Việt Nam và UNCATD

Một phần của tài liệu Hội nghị của liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (Trang 28 - 33)

1.3 .Vai trị chính và chức năng của tổ chức UNCTAD

4 Việt Nam và UNCATD

4.1 Giới thiệu chung

Việt Nam chính thức trở thành viên của Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/9/1977 với Nghị quyết 32/2 phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp lần thứ 31[3]. Theo Nghị quyết 1995 (XIX) phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 19[2], thành viên của Liên Hiệp Quốc cũng đồng thời sẽ là thành viên của UNCTAD. Do đó, với việc trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam cũng đồng thời trở thành thành viên của UNCTAD.

Với việc trờ thành viên của UNCTAD, Việt Nam tham dự phiên họp UNCTAD lần thứ 5 diễn ra từ ngày 7/5/1979 đến ngày 3/6/1979 tại Manila, Phillipines[12]. Đây cũng là phiên họp đầu tiên của Việt Nam tại UNCTAD.

Việt Nam tiếp tục tham dự các hội nghị UNCTAD lần thứ 6 diễn ra từ ngày 6/6/1983 đến ngày 30/6/1983 tại Belgrade (Serbia); hội nghị UNCTAD lần thứ 7

diễn ra từ ngày 9/7/1987 đến ngày 3/8/1987 tại Geneva, Thụy Sĩ; hội nghị UNCTAD lần thứ 8 diễn ra từ ngày 8/2/1992 đến ngày 25/2/1992 tại Cartagena, Colombia; hội nghị UNCTAD lần thứ 9 diễn ra từ ngày 27/4/1996 đến ngày 11/5/1996 tại Midrand, Nam Phi; hội nghị UNCTAD lần thứ 10 diễn ra từ ngày 12/2/2000 đến ngày 19/2/2000 tại Bangkok, Thái Lan; hội nghị UNCTAD lần thứ 11 diễn ra từ ngày 13/6/2001 đến ngày 18/6/2004 tại São Paulo, Brazil; hội nghị UNCTAD lần thứ 12 diễn ra từ ngày 20/4/2008 đến ngày 25/4/2008 tại Accra, Ghana và dự kiến sẽ tham gia hội nghị UNCTAD lần thứ 13 diễn ra từ ngày 21/4/2012 đến ngày 26/4/2012 tại Doha, Qatar.

4.2 Hoạt động của Việt Nam tại các Hội nghị UNCTAD

Bảng 3: Tóm tắt hoạt động của Việt Nam tại các Hội nghị của UNCTAD

Hội nghị Hoạt động của Việt Nam

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 5[n]

+Bỏ phiếu thuận cho nghị quyết 120 (V) về vấn đề tham gia vào hoạt động hàng hải quốc tế và sự phát triển hoạt động thương mại đường biển của các nước đang phát triển.

+Bỏ phiếu thuận cho nghị quyết 121 (V) về vấn đề hỗ trợ tài chính và

cơng nghệ hàng hải cho các nước đang phát triển.

+Bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết 108 (V) về vấn đề khai thác tài

nguyên dưới đáy biển.

+Bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết 109 (V) về vấn đề Hỗ trợ cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các quốc gia được các tổ chức chính phủ khu vực cơng nhận.

+Bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết 135 (V) về vấn đề Bày tỏ lòng biết ơn đối với những nỗ lực và đóng góp Chính phủ và nhân dân Phillipines cho thành công của Hội nghị.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 6[o]

+Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết 157 (VI) về vấn đề Bù đắp về tái chính cho những nước đang phát triển bị sút giảm về xuất khẩu. +Bỏ phiếu thuận thông qua nghị quyết 146 (VI) về vấn đề Hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Palestine.

+Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết 147 (VI) về vấn đề Hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Namibia và Nam Phi.

+Bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết 152 (VI) về vấn đề Không chấp nhận các phương pháp đo lường kinh tế bắt buộc mà các quốc gia phát triển muốn các quốc gia đang phát triển áp dụng vì những tác động tiêu cực của các phương pháp này.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ

+Bỏ phiếu thuận thông qua Nghị quyết 169 (VII) về vấn đề Nền kinh tế của người Palestine.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 8[15]

UNCTAD đã đưa ra tuyên bó chung của Hội nghị lần thứ 8, trong đó: +Nêu lên những thách thức và triển vọng cùa thương mại quốc tế trong thập niên 1990.

+Các chính sách mang tính định hướng về vấn đề nâng cao năng lực quản lý cấp quốc gia và quốc tế và vấn đề phát triển bền vững.

+UNCTAD trong bối cảnh mơi trường kinh tế và chính trị có nhiều thay đổi. +Đề ra các chính sách và giải pháp. Hội nghị UNCTAD lần thứ 9[17]

+Quyết định về vấn đề tham gia của các nước đang phát triển trong việc xây dựng các Hiệp định của vịng đàm phán Uruguay.

+UNCTAD được giao phó trách nhiệm xây dựng sự đồng thuận giữa các quốc gia đang phát triển trước khi các quốc gia này tham gia vào các vòng đàm phán của WTO.

+Trọng tâm của phiên họp là sự hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+Thứ trưởng Nguyễn Xuân Quang phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ 245 ngày 1/4/1996.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 10[18]

Các quốc gia đã đưa ra tuyên bố chung Bangkok

+Các quốc gia nên cân nhắc kỹ hơn trong các chính sách phát triển, sử dụng tồn cầu hóa như cơng cụ để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia. +Tồn cầu hóa đem đến lợi ích cho các quốc gia nhưng đồng thời cũng có thể đem lại những bất lợi cho các quốc gia kém phát triển.

+Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra ở châu Á đã có những tác động lên hầu hết các quốc gia đang phát triển. Với sự nỗ lực của Chính phủ và nhân dân các nước cùng với sự hợp tác quốc tế đã giúp các quốc gia vượt qua khugn3 hoảng, hồi phục và tăng trưởng.

+Hậu quả của cuộc khủng hoảng vẫn còn những ãnh hưởng nhất định đối với các quốc gia. Điều này đỏi hỏi các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa, đồng thời các quốc gia cần tăng cường hợp tác để phát triển bền vững, tận dụng cơ hội tồn cầu hóa mang lại và hạn chế những tác động của tồn cầu hóa.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 11[19]

Hội nghị đã đạt đước sự nhất trí cao giữa các quốc gia. Đồng thời đưa ra tuyên bố gồm 15 điều nhấn mạnh những nhiệm vụ của UNCTAD trong hoạt động thương mại và phát triển.

Hội nghị UNCTAD

lần thứ 12[20]

+Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao và những bất ổn của nền kinh tế thế giới, Hội nghị đã đi đến kết luận về vấn đề Tăng cường những nỗ lực quốc tế nhằm đem lại lợi ích của tồn cầu hóa đến với hàng triệu người gặp bất lợi.

+Thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng các giữa các quốc gia, hồn thành mục tiêu Thiên niên kỉ trong đó có việc giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo vào năm 2015.

4.3. Những hỗ trợ của UNCTAD cho Việt Nam

Tại Việt Nam, UNCTAD đã triển khai các hoạt động của mình trong việc hỗ trợ các cơ quan Chính phủ trong các hoạt động tài chính và quản lý nợ. Đẩy mạnh việc hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế, thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế. Thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, tiến dần đến việc xóa bỏ các rào cản thương mại thuế quan cũng như phi thuế quan. Xây dựng các chương trình nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho hoạt động thương mai như vận tải và logistics. Ngồi ra, UNCTAD cịn có các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hàng năm, UNCTAD thực hiện các báo về đầu tư tại Việt Nam. Thông qua báo cáo của UNCTAD, Việt Nam có thêm những ý kiến đóng góp cần thiết để cải thiện môi trường đầu tư và đề ra các chính sách kinh tế tốt hơn. Đồng thời giúp các nhà đầu tư nước ngồi có thêm thơng tin về nền kinh tế Việt Nam.

Các hoạt động khác của UNCTAD ở Việt Nam có thể kể đến như chương trình EMPRETEC dành cho các doanh nhân. Việt Nam là nước đầu tiên tại châu Á

được UNCTAD triển khai chương trình này. EMPRETEC được ghép từ hai từ

emprendedores (doanh nhân) và tecnologia (cơng nghệ). Chương trình này được

triển khai lần đầu tiên tại Argentina vào năm 1998, cho đến nay chương trình này đã được triển khai ở 32 quốc gia, hơn 200.000 người đã được đào tạo thơng qua chương trình, giúp họ tạo lập và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, qua đó tạo thêm hàng ngàn việc làm mới.

Một dự án khác được UNCTAD triển khai và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam là dự án E-Regulations. Thông qua website http://vietnam.eregulations.org/, mọi thông tin về các bước triển khai đầu tư dự án tại 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được cung cấp đến các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc làm thủ tục đề đầu tư Việt Nam. Qua đó thu hút hiệu quả hơn vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tóm lại, với tư cách là thành viên của UNCTAD, Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực để đóng góp cho hoạt động chung của UNCTAD. Đồng thời, UNCTAD cũng tích cực hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phát triển kinh tế, cải thiện năng lực quản lý.

KẾT LUẬN

Thông qua những tổng hợp về các hoạt động và các kết quả đạt được của tổ chức, một lần nữa khẳng định rằng sự tồn tại của UNCTAD là có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển mang trong mục tiêu hội nhập kinh tế - xã hội và hợp tác toàn diện để được phát triển bền vững hơn.

Trải qua 13 kỳ hội nghị, UNCTAD dường như ngày càng “trưởng thành” hơn, điều đó thể hiện qua cơng tác lãnh đạo và tổ chức hoạt động và các cống hiến của tổ chức. Hơn thế nữa, nhiệm vụ và mục tiêu của mỗi kỳ hội nghị được đưa ra ngày càng cụ thể hơn về nội dung, hồn thiện hơn về hình thức, đáp ứng kịp thời các nhu cầu hiện hữu cho các quốc gia thành viên.

Trong thời đoạn hội nhập ngày nay, khi mà nền kinh tế thế giới chuyển biến không ngừng, UNCTAD, cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế khác trên thế giới, luôn nỗ lực và cố gắng làm tốt hơn nữa vai trị của mình. Mặt khác, UNCTAD có thể là nhà tham vấn về các chính sách kinh tế cho các nước, thông qua các kết quả thống kê, tổng hợp, thơng qua các báo cáo thường kỳ, UNCTAD có thể đưa ra các nhận định và đánh giá, từ đó cung cấp các dự báo cần thiết cho các chuyên gia kinh tế các nước khi cần thiết. Một điều nữa mà UNCTAD cũng đã làm tốt đó là tổ chức liên kết với các cơ quan, tổ chức khác trong khi triển khai hoạt động, UNCTAD cũng đã và sẽ tiếp tục duy trì, phát triển các mối quan hệ ấy hơn nữa, sao cho hoàn thành tốt nhất những kế hoạch đã đề ra,…

Năm 2012 là một năm với nhiều dự báo đầy biến động, tác động đến nền kinh tế và thương mại tồn cầu. Dự báo ấy đặt chính trong bối cảnh môi trường tự nhiên đang dần bị biến đổi, mơi trường chính trị - xã hội bất ổn định, nền kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi một tổ chức kinh tế quốc tế như UNCTAD phải thật sự sẵn sàng, để có thể đưa ra những kế hoạch và biện pháp tốt nhất để đạt được kết quả mong muốn. Đây cũng chính là điều làm cho UNCTAD trở nên đặc biệt hơn các tổ chức quốc tế khác. UNCTAD luôn hoạt động đảm bảo sao cho hài hịa mọi mặt, khơng chỉ riêng mục tiêu tăng trưởng kinh tế thế giới, gắn chặt đó là sự bình ổn trong chính trị giữa các nước, xã hội chung phải được công bằng, an ninh, môi trường sống phải được giữ vững,... UNCTAD đã thật sự gắn kết với tổ chức Liên Hiệp Quốc, hỗ trợ tối đa cho tổ chức, cùng tổ chức hồn thành mục tiêu chung đó là hịa bình và phát triển cho thế giới.

Một phần của tài liệu Hội nghị của liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)