Tăng cường công tác an ninh

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam (tập 14 từ năm 1975 đến 1986) phần 2 2 (Trang 88 - 89)

II. TIÉN TỚI XÓA BỎ Cơ CHÉ TẬP TRUNG QUAN LIÊU, BAO CÁP, THỰC HIỆN HẠCH TOÁN KINH DOANH XÃ HỘ

1. Tăng cường công tác an ninh

Trong thời kỳ này, trên lĩnh vực an ninh, quân và dân cả nước phải tiến hành đấu tranh liên tục chống các kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch.

Nhằm phục vụ việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các ngành và công an đã tập trung sức tăng cường cơng tác phịng ngừa, đấu tranh bảo vệ kinh tế, chống các thế lực thù địch phá hoại việc thực hiện đường lối chính sách kinh tế và các cơ sở vật chất - kỹ thuật. Nhiều ngành đã chủ động cùng với lực lượng công an xây dựng kế hoạch bảo vệ theo ngành, kế hoạch bảo vệ các cơng trình trọng diem. Nhiều ngành, nhiều cơ quan xí nghiệp đã kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống các phần tử phá hoại với chống các tội phạm khác và chống các hiện tượng tiêu cực. Đối với một số vấn đề nổi lên, công an địa phương đã tập trung đấu tranh chống các hoạt động buôn lậu quốc tế qua đường vận tải viễn dương, đường hàng không dân dụng, đấu tranh chống sản xuất, tiêu thụ tân dược giả, chấn chinh một bước hoạt động ngoại thương theo đúng quy định của N hà nước, trấn áp nhiều phần tử chống đối ngóc đầu dậy. do đó đã kịp thòi phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả âm mưu của các lực lượng thù địch phá hoại một số mục tiêu kinh tế quan trọng, lấy cắp bí mật của các cơng trình kinh tế trọng điểm. Đối với các vụ phá hoại, nghi phá hoại kinh tế xảy ra, lực lượng an ninh đã tập trung điều tra truy xét kết luận và xử lý.

Đặc biệt công tác đấu tranh chống các hành động cắt phá dây điện thoại, dây tải điện, được các cấp ủy chính quyền các địa phương quan tâm chi đạo. Bộ Nội vụ ra Thông cáo số 04 về nghiêm cấm cắt trộm, mua bán, chứa chấp trái phép dây điện. Và cùng với ngành bưu điện, điện lực tổ chức hội nghị chuyên đề về kế hoạch

Chương III. T h ự c hiện kế hoạch 5 năm lần th ứ ba...

bảo vệ. Một số địa phương đã chú trọng phát động quần chúng, đề ra các quy chế cụ thể giao cho từng đội sản xuất, từng hộ gia đình bảo vệ đường dây; đồng thời, tăng cường các biện pháp ưinh sát, tuần tra, kiểm soát và mở các đợt kiểm tra hành chính các nơi tàng trừ, sừ dụng trái phép các loại dây điện, s ố vụ cắt trộm dây điện thoại, dây tải điện giảm hơn 70% so với năm 1982, nhiều huyện giảm cơ bản và có khả năng loại trừ tình hình này. Cơng tác kiểm ưa, xử lý bọn cắt phá, tiêu thụ dây điện cũng có kết quả hơn (khám phá 400 vụ, bắt 714 phần tử phá hoại, ưộm cắ p ...).

Tuy nhiên, hoạt động phá hoại kinh tế cùa các thế lực thù địch vẫn rất nghiêm trọng, số vụ phá hoại, nghi phá hoại kinh tế phát hiện nhiều hơn năm 1982 (159/141 vụ). Công tác bảo vệ kinh tế, đấu tranh chống địch phá hoại kinh tế tuy có bước chuyển biến nhưng vẫn đang là khâu rất yếu kém 1.

Công an các cấp đã chủ động phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao thêm một bước về cảnh giác cho quần chúng.

Thi hành Chỉ thị số 106 của Ban Bí thư, các địa phương đã đẩy mạnh công tác phát động quần chúng chống các hành động vượt biên trái phép trốn ra nước ngoài, ra các quy định về quản lý bờ b iế n , b ế n b ãi, n g ư ờ i là m n g h e trcn b ic n , k c t h ạ p với tă n g c ư ờ n g công tác trinh sát đặc tình, phát hiện ngăn chặn nhiều vụ vượt biên. Trấn áp mạnh các phần tử tổ chức, câu móc người trốn (bắt 1.130 phần từ tổ chức câu, móc vượt biên), nên số người vượt biên giảm so với năm 1982 (27.000/54.620). Tỷ lệ bắt giữ lại nhiều hơn, tuy nhiên tình hình trốn đi nước ngoài trong tùng thời gian, ờ từng địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Một số người là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước thối hóa, biến chất cũng trốn đi, có vụ rất nghiêm

Một phần của tài liệu Lịch sử việt nam (tập 14 từ năm 1975 đến 1986) phần 2 2 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)