.Triệu chứng bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 44)

3.1.1. Định nghĩa

Triệu chứng là sự biểu hiện các phản ứng sinh lý bất thường của cây trước sự tác hại của các tác nhân gây bệnh.Triệu chứng chỉ là dấu hiệu chứng tỏ cây đang mắc bệnh, chứ không phải là bệnh mặc dù tên bệnh thường được đặt theo triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng của một bệnh trên cây là cả một loạt, một chuỗi các phản ứng của cây đối với sự tác hại liên tục của bệnh. Vì thế tùy theo từng giai đoạn của bệnh, triệu chứng có ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên, mỗi loại mầm bệnh thường gây ra cho cây một số triệu chứng với những nét đặt trưng. Dựa vào đó mà ta có thể chẩn đốn được cây đang mắc bệnh gì.

3.1.2. Các loại triệu chứng bệnh

Là những phản ứng của cây đối với các tác hại của mầm bệnh được biểu hiện bằng những thay đổi bất thường về màu sắc, hình dạng…, những triệu chứng được mô tả như sau

37

* Thay đổi về màu sắc

- Vàng lá (yellow leaf): là trường hợp diệp lục tố bị hủy hoại, lá mất màu xanh lục, ngã màu vàng.

- Vết trong: tức là các vết trên lá giống như bị thấm nước, hơi trong mờ nếu

ta soi lên ánh sáng. Triệu chứng này do ký sinh tiết ra các enzym ở giữa các vách tế bào và làm hư hỏng vách tế bào.

- Bạch tạng (albication): Do lá hoặc cả cây bị mất màu sắc một cách toàn diện. Triệu chứng thường do nấm tiết chất độc hoặc do điều kiện môi trường ảnh hưởng lên sự hoạt động các gien của cây. Thí dụ: bệnh bạch tạng trên lá bắp do nấm

Sclerospora maydis gây ra.

- Khảm (mosaic): Lá có vân vàng và xanh lục xen kẽ nhau. Triệu chứng này thường do virus gây ra. Thí dụ: Lá cây hoặc trái đu đủ mắc bệnh khảm đốm vòng do virus PRSV gây ra.

- Lá xanh đậm (virescence): Lá có màu sắc xanh đậm hơn bình thường vì có sự tập trung diệp lục tố một cách quá đáng. Thí dụ: bệnh lùn xoắn lá lúa do virus RRSV gây ra có cả triệu chứng này.

- Màu tím sậm (anthocyanescence): do mô cây tập trung quá nhiều chất anthocyanin.

- Màu đồng (bronzing): Lá cây có màu vàng của đồng. Thí dụ: lá khoai tây bị thiếu K sẽ ngả màu đồng.

38

Hình 3.1 Lá khoai tây thiếu kali có màu đồng (Nguồn Internet)

* Sự thay đổi về hình dạng và sự phát triển

- Lùn (dwarf, stunt): cây bị lùn đi, thấp hơn bình thường và thường kèm theo biểu hiện của sự suy yếu toàn diện.

- Chùn đọt (rosetting): Đọt cây chùn lại vì khoảng giữa các đốt lá bị ngắn lại, lá mọc đùn thành một chùm lá.

39

- Cong đùn cành, lá (curl): do sự tăng trưởng hơn bình thường của một bên lá

hoặc cành, làm cho lá hoặc cành ấy cong về phía đối diện. Triệu chứng này có thể do một bên lá hoặc cành tăng trưởng kém hơn bình thường. Cũng có trường hợp một bên tăng trưởng kém bình thường và bên đối diện tăng trưởng hơn bình thường mà ra. Triệu chứng này thường do dinh dưỡng, nấm và virus gây ra.

Hình 3.3 Triệu chứng cong một bên do thiếu kẽm trên lá xồi

(Nguồn: Cơng ty Nông Dược Hai)

- Ghẻ (scab): triệu chứng ghẻ có thể xảy ra trên trái, lá, cành hoặc củ. Do sự kích thích của ký sinh, lớp biểu bì và lớp nhu mơ bên dưới biểu bì của mơ bệnh tăng trưởng quá khổ, trở nên sần sùi, bung lên giống như vết ghẻ. Triệu chứng này thường do nấm hoặc vi khuẩn gây ra.

40

Hình 3.4 Triệu chứng ghẻ trên khoai tây (Nguồn: Internet)

- Bướu (gall): Bướu thường xảy ra ở thân, cành hoặc rễ cây, do sự kích thích của ký sinh, phần cây bị bệnh sưng phù ra tạo thành những u to hoặc những nốt nhỏ. Trong bướu chúng ta có thể quan sát thấy tác nhân gây bệnh với mật số rất cao. Vi khuẩn Agrobacterium chuyên tạo ra triệu chứng này. Ngoài ra, tuyến trùng, nấm cũng có thể tạo ra triệu chứng bướu.

41

- Chùm cành (witches broom): do kích thích của ký sinh, đọt của cành mọc tua tủa ra thành một chùm cành mảnh khảnh, yếu ớt. Triệu chứng này thường do virus gây ra.

- Cành non bị dẹp lại: phần non của cành bị dẹp lại. Triệu chứng này

thường do virus gây ra. Thí dụ đọt cây mè bị dẹp lại do virus gây ra.

- Vết sẹo (callus): Vết sẹo thường được thành lập quanh các vết thương, hoặc quanh các vết loét do bệnh gây ra. Mục đích của mơ sẹo là hàn gắn lại vết thương.

- Tràng hoa biến thành lá (phyllody): Tràng hoa, đài hoa và các bộ phận khác của hoa biến thành các lá nhỏ. Triệu chứng này do virus gây ra.

- Chứng sần sùi ở trái và củ: là trường hợp biểu bì của trái hoặc củ hố mơ bần, có màu nâu.

* Mơ cây bị hư hỏng: Những triệu chứng của nhóm này thường phát triển ở

một bộ phận nào đó của cây. Chúng có thể xảy ra trên các mơ dự trữ của cây, hoặc trên các mô xanh và cả trên các mơ đã hóa gổ của cây. Phần mơ mắc bệnh thường ngã màu nâu. Các triệu chứng gồm có:

- Thối nhũn (soft rot): cả trái, hạt, thân, củ và rễ cây đều có thể có triệu chứng

này. Vết thối thường ướt và có mùi lạ.

Hình 3.6 Triệu chứng thối nhũn trên cải bắp do vi khuẩn Erwinia

42

- Thối khô (mummification): Là trường hợp trái bị thối nhưng đồng thời bị mất nước mau lẹ nên khô đi, teo lại, nhăn nheo, sần sùi. trường hợp này thường xảy ra trên trái non.

Hình 3.7 Triệu chứng thối khơ

- Héo gục cây con (damping off): là triệu chứng xảy ra trên trên cây con trong vườm ươm. Cây con bị hại ở gốc và rễ, gần mặt đất. Nấm tấn công và làm cho mơ cây bị chết, teo tóp lại, có màu nâu, nâu đen, đen hoặc đỏ. cây mất nước và héo gục xuống một cách mau lẹ.

43

Hình 3.8 Triệu chứng héo gục cây con trên rau muống

- Đốm (spot): các đốm thường xảy ra trên lá, trái. Đốm thường có màu xám

hay nâu, có viền nâu sậm hoặc tía hoặc đỏ sậm. Có thể có quầng màu vàng nhạt chung quanh đốm. Về hình dạng, đốm bệnh có thể có hình trịn, hình bầu dục, hình bầu dục kéo dài, hoặc hình có góc cạnh hoặc khơng có hình dạng nhất định.

Hình 3.9 Triệu chứng các dạng đốm lá

- Sọc (stripe, streak): các sọc chạy dọc theo gân lá, hoặc dọc theo thân, triệu

chứng này có thể do vi khuẩn, nấm và do virut gây ra. Thí dụ: Bệnh sọc đỏ lá mía do Xanthomonas rubrilineans, bệnh sọc trong lá lúa do Xanthomonas campestris

pv. translucens, bệnh sọc lá bắp, vv...

Phạm Văn Kim, ĐHCT NTQ Phương

44

Hình 3.10 Triệu chứng sọc lá trên bắp

Cháy lá (blight): triệu chứng này thường do mầm bệnh tiết ra chất độc, lan theo mạch nhựa, làm chết từng mãng mô của lá, làm cho một phần hoặc tồn lá cây bị khơ đi. Triệu chứng có thể do nấm, vi khuẩn và cả virus gây ra.

Hình 3.12 Triệu chứng cháy lá

- Héo đọt, chết đọt (die-back): Đọt hoặc ngọn cây bị héo chết, trong khi phần bên dưới cây vẫn còn sống tuy đã bị suy yếu. Triệu chứng này có thể lan dần xuống

NTQ Phương

45

bên dưới và giết chết cây sau một thời gian. Triệu chứng này thường có liên quan đến các nấm gây hại ở rễ cây. Nên tìm nguyên nhân ở bộ rễ hơn là ở phần ngọn đả chết. Thí dụ: bệnh chết đọt cây sầu riêng, vv...

- Héo (wilt): cây bị mất nước do ký sinh làm tắc nghẽn sự lưu thông của nhựa nguyên, hoặc do ký sinh tiết ra chất độc làm tế bào mô cây mất tính trương nước do đó đưa đến một phần của cây hoặc cả cây bị thiếu nước và bị rũ xuống. Thí dụ: bệnh héo rũ cây cà chua

Hình 3.13 Triệu chứng héo

- Loét (canker): triệu chứng xảy ra ở thân hoặc ở cành cây. Vỏ thân hoặc vỏ cành bị thối, bung ra. Phần gổ bên trong có thể bị thối. Từ vết loét mũ cây chảy ra và chảy dài xuống bên dưới. Chung quanh vết lt thường có mơ sẹo bao quanh. Triệu chứng loét có thể do nấm hoặc do vi khuẩn gây ra.

- Giọt dịch vi khuẩn: Trường hợp lá lúa mắc bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn

Xanthomonas campestris pv. oryzae, thường tiết ra bên dưới nội bì của vết bệnh

những giọt dịch màu vàng chứa rất nhiều vi khuẩn. Hay trên cải bắp bị cháy lá cũng những giọt dịch tiết ra nơi vết bệnh. Có thể quan sát giọt dịch vi khuẩn này bằng mắt thường vào sáng sớm.

46

Hình 3.14 Giọt dịch tiết ra trên vết bệnh

- Các mùi lạ: Nơi vết bệnh có thể có mùi hơi thối hoặc mùi ê-te, mùi rượu, v. v ... Đây cũng là các triệu chứng đặc trưng của một số bệnh.

- Chảy gôm: Hiện tượng chảy nhựa ở gốc, thân cành (hiện tượng chảy nhựa

thân trên cây có múi, sầu riêng)

- Lớp phấn, mốc: bề mặt vết bệnh phủ lớp tơ nấm, bào tử nấm bệnh mỏng, xốp, mịn như lớp bột, có thể có màu trắng hoặc màu đen

Hình 3.15 Triệu chứng lớp phấn trên bề mặt

NTQ Phương

Internet

47

- Mạch dẫn truyền của cây bị đổi màu

Có thể có màu đỏ, nâu, nâu đen hoặc đen. Thí dụ: cây mía bị bệnh thối đỏ do nấm Physalospora tucumanensis, khi bổ đơi thân cây mía bệnh ra sẽ thấy một hay nhiều lóng có màu đỏ và có mùi rượu. Hoặc trường hợp thân cây bắp mắc bệnh thối thân do nấm Gibberella zaea, khi bổ dọc thân cây nơi vết bệnh, sẽ thấy nấm gây

bệnh có màu hồng ở đốt thân. Cây chuối mắc bệnh héo rũ Panama do nấm

Fusarium oxysporium var. cubense, bổ ngang thân cây nơi sát mặt đất, sẽ thấy mạch

dẫn nhựa ngã màu nâu nhạt, hoặc bổ ngang phần củ chuối bệnh sẽ thấy có vịng màu đen trong củ.

- Mạch dẫn truyền bị thối đen hoặc thối nhũn

Trường hợp này mơ cây có thể có hoặc khơng có mùi hơi thối. Thí dụ: cây khoai tây mắc bệnh héo rũ do vi khuẩn Rastonia solanacearum (Pseudomonas

solanacearum), khi cắt ngang thân cây sẽ có chất nhầy nhụa chảy ra, cây cải bắp

mắc bệnh thối đen do vi khuẩn Xanthomonas.

Hình 3.16 Mạch dẫn truyền bị thối đen

48

3.2 Phương pháp chẩn đoán bệnh hại cây trồng

Chẩn đoán bệnh cây trồng là tìm biết nguyên nhân gây nên bệnh của cây trồng ấy.

Tùy theo bệnh muốn chuẩn đoán là bệnh đã được biết từ trước hay là bệnh lạ mới xuất hiện, chúng ta có thể áp dụng một trong hai phương pháp chẩn đoán sau đây:

Bệnh đã biết từ trước là những bệnh đã được giám định chính xác và được liệt kê trong danh lục bệnh hại cây trồng trong khu vực. Như vậy, đối với các bệnh này đã biết được triệu chứng đặc trưng của chúng và cả tác nhân gây bệnh. Do đó, chúng ta dựa chủ yếu vào triệu chứng và sự hiện diện của tác nhân trên vết bệnh.

3.2.1 Đối với nông dân và với cán bộ khuyến nông

- Quan sát triệu chứng của bệnh: Nên thực hiện theo ba bước:

- Quan sát tổng thể cây mắc bệnh hoặc khu ruộng mắc bệnh để có cái nhìn

chung cho tình hình bệnh cây hiện tại. Đối với cây đa niên, chúng ta nên đánh giá xem đây là bệnh cục bộ ở cành, ở tàn lá hay là bệnh toàn thân. Đối với ruộng, rẫy, chúng ta nên đánh giá xem bệnh có khu trú từng cụm hay là phân bố khắp nơi. Nếu bệnh khu trú từng cụm thì quan sát thêm sự khác biệt về đất, nước và địa hình của khu vực có bệnh với khu vực khơng có bệnh, để tìm xem đây là bệnh ký sinh hay bệnh do điều kiện ngoại cảnh không thuận hợp gây ra.

- Quan sát tỉ mỉ triệu chứng của bệnh: quan sát hình dạng vết bệnh, màu sắc,

diễn biến của vết bệnh ở các giai đoạn nhẹ đến nặng,... Ngửi xem nơi bị bệnh có mùi lạ khơng, tìm hiểu diễn biến của bệnh cùng thời gian bệnh xuất hiện.

Thí dụ: trường hợp cây bắp cải bị bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, có bốc mùi rất hơi thối từ vết bệnh; hoặc trường hợp lúa bị ngộ

độc vì phèn, bộ rễ bị hư hại và quéo lại, chúng ta có thể cảm nhận được nếu bứng bụi lúa lên, rửa sạch đất và vuốt bộ rễ lúa bằng các ngón tay sẽ có cảm giác lần sần, lám nhám, chứng tỏ rễ lúa khơng bình thường.

49

Khi quan sát, chúng ta quan sát kỹ bộ phận có bệnh và các bộ phận có liên quan. Thí dụ: các bệnh có tính tồn thân như héo rũ, hoặc cằn cỗi, hoặc vàng lá và lùn, vv... có thể do bộ rễ bị hại, cây không hấp thu đủ dưởng liệu nên cây bị ảnh hưởng trên tồn thân. Do đó, chúng ta phải quan sát bộ rễ để biết bộ phận nào của cây bị hại chính.

Nếu bệnh ở các bộ phận bên trên của cây, chúng ta quan sát kỹ triệu chứng (hình dạng, màu sắc và kich thước của vết bệnh; đặc tính phát triển của vết bệnh; giai đoạn sinh trưởng của cây lúc phát bệnh và cả diển biến của bệnh từ nhẹ đến nặng; vv...)

Nếu là bệnh do bộ rễ bị hại, ta tìm cách xác minh xem là do ký sinh hay do điều kiện đất, nước không thuận lợi. Thông thường, ký sinh gây hại cho bộ rễ có để lại dấu vết như: vết thối đen ở rễ, u bướu ở rễ, vết nâu trên rễ, vết loét trên rễ, hoặc ký sinh bám trên rễ mà chúng ta có thể quan sát được, hoặc các triệu chứng có màu sắc lạ bên trong mạch nhựa ở cổ rễ (dùng dao bén vạt ra để quan sát). Nếu khơng có dấu hiệu đặc trưng của ký sinh gây hại mà bộ rễ phát triển khơng bình thường (thối đen cả các rễ non hoặc rễ quéo lại, có màu vàng sậm, khơng có rễ non phát triển, vv...) thì nên quan sát và tìm hiểu cặn kẻ thêm về điều kiện ngoại cảnh trước và trong lúc bệnh bắt đầu phát triển, vì rất có nhiều xác suất đây là bệnh khơng ký sinh do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi gây ra. Lưu ý thêm là ngay cả khi là bệnh ký sinh hại rễ thì điều kiện ngoại cảnh vẫn là yếu tố quan trọng cần tìm hiểu tường tận.

- Quan sát tổng thể trở lại: Bước này thực hiện với mục đích kiểm tra lại các

kết luận đã có qua hai bước trên. Nhìn trở lại cây bệnh hoặc ruộng bệnh với khu vực chung quanh. Quan sát kỷ điều kiện ngoại cảnh của khu vực. Chú ý đến phèn hoặc mặn tùy khu vực; sự khô hạn hoặc úng thủy; tình trạng chất hữu cơ đang phân hủy trong đất ruộng ngập nước, vv...

- Xác định bệnh: Qua kết quả quan sát triệu chứng của bệnh bên trên, dựa vào kinh nghiệm có sẵn hoặc dựa vào tài liệu, có thể biết được đó là bệnh gì. Nếu là bệnh lạ, chưa từng biết thì tốt nhất là nhờ đến các nhà chun mơn về bệnh cây xác

50

định giúp. Nên ghi chép kỷ các triệu chứng đã quan sát được bên trên và lấy mẫu nếu là bệnh do ký sinh, mang đến các cán bộ chuyên môn nhờ xác định giùm.

Việc lấy mẫu để nhờ giám định cũng rất quan trọng. Cần đánh giá xem là bệnh cục bộ trên cành lá hoặc bệnh do gốc rễ gây nên mà thu mẫu cho đầy đủ thì các chun gia mới có thể giám định giúp được. Với bệnh ở gốc rễ mà chỉ thu mẫu lá thì khó có thể chẩn đoán đúng được. Với lúa hoặc hoa màu ngắn ngày, tốt nhất là bứng cả bụi, cịn đất cho cây khơng héo. Còn đối với cây lâu năm, nên bới đất ở gốc, rễ cây bệnh lên để quan sát và ghi nhận các hiện tượng bất thường, kết hợp với

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)