Về mặt nhược điểm:

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh sài gòn (Trang 62 - 63)

3.1. Đánh giá chất lượng CVTD tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn

3.1.2. Về mặt nhược điểm:

Thứ nhất, dư nợ CVTD vẫn còn thấp do định hướng phát triển hiện nay của NH.

Mặc dù CVTD trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng, nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả NH thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó doanh thu từ hoạt động này cũng chưa cao. Điều này cho thấy việc phát triển của CVTD chưa tương xứng với tiềm năng của một Chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố, nơi mà người dân có nhu cầu tiêu dùng khá cao.

Thứ hai, cơ cấu dư nợ các sản phẩm CVTD chứa nhiều rủi ro.

Trong cơ cấu sản phẩm cho vay, sản phẩm cho vay chuyển nhượng, xây dựng sửa chữa BĐS của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng dư nợ cao đến 53,84% (năm 2012) trong tổng dư nợ CVTD, khi các sản phẩm CVTD còn lại doanh số và dư nợ rất hạn chế. Điều này làm dư nợ CVTD của Chi nhánh Sài Gòn phụ thuộc vào dư nợ các sản phẩm liên quan đến BĐS, mang lại nhiều rủi ro trong tương lai cho Chi nhánh khi thị trường BĐS, thị trường giá cả nguyên vật liệu có sự biến động.

Hầu như các khoản CVTD đều phải có TSĐB, cịn những khoản vay tín chấp thì đa số chỉ dành cho cán bộ nhân viên của NH, các khoản vay tiêu dùng không cần TSĐB như vay chứng minh năng lực tài chính thì chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Xem TSĐB như điều kiện đầu tiên để cho vay sẽ làm giảm đi tính cạnh tranh của NH rất nhiều, đó chỉ là nguồn thu nợ bổ sung mà thôi. Điều này hạn chế khả năng mở rộng KH cũng như khả năng nâng cao tính cạnh tranh của NH.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh sài gòn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)