Biểu diễn các hình thức FDI của Singapore ở Việt Nam năm 2011

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ singapore (Trang 26 - 47)

ở Việt Nam năm 2011

Đơn vị : %

Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư

2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀOVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2011

2.5.1. Kết quả thu hút FDI của Singapore đối với nềnkinh tế Việt Nam kinh tế Việt Nam

Nhìn chung, tình hình thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Số lượng vốn cũng như qui mô các dự án FDI của Singapore vào Việt Nam ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tính đến 31/12/2011, số dự án còn

hiệu lực đã lên tới 968 dự án với vốn đăng ký trên 24 tỷ USD,các dự án có qui mơ vốn lớn cũng gia tăng.

Các lĩnh vực các nhà đầu tư Singapore đầu tư vào Việt Nam cũng là khá đa dạng như kinh doanh bất động sản, xây dựng, công nghiệp chế biến – chế tạo, nghệ thuật - giải trí, dịch vụ lưu trú và ăn uống…Có thể nói, các nhà đầu tư Singapore đã có mặt ở hầu hết trong các lĩnh vực trong nền kinh tế nước ta.

Các nhà đầu tư Singapore hoạt động tại Việt Nam thường được đánh giá là các nhà đầu tư hiệu quả nhất. Các dự án FDI của Singapore đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội như :

Bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần hỗ trợ cho việc tăng vốn đầu tư phát triển nền kinh tế toàn xã hội, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khắc phục được tình trạng thiếu vốn trong nhiều năm qua, từ đó tạo tiền đề để tăng khả năng tái sản xuất xã hội cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.

Các nhà đầu tư của Singapore xin tăng vốn tại Việt Nam vừa qua hầu như đều là những tập đoàn kinh tế lớn của Singapore. Các tập đồn này đã tham gia tích cực vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đem lại giá trị kinh tế lớn cho nước ta.

Góp phần cải thiện cán cân thương mại

Thông qua các dự án liên doanh và hợp doanh của Singapore với Việt Nam về những ngành công nghiệp, dầu khí và nhất là các dự án đầu tư vào khách sạn, du lịch và dịch vụ, thuỷ hải sản.. Việt Nam đã có thêm nhiều dự án đầu tư, mở rộng được sản xuất, tăng doanh thu xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, hạn chế tình trạng nhập siêu liên tục trong những năm vừa qua.

Góp phần cải thiện tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém

Các nhà đầu tư của Singapore với việc đầu tư vào xây dựng, bất động sản đã xây dựng hồn chỉnh cơ sở hạ tầng có chất lượng cao của nhiều khu cơng nghiệp của Việt Nam nhằm tạo nên sự thuận lợi trong việc sản xuất. Điều này đã góp phần cải thiện tình trạng cơ sở hạ tầng còn yếu kém ở Việt Nam, giúp cho quá trình sản xuất và phân phối được tốt hơn.

Góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Hoạt động đầu tư FDI của Singapore cũng đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ giúp cải thiện cơ cấu kinh tế vốn lĩnh vực nông

– lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của nước ta từ trước tới nay.Giúp Việt Nam bắt nhịp với xu hướng kinh tế chung của các nước phát triển trên thế giới.

Tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao thu nhập và cao tay nghề cho người lao động Việt Nam

FDI của Singapore đã giúp giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho các cơng nhân vốn có tay nghề chưa cao ở nước ta. Ước tính số cơng nhân Việt Nam hiện nay làm việc cho các cơng ty có vốn đầu tư của Singapore lên đến hơn 1.000.000 người. Các công ty Singapore đã thu hút số lao động nhiều như Honda với 7000 lao động, công ty Fujitsu trên 3000 lao động. Năm 2007 , Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất lớn nhất của Canon với lực lượng lao động đông đảo 13.000 nhân viên, con số này vượt qua các nhà máy của hãng tại Trung Quốc cũng như Thái Lan.

Bên cạnh đó, các dự án FDI đã giúp nâng cao thu nhập cho người cơng nhân, góp phần cải thiện đời sống cho họ. Mức lương bình quân của những người công nhân này là khoảng từ 80 – 100$/người ,cao hơn mức bình quân chung của các công nhân trong các doanh nghiệp trong nước. Theo điều tra của công ty Nikei Shimbun ( Singapore) tại Việt Nam thì tiền lương của một lao động tại các cơng ty có vốn đầu tư Singapore tại Việt Nam trung bình là khoảng 1.486USD/người/năm so với Trung Quốc trung bình là khoảng 2.292 USD/người/năm và Thái Lan trung bình là khoảng 2.895 USD/người/năm.

Điều đáng chú ý ở đây là số lao động này tập trung nhiều vào các lĩnh vực cơng nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Chính nhờ vậy đã giúp đào tạo tay nghề kỹ thuật cũng như nâng cao trình độ quản lý nói chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, đây đang là vấn đề vô cùng cần thiết cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Góp phần đổi mới cơng nghệ

Thơng qua các dự án FDI, Singapore đã đem đến cho Việt Nam một sự tiếp cận với rất nhiều những công nghệ mới, công nghệ hiện đại được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong các ngành như : tìm kiếm thăm dị và khai thác dầu khí, sản xuất vi mạch điện tử , ngành bưu chính viễn thơng, sản xuất ơ tơ, sản xuất máy tính, hóa chất… Những dự án này đã đóng góp đáng kể để tăng khả năng cạnh tranh trong vấn đề công nghệ của Việt Nam trong bối cảnh nước ta gia

nhập WTO nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

Ngồi ra, nhờ sử dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại ở các dự án FDI, cũng kích thích các doanh nghiệp nội địa phải đầu tư vào việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ nhằm tạo ra được những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngồi trên thị trường nội địa và cũng như trên thị trường quốc tế.

Tạo điều kiện cho Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới

Singapore là một quốc gia có quan hệ kinh tế với nhiều nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Hồng Kông , Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và các nước châu Âu; tham gia vào các tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc tế như APEC, WTO, IMF… do vậy việc tiếp nhận đầu tư của Singapore cũng là bước tập dượt quan trọng giúp chúng ta nhanh chóng hồ nhập với mơi trường kinh doanh trong khu vực cũng như quốc tế .

Như vậy, mặc dù số lượng các dự án đầu tư của Singapore chưa nhiều như triển vọng và tiềm năng của Singapore, nhưng chất lượng các dự án và các nguồn vốn sử dụng rất hiệu quả, đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho Việt Nam.

2.5.2. Hạn chế trong thu hút FDI của Singapore vào Việt Nam vànguyên nhân nguyên nhân

2.5.2.1. Những hạn chế

Lĩnh vực đầu tư của Singapore vào Việt Nam tuy đã có sự phủ khắp hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế tuy nhiên tỷ trọng FDI vẫn tập trung nhiều vào công nghiệp – xây dựng, dich vụ. Lĩnh vực nông – lâm – nghiệp vẫn chưa được chú trọng đầu tư nhiều. Bởi những ngành này mang lại lợi nhuận cao. Trước đây các nhà ĐT Singapore cũng đã đầu tư vào các lĩnh vực này, họ đã có những hiểu biết nhất định về những ngành này ở thị trường Việt Nam, đồng thời, trong giai này đây cũng là xu hướng đầu tư chung của các nhà ĐTNN ở Việt Nam.

Số lượng các dự án cũng như tổng vốn FDI của Singapore vàoViệt Nam tuy có tăng trong thời gian qua song vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng trong mối quan hệ của hai nước.

FDI của Singapore vào Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn chủ yếu tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn chứ chưa có sự đầu tư đồng đều tới các tỉnh

nhỏ hơn : những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN nếu có thì chủ yếu là các dự án qui mơ nhỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp trong cả nước dẫn đến tình trạng mất cân đối, phát triển không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước...

Sự yếu kém trong chuyển giao cơng nghệ : Nhìn chung, cơng nghệ được các nhà đầu tư Singapore sử dụng trong các doanh nghiệp thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. Tuy vậy, một số trường hợp nhà đầu tư Singapore đã tìm cách để tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam bằng cách lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong công tác kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập một số máy móc thiết bị có cơng nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác vào nước ta.

Mặc dù Singapore là nước ln ở vị trí dẫn đầu trong tổng số dự án và vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam so với các nước ASEAN khác có đầu tư vào Việt Nam trong thời kỳ 2007 - 2011, nhưng đầu tư của Singapore vào Việt Nam thiếu tính ổn định và các nhà đầu tư của Singapore chưa thực sự yên tâm đầu tư, làm ăn ở Việt Nam.

2.5.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại trong hoạt động thu hút FDI của nước ngồi vào Việt Nam nói chung

Hệ thống, pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.

Trong 25 năm qua, hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư nước ngồi nói riêng khơng ngừng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động ĐTNN chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Điều này đã gây ra trở ngại cho các nhà đầu tư Singapore trong việc thực hiện đúng luật đầu tư của Việt Nam.

Tuy các chính sách ưu đãi của ta thường xuyên được rà soát sửa đổi, bổ sung nhưng còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư. Điều này đã dẫn tới tình trạng các nhà đầu tư Singapore chỉ chú trọng vào các lĩnh vực thế mạnh của họ cũng như vào các thành phố lớn, bởi nếu đầu tư vào các tỉnh, thành phố nhỏ thì họ cũng được hưởng những ưu đãi đặc biệt mà khả năng thu được lợi nhuận từ những nơi này được các nhà đầu tư Singapore đành giá khơng cao.Ví dụ: chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong lĩnh vực cơng nghệ cao, cơng nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác; chính sách ưu đãi vào những địa bàn cần thu hút đầu tư còn dàn trải giữa các địa bàn khác trong cả nước hoặc có khác thì cũng chưa nổi trội, chưa có tính đột phá. Bởi lẽ, trong 63 tỉnh/thành phố thì hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Sự phát triển của cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam, mặc dù đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn cịn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngồi, đặc biệt là hệ thống cấp thốt điện, nước, hệ thống đường giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng nghiệp.

Hạn chế về nguồn nhân lực.

Nhiều nhà ĐTNN cho rằng thiếu công nhân lành nghề là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất. Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn cịn thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao cịn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp ĐTNN. Vì vậy, lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ của Việt Nam đang ngày càng có xu hướng giảm dần. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trước, nhưng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút ĐTNN các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại...

Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp ĐTNN. Do đó, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh phụ kiện đầu vào, làm tăng chi phí, tốn thời gian, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về việc hình thành chuỗi giá trị.

Chưa thực hiện tốt cơng tác phân cấp quản lý ĐTNN

Việc phân cấp cho Ủy ban nhân dân các địa phương và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, trong quản lý ĐTNN là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động ĐTNN.

Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý phải đi kèm với luật pháp chính sách rõ ràng, hệ thống quy hoạch phải đồng bộ; năng lực của các cơ quan được phân cấp phải được nâng cao; việc báo cáo, cung cấp thông tin của địa phương lên trung ương phải kịp thời; việc kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện triệt để; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chung và cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý ở Trung ương với cơ quan quản lý ở địa phương.

Nhưng trên thực tế, những công tác này chưa được thực hiện tốt trong thời gian qua, đồng thời có hiện tượng một số địa phương trong q trình xử lý cịn thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến lợi ích lâu dài, vì lợi ích địa phương mà bỏ qua lợi ích tổng thể quốc gia. Điều này, đã có những ảnh hưởng khơng tốt đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế.

Công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các quy định về bảo về mơi trường của các doanh nghiệp cịn nhiều bất cập.

Thời gian qua, công tác này tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về bảo vệ mơi trường vẫn cịn nhiều doanh nghiệp, dự án ĐTNN chưa chấp hành tốt các quy định này, dẫn đến tình trạng gây ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng lâu dài tới đời sống của người dân và làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong mắt các ĐTNN.

Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngồi bằng các hình thức đa dạng. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn dàn trải, phân tán nguồn lực, chưa tập trung vào các đối tác cũng như các lĩnh vực trọng điểm; cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút ĐTNN trong từng

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ singapore (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)