,1%.

Tỷ lệ sản lượng thóc được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết với doanh nghiệp tại vùng ĐBSCL bình quân đạt 71,3%, thấp hơn 7% so với mục tiêu 80%. Tuy nhiên 100% mơ hình đã có hợp đồng thỏa thuận với doanh nghiệp thu mua thóc ngay từ đầu vụ nhưng tỷ lệ thành công chỉ đạt 71,3%.

Kết quả thông tin tuyên truyền tốt với khoảng 40 tin, bài in phát triên các phương tiện thơng tin đại chúng góp phần khuyến cáo mở rộng diện tích mơ hình.

6. Kỹ thuật sản xuất lúa

(Tham khảo môn học Cây Lúa)

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kể tên các loại hình trang trại phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?

2. Hãy cho biết những lợi ích của việc trồng xen canh trong vườn cây ăn trái giai đoạn đầu?

27

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ HỆ THỐNG TƯỚI TRONG TRANG TRẠI MH 15-03

Giới thiệu

Cung cấp kiến thức thành lập một hệ thống tưới từ nguồn nước, hệ thống dẫn nước và phân phối cho toàn bộ hệ thống tưới.

Mục tiêu:

Kiến thức:

+ Trình bày quá trình thiết kế một hệ thống tưới phục vụ trang trạng. + Ứng dụng khoa học trong thiết kế hệ thống tưới tự động.

Kỹ năng: Tính được các bước cần cho việc lập hệ thống tưới

Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ham học hỏi. Có tinh thần làm việc theo nhóm.

1. Khái niệm chung về hệ thống tưới

Hệ thống tưới có 3 cơng đoạn:  Lấy nước từ nguồn nước.

 Chuyển nước đến ruộng/vườn cần tưới.

 Phân phối nước trên tồn bộ diện tích cần tưới.

2. Nhiệm vụ hệ thống tưới

Lấy đủ nước: cung cấp đủ nước cho cây trồng.

Cung cấp các thiết bị đo đạc và kiểm tra nước tưới từ nguồn đến khu tưới: đảm bảo tưới đủ lượng và đúng thời gian yêu cầu.

Vận chuyển nước đến nơi cần tưới với hiệu suất cao nhất, hạn chế thất thốt. Phân phối nước có hiệu quả đến từng khu tưới.

Ngồi ra, hệ thống tưới cịn nhiệm vụ: giảm nhiệt độ đất và khơng khí, chống sương, sương muối và giá rét (tưới phun mưa), điều khiển qua trình ra hoa, điều khiển thời gian nẩy mầm, bón phân và phun thực trừ sâu bệnh, cải tạo đất (rửa phèn, mặn,..),…

28

Hình 3.1: Hệ thống tưới phun sương

3. Phân loại hệ thống tưới

Có nhiều hệ thống phân loại:

 Theo PP lấy nước nguồn: • Tưới tự chảy

• Tưới động lực

 Theo đặc điểm mạng dẫn nước • Dẫn nước bằng kênh hở • Dẫn nước bằng đường ống

• Dẫn nước kết hợp (giữa đường ống và kênh hở)

 Theo kỹ thuật phân phối nước • Kỹ thuật tưới nước mặt

• Kỹ thuật tưới phun mưa (phun sương) • Kỹ thuật tưới nhỏ giọt

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển kinh tế hộ và trang trại (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)