Nguồn khấu hao cơ bản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát huy vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty may chiến thắng (Trang 42 - 44)

Nh đã trình bày ở phần lí luận chung, TSCĐ của công ty khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ không tránh khỏi hao mòn( bao gồm cả hao mòn hữu hình và vô hình), giá trị hao mòn đó đợc chuyển dịch vào giá trị sản phẩm và gọi là khấu hao TSCĐ, sản phẩm đợc sản xuất ra sau khi tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ trên đợc giữ lại và tập trung vào một quỹ. Quỹ này đợc sử dụng nhằm mục đích tái sản xuất giản đơn TSCĐ và đợc gọi là quỹ khấu hao cơ bản. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới hiện đại hóa TSCĐ thì quỹ khấu hao cơ bản có thể đợc sử dụng linh hoạt nh một nguồn để tái sản xuất mở rộng TSCĐ.

Theo quy định của Nhà nớc, kể từ năm 1994 toàn bộ số tiền khấu hao cơ bản đợc để lại tại công ty, công ty có toàn quyền quản lý và sử dụng quỹ khấu hao. Quy định này đã có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu t đổi mới tài sản.

Dựa trên bảng Cân đối kế toán tại công ty May Chiến Thắng vào 31/12/1999 ta thấy:

Tổng nguyên giá TSCĐ: 46.681.811.116 Đ trong đó

• TSCĐ hình thành từ nguồn vốn NSNN: 10.261.143.504 Đ • TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung:13.266.888.695 Đ • TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay:23.153.778.917 Đ

Trong việc tính và trích khấu hao TSCĐ công ty thực hiện tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao bình quân chung cho nhóm TSCĐ( tỷ lệ này công ty đã đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên) cụ thể nh sau: (Bảng 6)

Với mức trích thực tế nh trên nên trong năm 1999 toàn bộ số tiền khấu hao trích trong năm đợc thể hiện qua bảng sau: (Bảng 7)

Với mức trích khấu hao nh ở bảng trên thì số tiền khấu hao TSCĐ trích trong năm 1999 sẽ đợc sử dụng trong năm 2000 nh sau:

Tổng mức trích trong năm: 3.140.693.173 Đ • Sử dụng để tái đầu t TSCĐ: 1.582.936.230 Đ • Sử dụng để trả nợ vay: 1.557.756.942 Đ

Toàn bộ số tiền 1.582.936.230 Đ (chiếm 11,72% nhu cầu vốn cần huy động) công ty có thể dành cho dự án đổi mới thiết bị công nghệ trong thời gian tới. Bên cạnh đó trong những năm tới công ty lên tăng tỷ lệ khấu hao bình quân chung lên tới mức trích tối đa nhằm mục đích khấu hao nhanh các TSCĐ đang sử dụng, nh vậy vừa giảm đợc hao mòn vô hình vừa tăng thêm đợc số khấu hao cơ bản phục vụ cho đổi mới thiết bị công nghệ. Nếu trong năm 2000, công ty thực hiện trích khấu hao TSCĐ với tỷ lệ tối đa thì có thể huy động đợc thêm một khoản vốn nữa đáp ứng cho nhu cầu đổi mới TSCĐ mà trọng tâm là thiết bị công nghệ (Cụ thể nh ở bảng 8)

Nh vậy, nếu trong năm 2000 công ty thực hiện trích khấu hao theo tỷ lệ tối đa thì số tiền khấu hao cơ bản sẽ vào khoảng 3.801.385.100 Đ trong đó công

thiết bị tức là đạt khoảng 14,68% nhu cầu vốn cần thiết cho công việc này (nhu cầu vốn là 13,5 tỷ Đ). Tuy nhiên, công ty cần cân nhắc nếu trong năm 2000 việc áp dụng tỷ lệ khấu hao bình quân ở mức tối đa có ảnh hởng lớn tới giá thành sản phẩm, tới doanh thu và lợi nhuận,..nếu sự tác động này ở mức có thể chấp nhận đợc thì đây là một giải pháp rất có triển vọng để tăng khả năng huy động vốn tại công ty trong thời gian tới.

Về phần TSCĐ, công ty cũng cần lu ý tới việc xử lý các TSCĐ h hỏng đá khấu hao hết ở các năm trớc và hiện vẫn còn sử dụng. Theo tính toán tại công ty số lợng TSCĐ này có giá trị khoảng 2.949.756.248 Đ. Công ty nên có biện pháp xử lý nhanh các tài sản này để bổ sung thêm vốn cho việc đổi mới thiết bị sản xuất. Thông thờng, số tiền thu đợc với các tài sản đợc thanh lý này chỉ vào khoảng 10% nguyên giá TSCĐ, thậm chí còn dới 10% nguyên giá TSCĐ. Nếu xử lý đợc số TSCĐ này sẽ giúp công ty thu hồi đợc vốn, giải phóng đợc mặt bằng sản xuất, đỡ tốn các chi phí bảo quản tài sản,.. đồng thời bổ sung thêm một khoản vốn khoảng 249.975.625 Đ ( nếu giá thanh lý bằng 10% nguyên giá tài sản) cho việc đầu t đổi mới tài sản.

Nh vậy, từ nguồn khấu hao cơ bản và thanh lý nhợng bán các TSCĐ trong năm 2000 công ty có thể huy động đợc khoảng 3.814.983.561 Đ (chiếm

28.25% tổng nhu cầu vốn cần huy động.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát huy vốn đổi mới máy móc thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm may tại công ty may chiến thắng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w