CHƢƠNG 2 : PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG BÊN NGỒI DOANH NGHIỆP
2. Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ
2.1. Mục đích
Việc phân tích và dự báo môi trường vĩ mô là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác hoạch định chiến lược bởi hệ thống các yếu tố môi trường vĩ mô là một thực thể phức tạp, biến động liên tục theo thời gian.
Việc phân tích mơi trường vĩ mô giúp nhà hoạch định chiến lược nhận thức được cơ hội và đồng thời cả các thách thức mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Phân tích mơi trường vĩ mơ là khâu tiên quyết cho việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
Về bản chất, môi trường vĩ mô là một tập phức hợp gồm rất nhiều các tác nhân, lực lượng khác nhau. Tuy nhiên nhiệm vụ của nhà hoạch định chiến lược khi nghiên cứu phân tích mơi trường vĩ mô không phải là phân tích tồn bộ các yếu tố có tác động tới doanh nghiệp mà chỉ tập trung nhận dạng và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng với cường độ mạnh, ở phạm vi rộng và đặc biệt tác động trong dài hạn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố môi trường này được gọi là các biến số chiến lược để phân biệt với các biến số tác nghiệp (tác động với cường độ yếu, phạm vi hẹp và trong ngắn hạn). Trên cơ sở đánh giá được tác động của các yếu tố mơi trường, doanh nghiệp có thể
23
đưa ra các quyết định để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc giảm thiểu được tác động tiêu cực từ các nguy cơ.
Những yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến từng doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của ngành kinh doanh, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, một số yếu tố tác động là đe dọa cho doanh nghiệp này nhưng lại là cơ hội cho những doanh nghiệp khác và ngược lại. Chúng ta có thể xem xét ví dụ về tác động đa chiều của yếu tố môi trường "phong cách làm việc và lối sống" dưới đây.
2.2. Phân tích mơi trƣờng vĩ mơ
Phân tích mơi trường vĩ mơ gồm nhóm 6 lực lượng chính tác động: Chính trị- Luật pháp, Kinh tế, Văn hố-Xã hội, Cơng nghệ, Môi trường sinh thái tự nhiên và Toàn cầu. Cụ thể:
2.2.1. Mơi trƣờng chính trị luật pháp:
Mơi trường chính trị xoay quanh chính phủ của quốc gia mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh; luật pháp của thị trường nội địa cũng như nước ngồi. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ. Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo thành cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Bao gồm các yếu tố như: Hệ thống chính trị, xu hướng đối ngoại; Vai trị điều tiết của chính phủ; Chính sách cơng, thủ tục hành chính ...
- Chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế thông qua chi tiêu công;
- Sự ổn định về chính trị, sự nhất qn về quan điểm chính sách lớn ln là sự hấp
dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở để tạo ra một môi trường pháp lý tốt cho doanh nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
- Mối quan hệ đối ngoại của chính phủ: Sự tham gia các hiệp định song phương và đa phương cũng như việc tham gia các tổ chức kinh tế trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.
Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam đã tham gia 17 Hiệp định khu vực thương mại tự do, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam được hưởng nhiều
24
ưu đãi, trong đó giảm tất cả các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với tất cả các hàng hóa thương mại; khơng chịu thuế chống bán phá giá; dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các loại hình thương mại dịch vụ... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế mà Hiệp định mang lại thì cịn khơng ít thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Bởi việc dỡ bỏ rào cản thương mại sẽ tạo ra thất nghiệp cấu trúc trong ngắn hạn. Khi hội nhập vào thị trường toàn cầu, những thay đổi của hoạt động thương mại dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong từng thời điểm nhất định. Môi trường cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tóm lại, nhân tố chính trị là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo các yếu tố chính trị xã hội trên đơn vị hành chính đó.
(Nguồn:https://thaibinh.gov.vn/chuyen-trang-chuyen-muc/asean/viet-nam-tich-cuc-tham-gia-ky-ket- cac-hiep-dinh-fta-mo-ra-nh.html)
Mơi trường pháp lý thường được đề cập gắn liền với mơi trường chính trị do những định hướng phát triển kinh tế của hệ thống chính trị sẽ được cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách và văn bản pháp luật của Nhà nước. Những chính sách và hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước tạo hành lang pháp lý và cơ sở để các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách của Nhà nước: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp như: nguồn huy động vốn, nguồn nhân lực… Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp; có thể tạo ra cơ hội lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất.
Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá… quy định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ vấn đề thành lập doanh nghiệp, những điều doanh nghiệp được làm, phải làm và là cơ sở pháp lí bảo vệ doanh nghiệp. Luật Lao động, những quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp phải phân tích đầy đủ. Những quy định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong một số lĩnh vực mà Nhà nước khơng khuyến khích phát triển, chẳng hạn các nhà sản xuất và kinh doanh rượu mạnh, thuốc lá…
2.2.2. Môi trƣờng kinh tế:
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu mà nhiều doanh
25
nghiệp phân tích là: tình trạng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá hối đoái và vấn đề lạm phát.
- Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Đặc biệt, nếu có khủng hoảng xảy ra thì sẽ càng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu khủng hoảng thừa, các doanh nghiệp đua nhau giảm giá và sẽ vừa gây thiệt hại cho nền kinh tế, vừa thiệt hại cho các ngành và các doanh nghiệp trong việc đình đốn, đình trệ sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu xuất hiện khủng hoảng thiếu, các doanh nghiệp đua nhau tăng giá, cũng gây thiệt hại, khó khăn cho phát triển và phát triển sản xuất kinh doanh của nhiều ngành và nhiều doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái hay phục hồi sẽ ảnh hưởng tới việc chi cho tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thối vẫn đến giảm chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh. Thông thường khi nền kinh tế sa sút sẽ gây nên tranh giá cả trong các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành đã trưởng thành.
- Mức lãi suất: Lãi suất ngân hàng cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến hoạt động
chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp trong việc tạo ra vốn và sử dụng vốn. Mức lãi suất hay tỷ lệ lãi suất được coi là hợp lý, sẽ tạo cơ hội cho việc huy động tiền gửi vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn. Ngược lại, nếu nó bất hợp lý như quá cao hoặc quá thấp sẽ đều gây ra nguy cơ trong việc huy động và cho vay vốn và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp.
- Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái: Đây cũng là thành tố vừa tạo ra thời cơ, vừa gây ra nguy cơ không chỉ làm tăng hay giảm giá trị của đồng tiền mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp.
- Lạm phát: Lạm phát và vấn đề chống lạm phát cũng là những nội dung quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh.
26
Ngồi ra, cịn một số yếu tố khác như: GDP, cơ cấu nền kinh tế, chính sách phát triển, ... Thu nhập và khả năng thanh tốn của người dân; Lãi suất và chính sách tài chính; hệ thống thuế quan; Tỷ lệ giảm phát; Phân phối thu nhập và sức mua ...
2.2.3. Mơi trƣờng văn hóa-xã hội: bao gồm các yếu tố như: Giới tính, tỷ lệ dân số,
lứa tuổi, tuổi thọ, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn; Giá trị truyền thống, quan điểm thẩm mỹ, đạo đức, lối sống; Tôn giáo, giai cấp, phong tục tập quán, ...
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Bởi vậy khi phân tích mơi trường kinh tế vĩ mơ chúng ta không thể không đề cập tới yếu tố văn hóa – xã hội.
Các nhân tố văn hóa: nền văn hóa, nhóm văn hóa, và tầng lớp xã hội.
- Nền văn hóa: yếu tố quyết định cơ bản nhất trong những mong muốn và hành
vi của một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích lũy được một số giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thơng qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.
- Nhóm văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhóm văn hóa nhỏ hơn tạo nên
những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ hòa nhập với xã hội cho những thành viên trong từng nhóm. Các nhóm văn hóa tạo nên những đoạn thị trường quan trọng và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing theo các nhu cầu đặc thù đó. Hành vi mua sắm của một cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng của những đặc điểm của nhóm văn hóa mà cá nhân đó là thành viên. Một số tiêu chí dưới đây có thể được sử dụng để phân loại các nhóm văn hóa: địa lý, tuổi tác, giới tính, ngành nghề…
- Tầng lớp xã hội: Hầu như tất cả các xã hội loài người đều thể hiện rõ sự phân tầng xã hội. Sự phân tầng này đơi khi mang hình thức, một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định. Các tầng lớp xã hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ bậc gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi.
Các nhân tố xã hội: Nhóm tham khảo, gia đình, vai trị và địa vị, trình độ dân trí,
hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nhóm tham khảo: Của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp
(mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại. Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như
27
gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xun. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn và ít địi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn.
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh
hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà một người có được một định hướng đối với tơn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá nhân, lịng tự trọng và tình u. Ngay cả khi người mua khơng cịn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể rất lớn.
- Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng
của người đó. Gia đình là một tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm. Những người làm Marketing quan tâm đến vai trò và ảnh hưởng tương đối của chồng, vợ và con cái đến việc mua sắm rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Vấn đề này sẽ thay đổi rất nhiều đối với các nước và các tầng lớp xã hội khác nhau.
- Vai trò và địa vị: Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội. Những người làm Marketing đều biết rõ khả năng thể hiện địa vị xã hội của sản phẩm và nhãn hiệu. Tuy nhiên, biểu tượng của địa vị thay đổi theo các tầng lớp xã hội và theo cả vùng địa lý.
- Trình độ dân trí: Của người tiêu dùng, tháp tuổi, tỉ lệ kết hơn và sinh đẻ. Vị trí và vai trị của người phụ nữ tại nơi làm việc và gia đình.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Sự xuất hiện của các tổ chức bảo hộ quyền
lợi của người tiêu dùng cũng khiến cho các doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.
2.2.4. Mơi trƣờng công nghệ: bao gồm các yếu tố như: Công nghệ và tốc độ đổi mới
công nghệ; Sự xuất hiện của sản phẩm dịch vụ thay thế và sản phẩm mới; Sự kết hợp cơng nghệ và mức độ tự động hóa; Trình độ tiếp nhận, khả năng vận hành, ...
Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như nhiều doanh nghiệp, khơng có sự phân biệt quy mô lớn, nhỏ và vừa.
Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi cơng nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mới hoặc hồn thiện hơn. Chính sự phát triển mạnh mẽ