Phát triển dịch vụ xã hội nông thôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 92 - 95)

1. Vai trò của phát triển dịch vụ xã hội nông thôn

Người dân nông thôn vừa là những người thụ hưởng chính, đồng thời cũng là những người hoạt động chủ yếu trong phát triển nông thơn.

Hiện có gần 75% dân số Việt Nam sống ở vùng nông thôn, mỗi năm dân số nông thôn tăng 1,4%. Vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để cải thiện cuộc sống của người dân nơng thơn ngay chính trên quê hương của họ để hạn chế di dân tự do vào các đô thị, mà tình trạng này đã gây ra sự nghèo khổ ở một số nước trong khu vực Ðông Nam Á.

Khu vực nông thôn của các nước đang phát triển thường có tình trạng mức thu nhập của người dân thấp hơn nhiều so với thành phố. Có khoảng 1,2 tỷ người trên thế giới đang sống trong cảnh nghèo túng mà chủ yếu ở các vùng nơng thơn bao gồm những người khơng có đất hoặc sống trên các vùng đất xấu, họ thiếu việc làm, thiếu sự hưởng thụ các điều kiện dịch vụ xã hội. Phát triển các dịch vụ xã hội nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao mức thu nhập và điều quan trọng là cải thiện điều kiện sống cho người dân nông thôn.

Phát triển các dịch vụ xã hội nông thôn mà chúng ta quan tâm ở đây là cải thiện các điều kiện về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hoá, cung cấp nước sạch và vệ sinh. Cùng với việc nâng cao thu nhập, đẩy mạnh dịch vụ sản xuất, việc cải thiện các lĩnh vực dịch vụ xã hội là điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn, giảm dần sự các biệt về mức sống giữa nông thôn và thành thị.

Trong 20 năm đổi mới, Ðảng và Chính phủ ta đã quan tâm đầu tư và đạt được nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội:

- Về nhà ở, đã có 70% số hộ nơng thơn có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, chính sách xã hội tập trung hỗ trợ các hộ nghèo và hộ chính sách cải thiện nhà ở trong những năm tới.

- Về giáo dục, Ðảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách đến nay đã có 99,9% số xã có trường tiểu học, 84,5% số xã có trường trung học cơ sở, 85,6% số xã có lớp mẫu giáo. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút trẻ em trong độ tuổi tới trường. Chương trình kiên cố hố trường học đang được triển khai rộng khắp.

- Trong lĩnh vực y tế, thực hiện chủ trương đưa bác sĩ và cán bộ y tế tăng cường cho tuyến xã, hệ thống trạm y tế xã được củng cố và hoàn thiện. Cả nước đã có 8.909 xã, chiếm 99% số xã có trạm y tế.

- Hệ thống cơ sở văn hố ở nơng thơn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển. Ðến nay cả nước đã có 14% số xã có nhà văn hoá, 7% số xã có thư viện, các địa phương khác quan tâm xây dựng và củng cố nhà văn hố xã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của dân cư nơng thơn.

Tuy vậy cịn nhiều mặt hạn chế trong phát triển các dịch vụ xã hội cần được nhìn nhận và khắc phục trong thời gian tới- Về nhà ở thiếu sự quy hoạch phát triển nhà ở dân cư nông thôn, thiếu sự tuyên truyền hướng dẫn người dân làm nhà ở phù hợp, tiết kiệm. Vấn đề nhà ở cho người nghèo và hộ chính sách triển khai chậm.

- Hệ thống cơ sở vật chất trường học khu vực nơng thơn thường có chất lượng thấp, tỷ lệ người mù chữ còn khá cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ người lao động nông thôn qua đào tạo cịn thấp, mới có 14% lao động nông nghiệp qua đào tạo ở các trình độ khác nhau.

- Trạm y tế ở một số xã chất lượng thấp và trang bị khơng đầy đủ, vẫn cịn một số

người mắc bệnh sốt rét và lao.

- Tỷ lệ số xã có nhà văn hố và thư viện còn thấp, hệ thống phát thanh, thiết bị thể

thao và nhà văn hoá thiếu và yếu.

Những tồn tại trên đây cần được khắc phục trên cơ sở huy động nhiều nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò và sự tham gia của dân trong các dự án phát triển các lĩnh vực dịch vụ xã hội.

3. Chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ xã hội nông thôn

Ðảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển các dịch vụ xã hội trong việc đáp ứng các u cầu quốc gia về xố đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá ở cộng đồng nông thôn. Các lĩnh vực dịch vụ này ở Việt Nam chủ yếu do các tổ chức Nhà nước cung cấp.

a) Nhà ở

Nhà ở là tiện nghi thiết yếu nhất, có tầm quan trọng về an ninh, sức khoẻ và phồn thịnh của mỗi gia đình. Chiến lược phát triển đến năm 2010 đề ra mục tiêu 100% gia đình có nhà ở kiên cố và bán kiên cố, việc cải thiện nhà ở phải dựa vào sức dân là chính, có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức địa phương. Với các giải pháp chính:

- Thành lập quỹ nhà ở cho các vùng nông thôn, cung cấp nhà cho người dân có thu nhập thấp.

- Cải thiện hệ thống tín dụng nhà ở. - Hỗ trợ chương trình định cư.

- Tài trợ các dự án thí điểm xây nhà kiên cố ở các vùng dễ bị lũ lụt đe doạ.

b) Giáo dục

Giáo dục có tầm quan trọng nâng cao dân trí, góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao điều kiện sức khoẻ, công ăn việc làm, thu nhập và đời sống trong một xã hội phát triển khơng ngừng.

Q trình hiện đại hố nơng nghiệp và kinh tế nông thôn phụ thuộc vào việc phát triển kỹ năng của người dân, làm cho họ có thể sử dụng cơng nghệ để khai thác các tiềm

năng của địa phương và đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động trong nền kinh tế thị

trường. Các giải pháp chính về phát triển giáo dục nơng thôn:

- Xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các trường học ở các vùng nông thôn. - Trang bị tốt hơn phương tiện phục vụ giảng dạy và thực hành cho các trường.

- Phát triển các trường nội trú ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Các phương pháp giáo dục đặc biệt ở một số vùng xa xôi hẻo lánh và dân tộc ít người.

- Hỗ trợ đặc biệt nhằm khuyến khích giáo viên làm việc ở các vùng sâu, vùng xa.

c) Y tế

Phát triển hệ thống dịch vụ y tế nhằm chăm sóc sức khoẻ và phịng bệnh, trị bệnh tại chỗ cho người dân nông thơn, bảo đảm cho mọi người có sức khoẻ tốt cho một cuộc sống năng động. Chiến lược đến năm 2010 đề ra các giải pháp chính cho phát triển y tế nông thôn:

- Tăng cường bác sĩ xuống các xã để vào năm 2010 cứ 1.000 người dân có một bác sĩ.

- Tăng số lượng đào tạo cán bộ y tế và tình nguyện viên. - Tăng lượng cung cấp thuốc và các trang bị y tế.

- Tăng cường giáo dục cộng đồng về vệ sinh, sức khoẻ và kế hoạch hố gia đình.

- Nỗ lực ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh.

d) Văn hố

Việt Nam có nền văn hố dân tộc phát triển mạnh mẽ, một kho tàng khổng lồ các truyền thống văn hoá khác nhau của 54 dân tộc. Ðời sống ngày càng cao càng đòi hỏi phải phát triển mạnh các hoạt động văn hố, đó là món ăn tinh thần cho một cuộc sống phồn thịnh và lành mạnh.

Chiến lược đến năm 2010 đề ra cho phát triển văn hố nơng thơn:

- Hoạt động văn hố có quy mơ lớn trong các chương trình phát triển nơng thơn với việc nhấn mạnh sự tham gia của quần chúng.

- Khuyến khích hoạt động văn hố, thơng qua việc xây dựng các cơ sở thể thao, nhà văn hoá và trung tâm văn hoá làng xã.

- Ðào tạo nhân lực tham gia tổ chức hoạt động văn hố nơng thơn.

- Khuyến khích hoạt động của mọi người dân để cải thiện hoạt động văn hoá quần chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phát triển nông thôn (Nghề: Phát triển nông thôn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)