Đối vói nguồn vốn ODA:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế việt nam (Trang 60 - 65)

I. Nguồn vốn trong nưóc:

2. Đối vói nguồn vốn ODA:

Với tên gọi là nguồn vốn hỗ trợ phát triến chính thức, và trên thực tế, nguồn vốn này hầu như chỉ chảy theo chiểu tù’ các nước phát triển sang các nước đang phát triển ta đã phần nào thấy được vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với sự phát triến kinh tế của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam cũng vậy, đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng trong quá trình cải thiện cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh trong nước và góp một phần rất lớn trong việc tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những biện pháp nhằm tạo niềm tin cho các nhà tài trợ khi quyết định tài trợ vốn cho Việt Nam để tù’ đó, thu hút ngày càng nhiều nguồn tài trợ từ các quốc gia và tố chức trên thế giới đế phục vụ cho công cuộc xây dựng nền kinh tế hiện đại, năng động với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu mởi của nền kinh tế.

2. ì Đôi mới và đây mạnh công tác quy hoạch:

Trước hết, cần phải thực hiện tốt các công tác quy hoạch nhằm định hướng thu hút đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực phù hợp vói tiềm năng, lợi thế phát triến, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vũng: Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc xây dụng quy hoạch tống thể kinh tế xã hội đặc biệt là việc phát triến cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Tiếp theo đó, cần đầu tư đúng mức vào nguồn lực để đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dụng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi trước một bước làm cơ sở cho việc cấp phép xây dụng và định hướng cho công tác đầu tư. Chú trọng quy hoạch chi tiết các trung tâm cụm xã, các xã phường, các điểm dân cư, các điểm nút giao thông quan trọng, các khu du lịch... cần đối mới phương pháp, cách làm quy hoạch, quy hoạch phải phù hợp với cơ chế thị trường, cần

thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và phải có sự lồng ghép giữa quy hoạch ngành và lãnh thố. cần sử dụng có hiệu quà năng lực của các tố chức tư vấn hiện có trong tỉnh, ngoài ra cần tranh thủ các tố chức tư vấn trong nước, các trường Đại học, các Bộ, ngành TW, tư vấn quốc tế đế lập quy hoạch. Công bố công khai các quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi phê duyệt được trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại các vùng dự án đế nhân dân và các nhà đầu tư biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện xây dựng theo đúng quy hoạch.

2.2 Nâng cao năng ỉực trong việc thu hút và sử dụng ODA:

Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dụng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực hiện. Trước mắt cần đấy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Tiến hành tống kết công tác đối ngoại để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút nguồn vốn ODA. Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, đồng thời xây dựng cơ chế vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức hội

thảo vận động xúc tiến đầu tư trên CO' sở các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương và

những lĩnh vục cần ưu tiên cho đầu tư phát triển. Huy động mọi nguồn lực để tăng cường công tác vận động các nhà tài trợ.

- Giải quyết tốt vấn đề đất đai:

Thực hiện tốt các quy định của Luật Đất đai và các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn về đất đai. Đẩy nhanh việc quy hoạch sử dụng đất nhằm phục vụ tốt hơn, kịp thời cho phát triến kinh tế xã hội của các vùng và thu hút các dự án đầu tư. Tập trung chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư và cần coi đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành nhằm bảo đảm khởi công và hoàn thành chương trình, dự án theo đúng tiến độ đã được thoả thuận với nhà tài trợ. cần có sự phối hợp một cách tích cực đồng bộ với các nhà đầu tư để giải quyết dứt điểm theo từng dự án. Thực hiện tốt các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật, đặc biệt, tập trung làm tốt công tác quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất, khắc phục cơ bản tình trạng dự án chờ đất, giải quyết nhanh chóng các thủ tục

về giao đất, cho thuê đất, các dịch vụ về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Xây dựng khung giá đất phù hợp với thị trường và thực trạng nền kinh tế , coi đây là một trong những yếu tố tạo thế cạnh tranh về thu hút đầu tư. Cần gắn trách nhiệm việc gây ách tắc, chậm tiến độ đầu tư xây dựng, cần phải quyết liệt hơn, nỗ lực mạnh mẽ hơn, dứt điểm hơn trong công tác giải phóng mặt bằng và coi đó là những nỗ lực, là những tiêu chí đế đánh giá năng lực lãnh đạo của các cấp, các ngành trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư và quản lý các dự án ODA:

Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại có trình độ chuyên môn về kinh tế và quản lý giỏi, có trình độ về ngoại ngữ, tin học, có đầy đủ bản lĩnh và năng lực đế sẵn sàng hợp tác và làm việc trong các chương trình, dự án ODA. Thực hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỳ năng làm công tác kinh tế đối ngoại, cần có kế hoạch tuyến chọn, đào tạo nguồn cán bộ có nghiệp vụ kinh tế đối ngoại, có năng lực,

đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố trí phù hợp để thực hiện tốt các chuơng trình, dự án ODA. Ket hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bống, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Có chính sách ưu đãi đặc biệt và ngân sách dành một khoản kinh phí hợp lý, thoả đáng đế thu hút nguồn chất xám, nhân tài, bố sung nguồn cho các dự án ODA. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ trong hàng ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật.

- Kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp, các ngành, đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư:

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa các ngành, đơn vị, các cấp để tù’ đó nâng cao trách nhiệm của các ngành các cấp trong xử lý công việc, đế công việc đuợc giải quyết nhanh chóng, thuận tiện. Bố sung các quy định, quy chế hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Kiện toàn cơ cấu tố chức bộ máy ở mỗi ngành, mỗi cấp, từng cơ quan trong bộ máy hành chính sao cho hợp lý; sáp nhập, lồng ghép các tố chức cơ quan tránh các bộ phận trùng lắp chức năng, nhiệm vụ, bỏ những khâu trung gian gây phiền hà, làm chậm công việc. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các chức danh theo tiêu chuấn, biên chế cán bộ công chức. Triến khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh về cán bộ công chức và các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh phòng chống tham nhũng. Các ngành các cấp cần tập trung rà soát, sửa đối, bố sung các quy định không phù hợp làm phiền hà đến người dân và doanh nghiệp theo hướng đảm bảo thủ tục đầy đủ, đơn giản, giải quyết công việc nhanh chóng. Nâng cao hiệu quả cơ chế giao dịch một cửa, tập trung vào các lĩnh vực như: giới thiệu địa điếm đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất, đăng ký kinh doanh, quản lý thuế, thấm định dự án đầu tư, cấp phép đầu tư cho các dự án. Cải tiến phương thức làm việc, thực hiện công khai, minh bạch, đổi mới lề lối, tác phong làm việc trong các cơ quan công quyền, tránh tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền trong cán bộ công chức và các cơ quan nhà nước. Tạo bước chuyến biến mạnh mẽ về môi trường đầu tư thông thoáng, đơn

giản hóa các thủ tục trong đâu tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiên đâu tư, cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư cũng như các dự án ODA.

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý nhà nước:

Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tố chức thực hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị là khâu có tính chất quyết định đến việc thực hiện tốt việc thu hút và sử dụng vốn ODA. Đe cao chế độ trách nhiệm của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ trong chỉ đạo điều hành và thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công, cần đánh giá đúng năng lực đế bố trí đúng cán bộ vào các khâu công việc, kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phâm chất, kém năng lực, không phù hợp yêu cầu đối mới. Tăng cường công tác thông tin, báo cáo, công tác kiểm tra thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo cho lãnh đạo các cấp xử lý kịp thời thông tin trong quá trình chỉ đạo, điều hành nhằm phát huy nhanh những nhân tố tích cực và hạn chế kịp thời nhũng tổn thất gây ra.

Trên đây là một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư cho phát triền kinh tế.

LỜI KẾT

Nhìn lại mối quan hệ giừa hai nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài trong việc thúc đấy tăng trưởng và phát triến kinh tế ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta có thể thấy được những thành tựu đã đạt được cũng như hạn

chế cần phải khắc phục khi đưa mối quan hệ này áp dụng vào thực tiễn để tù- đó đưa ra được

những kiến nghị, giải pháp khắc phục những tồn tại đó.

Có thể thấy rằng, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết đinh, nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình phát triến kinh tế đất nước. Đối với mỗi quốc gia, tỷ lệ hai nguồn vốn này có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi nước cũng như nhu cầu đầu tư ở mỗi giai đoạn phát triến khác nhau. Ớ Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã có những nhận định đúng đắn đối với vai trò của đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là hai nguồn

vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Nó được đánh giá là động lực to lớn trong thời kỳ xây dụng, đối mới hướng đến xây dụng một nền kinh tế phát triển, năng động và hiện đại. Với mục tiêu đó, nhà nước ta đã và đang nhanh chóng hoàn thiện các chính sách kinh tế cũng như các biện pháp ưu đãi phù hợp dựa trên những nguyên tắc kinh tế thị trường nhằm tháo gỡ những khó khăn đang còn tồn tại, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc tích cực đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế, phát huy nhừng tiềm lực kinh tế của đất nước cũng đang góp phần rất lớn làm cho nước ta trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư trên thế giới.

Tăng cường sức mạnh kinh tế, khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, đây là mong muốn mà mọi quốc gia trên thế giới đều hướng tới. Và không nằm ngoài mục tiêu đó, Việt Nam đang nỗ lực hết mình, phát huy mọi thực lực tiến tới toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và vươn lên bắt kịp với các quốc gia phát triến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế đầu tư- NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2010

2. Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - TS. Đinh Đàm Ánh Thủy 3. Giáo trình kinh tế phát triển - NXB ĐH Kinh tế Quốc dân 2008

4. Tống cục thống kê

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w