Giaiđoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch hại cây trồng (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 102 - 116)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

2. Giaiđoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

- Vụ lúa ..............................thời gian gieo cấy…………………....…… - Trà …..……diện tích …………..giống …………GĐST…........……

93

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Bảng 3.2: Kết quả điều tra dịch hại và thiên địch trên ruộng lúa

Tên dịch hại/ thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh Mật độ hoặc

chỉ số Chết tự nhiên (%) 1 2 3 4 5 6 N TT Trung bình Cao 0 1 3 5 7 9 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …

- Nhận xét chung, ưu và khuyết điểm của mơ hình, tình hình dịch hại; ngưỡng gây hại kinh tế; dự kiến thời gian tới. - Thảo luận nhóm để đưa ra giải pháp và biện pháp BẢO VỆ THỰC VẬT thích hợp. 12.4. Làm bẫy và điều tra hệ sinh thái vườn rau/màu, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại 12.4.1 Phương pháp Nội dung 1: Làm bẫy - Keo bẫy, màu bẫy côn trùng - Đường - Giấm - Rượu - Hộp nhựa trịn (loại 1 lít) - Chai nhựa (loại 2 lít) - Thuốc dẫn dụ (pheromone, VIZUBON-D, …..)

Nội dung 2: điều tra hệ sinh thái vườn rau/màu, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại

- Giấy A0 - Viết chì - Viết lơng dầu

94 - Hộp nhựa, nilon

- Cồn 700

- Khung điều tra (kích thước 40x50 cm)

12.4.2 Phương pháp

Nội dung 1: Làm bẫy

- Bẫy màu xanh: Bẫy màu xanh lam thu hút bọ trĩ, bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, bọ xít, …

- Bẫy màu vàng: Bẫy màu vàng thu hút bọ phấn, rầy, ruồi, ... - Bẫy màu đỏ: Bẫy màu đỏ xua đuổi hầu hết các loại côn trùng

Ghi chú: Các loại bẫy màu được cắm ngang tầm với chiều cao cây trồng.

- Bẫy chua ngọt:

Bẫy được pha theo tỷ lệ đường : giấm : rượu trắng : nước là 4 : 4 : 1 : 1 Tiến hành cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào một cái chậu, khuấy kỹ để cho các nguyên liệu được đều. Sau đó đem ủ kín trong 3-4 ngày, khi dung dịch có mùi thơm thì mang ra làm bả. Mùi chua ngọt trong bả sẽ thu hút trưởng thành của sâu keo, và các loài bướm khác như: bướm sâu tơ, sâu ăn lá, ruồi, ...

Pha bẫy: Pha bả độc theo tỷ lệ 10 ml thuốc bảo vệ thực vật với 3 lít dung dịch chua ngọt Thuốc bảo vệ thực vật đưa vào trong bả là loại thuốc có tác dụng vị độc, khơng hoặc ít mùi (tăng hiệu quả của bẫy bả). Thuốc bảo vệ thực vật trong bả làm cho côn trùng ngộ độc và chết.

Sử dụng bẫy: hộp bẫy làm bằng hộp nhựa trịn có thể tích 1 lít, đường kính khoảng 9 -10 cm (đủ rộng để cơn trùng bay vào); trên thành hộp đục 4 - 5 lỗ trịn có đường kính 2,5 - 3 cm (ở vị trí giữa chiều cao thành hộp). Giá treo bẫy cần gọn, nhẹ, đủ chắc để cắm vào đất (gỗ, tre, ...), đầu giá được đóng hình chữ L để treo bẫy, chiều cao 1 - 1,2 m. Bẫy được treo vào thanh chữ L, sao cho bẫy ngang với tầm cao nhất của cây.

Nội dung 2: điều tra hệ sinh thái vườn rau/màu, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại

Các nhóm sinh viên sẽ tiến hành quan sát và ghi nhân lại tất cả các yếu tố sinh vật và phi sinh vật tác động đến cây trồng tại vườn thực tập.

95

- Quan sát từ xa đến gần (môi trường xung quanh và yếu tố thời tiết) - Tình trạng sức khỏe của cây trồng (màu sắc, chiều cao, ...)

- Điều tra bệnh hại, côn trùng gây hại và thiên địch (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (2010), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự (2014)) theo từng nhóm:

+ Nhóm sâu hại lá (sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu tơ, …) và thiên địch + Nhóm chích hút (rệp, nhện, bọ trĩ), bọ nhảy và thiên địch

+ Nhóm bệnh hại lá (bệnh sương mai, thối nhũn, đốm vịng, …) + Nhóm bệnh hại thân, rễ, củ (bệnh héo xanh, héo vàng, …) + Chuột hại

12.4.3 Thực hành

Nội dung 1: Làm bẫy

- Mỗi nhóm sinh viên sẽ thực hiện làm các loại bẫy (tùy theo tình hình thực tế vườn rau mà chọn loại bẫy và kích thước bẫy phù hợp).

- Tính số bẫy (mỗi loại) cần dùng trên diện tích vườn thực tập.

Nội dung 2: điều tra hệ sinh thái vườn rau/màu, xác định ngưỡng gây hại kinh tế và lập kế hoạch phòng trừ dịch hại

+ Các nhóm sinh viên tiến hành chọn điểm điều tra (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự, 2014)

+ Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn số liệu (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự, 2014)

12.4.4 Phúc trình

96

BÁO CÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI

Ngày … tháng … năm 20… Thời gian: ………giờ……….phút

Chủ hộ:………………………………., địa

chỉ:……………………………………………….

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG 1. Thời tiết Nhiệt độ trung bình:...............

Độ ẩm trung bình: ...........................

Nhận xét khác: tình trạng thời tiết tốt, xấu, hạn, ngập lụt… ảnh hưởng đến cây trồng…………………………

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác - Rau. Vụ......... diện tích ................ giống ……… sinh trưởng ………..

Các cây trồng khác: … ……..Vụ …… diện tích ………. giống ……… sinh trưởng …..……

Bảng 3.3: Kết quả điều tra dịch hại và thiên địch trên vườn rau Tên dịch hại/ thiên địch Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng Tổng số cá thể điều tra Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh Mật độ hoặc chỉ số Chết tự nhiên (%) 1 2 3 4 5 6 N TT Trung bình Cao 0 1 3 5 7 9 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … - Nhận xét chung, ưu và khuyết điểm của mơ hình, tình hình dịch hại; ngưỡng gây hại kinh tế; dự kiến thời gian tới.

97

CÂU HỎI ƠN TẬP

1. Chương trình IPM tác động trên các đối tượng nào? Nhằm mục đích gì? Trình bày sơ đồ tác động của chương trình IPM?

2. Phân tích các nội dung chính của biện pháp canh tác trong chương trình IPM? Luân canh thường cho hiệu quả phòng trị cao đối với những loại cơn trùng gây hại có những đặc tính nào?

3. Trình bày khái niệm về mức gây hại kinh tế?

Khảo sát cho thấy khi rầy nâu hiện diện ở mật số 1.500 con/m2 thì làm thất thốt 5% năng suất lúa. Khi đó: giá lúa là 5.000 đồng/kg; năng suất lúa trung bình là 5 tấn/hecta; giá tiền để phòng trị rầy nâu là 1 triệu đồng/hecta. Hãy cho biết mức gây hại kinh tế?

98

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN IPM MH 26-04

Giới thiệu:

Chương học hướng dẫn một cách khoa học, thực tiễn cách xây dựng chương trình IPM cho 1 loại cây trồng bất kỳ.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được những hiểu biết cần có để xây dựng một chương trình IPM.

- Kỹ năng:

+ Lập được chương trình IPM trên từng loại cây trồng + Xác định được mục tiêu và quy mơ của chương trình + Xác định các giai đoạn thực hiện của chương trình

+ Ứng dụng được chiến thuật và chiến lược trong IPM cho từng giai đoạn và từng loại cây trồng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có ý thức trách nhiệm trong học tập

+ Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo và luôn cập nhật thơng tin.

13. Những hiểu biết cần có để xây dựng các chương trình IPM 13.1. Những hiểu biết về cây trồng

Bao gồm những tài liệu sau đây:

- Các mùa vụ canh tác trong năm ở địa phương.

- Thời vụ gieo trồng, cụ thể cho từng loại cây, từng cây giống.

- Hệ thống luôn canh với các cây trồng khác nhau, những cây trồng chính và cây trồng phụ.

- Đặc điểm sinh trưởng của các loài cây trồng, thời gian sinh trưởng, thời kỳ ra hoa, kết quả, thời gian thu hoạch …

- Những kỹ thuật canh tác áp dụng phổ biến ở địa phương; mật độ gieo cấy, tập quán và mức độ sử dụng phân bón, chăm sóc …

99

- Các giống cây trồng phổ biến ở địa phương, thời gian sinh trưởng, khả năng năng suất, đặc tính chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi khác.

Những tài liệu nêu trên phần lớn có thể điều tra thăm hỏi trong nhân dân, tuy vậy có nhiều tài liệu phải qua nghiên cứu thí nghiệm mới xác định được, ví dụ khả năng chống chịu của giống với các sâu bệnh chính ở trong vùng …

13.2. Những hiểu biết về khí hậu thời tiết ở địa phương

- Điều kiện về thời tiết, khí hậu hàng năm.

- Những rủi ro về thời tiết có ảnh hưởng đến cây trồng, như mưa bão, hạn hán, rét, sương muối v.v...

Những tài liệu này có thể thu thập dễ dàng bằng cách dựa vào các Trạm quan sát khí tượng và thăm hỏi nhân dân trong vùng.

13.3. Những hiểu biết về sâu bệnh hại

- Thành phần sâu bệnh hại trên các cây trồng, những sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu, những sâu bệnh hại thường xuyên và sâu bệnh đột xuất.

- Đặc điểm sinh học và sinh thái của những sâu bệnh chính: vịng đời, thời gian phát sinh và gây hại trong năm, những cao điểm trong từng vụ …

- Ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết và canh tác đến diễn biến của từng loài sâu bệnh quan trọng ở trong vùng.

Các tài liệu nêu trên, một số có thể thu thập dựa và ghi chép của các Chi cục bảo vệ thực vật, những một số khác đòi hỏi phải điều tra theo dõi qua nhiều năm mới xác định được, ví dụ như diễn biến của các sâu bệnh hại chính trong năm, ảnh hưởng của các kỹ thuật canh tác đến các loài sâu bệnh hại …

13.4. Những hiểu biết về thiên địch của sâu hại

- Thành phần các loài thiên địch (bao gồm các ký sinh, bắt mồi và vi sinh vật gây bệnh) của những sâu hại chính.

- Vai trị điều hồ số lượng của các loài thiên địch: Tỷ lệ ký sinh, khả năng ăn mồi, đầu vụ, giữa vụ …

- Các đỉnh cao quần thể của một số thiên địch chính, sự lệch pha so với ký chủ v.v...

100

Nhìn chung cho đến nay, hiểu biết của chúng ta về mảng thiên địch cịn rất ít ỏi, đặc biệt là đối với các nhóm ký sinh và Vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy địi hỏi phải có nhiều nghiên cứu cơng phu trong một thời gian dài thì mới có được những tài liệu hữu ích để sử dụng trong phịng trừ tổng hợp.

13.5. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh áp dụng ở địa phương, tình hình sử dụng thuốc hố học

- Các biện pháp phịng trừ áp dụng trong sản xuất. - Số lần phun thuốc mỗi vụ gieo trồng.

- Chủng loại thuốc, bao gồm cả thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ. - Nồng độ và liều lượng xử lý (kg a.i/ha).

- Thời gian dùng thuốc theo tập quán của nơng dân.

- Phân tích các mặt hợp lý và bất hợp lý trong sử dụng thuốc.

13.6. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

- Dân số và bình quân ruộng đất. - Thu thập kinh tế của hộ gia đình.

- Trình độ hiểu biết về văn hoá, kỹ thuật. - Tập quán xã hội v.v...

Những tài liệu về mặt này sẽ giúp ích cho việc chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân và gớp phần thực hiện chương trình có kết quả.

14. Xác định các mục tiêu và quy mô của chương trình, các giai đoạn thực hiện 14.1. Mục tiêu của chương trình

Bất kỳ một chương trình phịng trừ tổng hợp nào cũng phải bao gồm những mục tiêu chính sau đây:

1) Mục tiêu về kinh tế - kỹ thuật:

- Giảm dùng thuốc hoá học (số lần phun thuốc và liều lượng sử dụng - kg a.i/ha/vụ).

- Loại bỏ các loại thuốc cấm, hạn chế sử dụng các loại thuốc có độ độc cao và khơng an tồn đối với mơi trường.

101

- Tăng hiệu quả thu thập của nơng dân (do giảm được chi phí phịng trừ), thể hiện ở giá thành một đơn vị sản phẩm, giá trị ngày cơng, thu nhập hộ gia đình.

2) Hiệu quả về bảo vệ môi trường:

- Tăng cường được hoạt động của thiên địch (so sánh giữa nơi thực hiện chương trình và nơi sản xuất bình thường).

- Giảm lượng thuốc tồn dư trong nông phẩm. - Về lâu dài, giảm được ô nhiễm đất và nước … 3) Nâng cao hiểu biết cho nông dân:

- Phân biệt các loại sâu bệnh hại chủ yếu và thứ yếu. - Nhận biết các thiên địch của sâu hại trên đồng ruộng.

- Hiểu rõ tác hại hai mặt của thuốc trừ sâu bệnh và biết sử dụng thuốc hợp lý. - Biết cách điều tra sâu bệnh hại và sử dụng ngưỡng phòng trừ theo kinh nghiệm của nông dân.

- Hiểu biết về các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo những nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.

Các hiểu biết này cần được đánh giá cả về mặt nhận thức cũng như về mặt thực tế vận dụng nó trên đồng ruộng. Đây là mục tiêu quan trọng, bởi vì nơng dân là người chủ của ruộng đồng, chính họ là lực lượng chủ yếu thực hiện phịng trừ tổng hợp.

14.2. Qui mơ của chương trình

Bất kỳ một chương trình phịng trừ tổng hợp nào cũng phải thực hiện theo quy mô nhỏ đến lớn, mở rộng theo "vết dầu Loang ", "từ điểm ra diện". Qui mô thực hiện được tính theo đơn vị diện tích, số hộ gia đình, hoặc theo đơn vị hành chính (thơn, xã v.v...).

Thơng thường ở các giai đoạn đầu (giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn mơ hình) qui mơ áp dụng từ một vài ha cho đến 20-30 ha. Số hộ gia đình từ 20-30 hộ cho đến 50 hoặc 100 hộ.

Trong giai đoạn sau (giai đoạn mở rộng) có thể thực hiện trên quy mơ diện tích hàng ngàn, hàng chục ngàn hoặc hàng trăm ngàn ha. Số hộ gia đình có thể mở rộng trong tồn thơn, tồn xã hoặc toàn huyện v.v... tuỳ theo mục tiêu của chương trình.

102

Bất kỳ một chương trình phịng trừ tổng hợp nào cũng phải trải qua những giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn nghiên cứu và xây dựng. - Giai đoạn mơ hình.

- Giai đoạn mở rộng.

14.3.1 Giai đoạn nghiên cứu và xây dựng

Như đã trình bày ở trên, muốn xây dựng một chương trình phịng trừ tổng hợp cần phải có những hiểu biết về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là những hiểu biết về sâu bệnh hại và mối quan hệ của chúng với các yếu tố của hệ sinh thái.

Những hiểu biết này khơng phải một lúc mà có, mà nghĩ ngay ra được. Nó phải trải qua giai đoạn nghiên cứu, điều tra trong thực tiễn sản xuất ở từng địa phương, có thể là hai năm, ba năm hoặc lâu hơn nữa mới xác định được.

Nghiên cứu và xây dựng ở đây có nghĩa là nghiên cứu về tình hình sâu bệnh, về các mối quan hệ ảnh hưởng của môi trường đối với chúng, và xây dựng các kỹ thuật phòng trừ tổng hợp để áp dụng vào chương trình.

14.3.2 Giai đoạn mơ hình

Tiếp theo giai đoạn nghiên cứu và xây dựng là giai đoạn mơ hình "trình diễn". Thực chất của giai đoạn này là thử nghiệm.

Một trong những nguyên lý của phòng trừ tổng hợp là các kỹ thuật áp dụng trong hệ thống này phải được xem xét đến ảnh hưởng của nó đối với mơi trường, ở đây có nghĩa muốn nhấn mạnh đến mặt trái của nó. Vì vậy, các kỹ thuật phịng trừ tổng hợp đưa vào trong hệ thống phải qua giai đoạn mơ hình và dựa trên hiệu quả thu được cuối cùng của hệ thống này thì mới kết luận được.

Giai đoạn mơ hình mặt khác cịn có ý nghĩa "trình diễn". Trình diễn cho nơng dân xem để nơng dân làm - Đó là phương pháp khuyến nơng trong bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý dịch hại cây trồng (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)